adsads
Untitled design 2
Lượt Xem 4 K

Công khai mức lương và hạn chế họp hành là 2 trong số những bí quyết tạo động lực làm việc cho nhân viên và giúp họ cảm thấy vui vẻ.

Niềm vui của những nhân vật chủ lực tại công ty bạn quyết định rất nhiều đến hiệu suất làm việc, sự cam kết trong công việc và gắn bó lâu dài của họ. Tạp chí Forbes của Mỹ đề xuất 4 “con đường” dẫn tới đích đến “niềm vui cho nhân viên” mà bạn có thể cân nhắc “đi thử”.

 

1. Tạo sự minh bạch hoàn toàn

Bạn muốn tạo động lực làm việc cho nhân viên? Đừng giữ bất cứ bí mật nào. Dựa vào khảo sát của TINYPulse, minh bạch trong quản lý là yếu tố hàng đầu quyết định sự hạnh phúc của nhân viên. Các công ty đang cố gắng tạo sự minh bạch triệt để, như gửi các ghi chú cuộc họp đến toàn công ty, công khai mức lương, mở rộng giao tiếp giữa các cấp bậc nhân viên, cũng như tin tưởng và giao quyền cho nhân viên.

 

2. Kết nối nhân viên

Động lực làm việc - 4 cách giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ

Khảo sát của TINYPulse cho thấy, hạnh phúc của nhân viên nhờ vào mối quan hệ giữa đồng nghiệp cao hơn 23% so với giữa nhân viên và sếp. Sự gắn bó giữa nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định hạnh phúc trong công việc của nhân viên. Bạn có thể giúp hình thành, củng cố các mối quan hệ này qua những buổi làm việc nhóm, các bữa tiệc và dã ngoại cho toàn công ty.

 

3. “Tạm biệt” những cuộc họp

Mỗi ngày diễn ra đến 11 triệu cuộc họp. Cũng không bất ngờ khi những cuộc họp thiếu hiệu quả tiêu tốn đến 37 tỉ đô la mỗi năm và ảnh hưởng xấu đến tinh thần nhân viên. Hãy giảm hoặc thậm chí bỏ bớt các cuộc họp. Thay vào đó, tạo các cuộc đối thoại ngắn hay một tiết động não nhanh để tạo động lực cho nhân viên. Nếu như phải bắt buộc họp, nên thông báo rõ ràng mục đích và cố định thời gian diễn ra cuộc họp.

 

4. Chuyển chỗ ngồi trong văn phòng

Rất dễ cảm thấy tù túng khi phải đối diện với 4 bức tường mỗi ngày, ngồi cùng một vị trí từ ngày này qua ngày khác. Tạo cơ hội để nhân viên bạn chuyển chỗ ngồi tới nhiều vị trí và làm việc với nhiều người khác nhau sẽ giúp họ thay đổi cảnh quan và cải thiện cảm giác nhàm chán. Các nhân viên từ nhiều phòng ban làm việc gần nhau, dẫn tới các ý tưởng ngày càng sáng tạo và hay hơn.

Hãy nghĩ khác và vượt ra ngoài các giới hạn để tạo động lực làm việc cho nhân viên và khiến họ luôn cảm thấy vui tươi. Tập trung vào hạnh phúc của nhân viên, bạn sẽ thu hút nhiều ứng viên tài năng và giữ được nhân viên tài giỏi. Bạn làm thế nào để giúp nhân viên mình hạnh phúc?

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers