adsads
shutterstock 2123956601 1
Lượt Xem 5 K

Luôn thành thật

Bạn lo lắng lời từ chối của bạn làm đồng nghiệp thân thiết thất vọng nhưng việc nói dối sẽ làm mối quan hệ của hai người gặp trục trặc. Bạn nên thành thật với đồng nghiệp của mình về lý do tại sao bạn không nhận công việc này. Tất nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên công kích nổi giận với người giới thiệu công việc cho bạn chỉ vì bạn không phù hợp hoặc nói về những đãi ngộ của công ty cung cấp cho bạn không như kỳ vọng của bạn. Thay vào đó, bạn nên nói về những lý do liên quan đến con đường sự nghiệp của bạn hoặc bạn chưa đáp ứng được những yêu cầu của công ty. 

Nếu như đồng nghiệp cũ của bạn đã giới thiệu về bạn cho nhân sự của công ty đấy thì họ có thể có mối quan hệ với công ty đó hoặc họ nghĩ đó là một nơi tuyệt vời để làm việc. Vì vậy, bạn không nên nói tiêu cực về công ty-nơi họ đang làm việc, bởi việc bạn đánh giá công ty như việc bạn đánh giá người giới thiệu bạn ở mức độ nào đó.

Theo sát vào câu chuyện của bạn

Trải qua cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, bạn nhận ra công việc không phù hợp với bản thân, bạn nên đưa ra những lý do cho người phỏng vấn, nhân sự về lý do bạn từ chối lời mời cũng giống như lý do mà bạn trình bày với đồng nghiệp của mình. Bạn sẽ gặp rắc rối nếu bạn nói với đồng nghiệp một điều nhưng bạn lại nói với nhà tuyển dụng một điều khác. Và, khi họ bắt chuyện với nhau, họ nhận ra lý do mà bạn đưa ra cho họ không hề giống nhau tí nào.

Bạn còn nghĩ ra bạn sẽ cung cấp thêm các thông tin cá nhân hoặc lý do bạn từ chối công việc cho đồng nghiệp thân thiết, nhưng bạn lại đang đặt họ vào tình huống khó xử. Những thông tin mà bạn cung cấp cho người đồng nghiệp của bạn có thể có lợi cho người tuyển dụng, nhưng họ không phải chia sẻ như thế nào với người tuyển dụng do mối quan hệ với bạn.

Nhớ việc cảm ơn

Khi nhận được lời giới thiệu, bạn đã lên kế hoạch cho việc cảm ơn đồng nghiệp cũ đã giới thiệu bạn, bằng cách đưa họ đi ăn trưa, gửi họ một món quà nhỏ hoặc hẹn đồng nghiệp cũ đó đi chơi vào ngày nghỉ thư giãn, đó là một vài cách thể hiện bạn đánh giá cao họ.

Việc nói lời cảm ơn vào những dịp này là điều cần thiết, đây là việc thể hiện bạn là một người thật lòng, là cơ hội để bạn chia sẻ rằng bản thân bạn rất vui khi nhận được sự ưu ái từ họ. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ làm điều gì đó phù hợp với mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp cũ và rằng bạn không có ý định từ chối cơ hội đó nhưng bạn cũng cảm ơn họ vì đã cho bạn một cơ hội để khám phá ra những điều mới mẻ trong công việc.

Thể hiện sự chuyên nghiệp

Việc thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc và cuộc sống thường ngày, giúp chúng ta giữ được những mối quan hệ chất lượng. Bạn gặp lại người đồng nghiệp cũ thân thiết sau khi bạn từ chối lời giới thiệu việc làm, bạn nên kiên định với những lý do mà bạn đã đề cập trước đó. Hạn chế việc nói rõ hoặc đi sâu vào những chi tiết không hợp lý để nói ra về lý do bạn quyết định từ chối lời mời. Cả hai sẽ cảm thấy khó xử khi quá tập trung vào vấn đề tại sao bạn từ chối về làm việc tại công ty đó. Bạn có thể nói về lý do bạn không nhận lời mời làm việc nhưng hãy giữ cho cuộc trò chuyện về chủ đề này thật ngắn gọn và nên chuyển cuộc trò chuyện sang một vấn đề khác mà không liên quan tới công việc.

Từ chối một lời mời không bao giờ là điều thú vị. Đừng ngần ngại việc đưa ra câu trả lời nếu bạn cảm thấy không muốn làm công việc này, bạn nên liên hệ với người tuyển dụng hay người đồng nghiệp đó ngay lập tức. Mặc dù họ có thể cảm thấy thất vọng nhưng việc bạn từ chối kịp thời sẽ giúp họ chuyển sang được ứng viên tiềm năng tiếp theo. Đừng vì sự chậm trễ của bạn khiến cho quá trình tuyển dụng của họ bị quay mòng mòng.

Bạn không nên nói những điều tiêu cực về công ty hay quy trình của công ty hoặc lời đề nghị từ công ty, bởi những điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cơ hội tuyển dụng của bạn trong tương lai. Vì thế, hãy luôn bày tỏ sự biết ơn và đánh giá cao lời giới thiệu của đồng nghiệp bạn hoặc lời mời làm việc từ phía công ty.

Xem thêm: Sếp gen Z và Sếp gen Y, có gì khác nhau trong mắt nhân viên?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Bài Viết Liên Quan

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers