adsads
Lượt Xem 561

Cả nể là gì?

“Cả” là quá thể, “nể” là nể nang. “Cả nể” nghĩa là hành động nhượng bộ, dễ dàng chấp thuận ý muốn hay lời nhờ vả mà không dám từ chối vì sợ làm phật ý đối phương. Nói dễ hiểu hơn là ai nói gì cũng nghe, ai nhờ gì cũng làm dù bản thân không hề muốn.

Chẳng hạn khi đồng nghiệp thân thiết nhờ làm giúp phần việc, dù bạn đang bị “dí deadline” nhưng vẫn nhiệt tình giúp đỡ và chấp nhận thức khuya để làm cho kịp. Hoặc khi đồng nghiệp thân thiết nhờ mua đồ ăn và café mỗi sáng, dù quán ngược đường nhưng bạn ngại từ chối nên chấp nhận thức dậy sớm hơn để mua cho kịp giờ làm…

“Cả nể nơi công sở” gây ra tác hại gì?

Chứng bệnh cả nể này gây ra rất nhiều tác hại trong công việc lẫn cuộc sống, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của bạn.

– Giảm hiệu suất công việc: Vì dành thời gian, công sức giúp đỡ đồng nghiệp nên chất lượng công việc của bản thân bị giảm sút và bạn thường xuyên trễ deadline. Điều này khiến bạn “mất điểm” và bị đánh giá thấp trong mắt Sếp, gây cản trở lộ trình tăng lương thăng chức của bản thân.

– Ảnh hưởng sức khỏe tâm lý: Luôn quan tâm đến cảm nhận và cố gắng đáp ứng nhu cầu của người khác nên bạn dễ cảm thấy bị áp lực. Lâu dần gây ra stress, lo lắng, trầm cảm và tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý cũng như tinh thần của bạn. 

– Bị lợi dụng và coi thường: Đôi khi sự nhiệt tình và tốt bụng khiến bạn bị người khác lợi dụng. Thậm chí vì dễ dàng được bạn giúp đỡ nên trong lòng đối phương cảm thấy không trân trọng và có phần coi thường bạn.

Cả nể đồng nghiệp thân thiết, xử khéo như thế nào?

Vậy khi đồng nghiệp thân thiết nhờ vả, bạn nên xử khéo thế nào để không làm phật ý đối phương?

Đừng từ chối ngay

Lập tức nói “Không” khi vừa nghe lời nhờ vả không chỉ làm mối quan hệ đôi bên rạn nứt mà còn vô tình tổn thương thể diện của đồng nghiệp. Vậy nên trước tiên bạn cứ lắng nghe vấn đề của đối phương và thể hiện sự đồng cảm. Tiếp theo, bạn nên bày tỏ sự áy náy vì không thể giúp họ giải quyết vấn đề.

Chia sẻ về khối lượng công việc lẫn deadline của mình

Hãy giải thích rõ hoàn cảnh của mình để đồng nghiệp hiểu tại sao bạn không thể giúp họ. Lý do thuyết phục nhất là khối lượng công việc lớn và deadline dồn dập. 

Chẳng hạn như: “Mình cũng muốn giúp cậu lắm nhưng hiện tại mình cũng đang bù đầu với mớ công việc đây, deadline thì đang dí ngập đầu nữa…”  

Sợ không đủ năng lực làm tốt việc được nhờ

Bên cạnh lý do bận rộn thì sợ không đủ năng lực làm tốt việc được nhờ cũng là cách từ chối khéo léo. Bạn có thể nói: “Tiếc quá, mình lại không giỏi cũng không có nhiều kinh nghiệm trong việc này. Chỉ sợ làm không tốt hay gây ra sai sót gì lại ảnh hưởng đến cậu và công ty…”

Đưa ra giải pháp thay thế

Khi không thể giúp đỡ đồng nghiệp, bạn nên đưa ra giải pháp thay thế để thể hiện bản thân rất quan tâm đến vấn đề đối phương đang gặp phải. Ví dụ: “Hay cậu nhờ chị Lan thử, chị ấy là nhân tài trong mảng này đấy. Chị Lan cũng vừa hoàn thành xong dự án nên cũng không bận mấy…”

Bạn có hay bị đồng nghiệp thân thiết nhờ vả không? Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn biết cách xử khéo để không còn cả nể làm ảnh hưởng đến công việc mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.

Xem thêm: Mỗi ngày được nộp bao nhiêu CV trên VietnamWorks?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới,...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến...

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers