adsads
don xin viec va cv
Lượt Xem 1 K

Dù là sinh viên mới ra trường hay người có kinh nghiệm, bạn cũng cần chuẩn bị đơn xin việc và CV khi bắt đầu ứng tuyển một công việc mới. Đây là hai “công cụ” quan trọng giúp ghi điểm với  nhà tuyển dụng và tăng cơ hội chạm tay vào công việc mơ ước của ứng viên. Tuy nhiên, nhiều người lại đang nhầm lẫn giữa đơn xin việc và CV khiến cách trình bày bị sai lệch, không đúng trọng tâm. Vậy đơn xin việc và CV khác nhau thế nào? Cùng khám phá cách phân biệt hai khái niệm này qua bài viết dưới đây nhé!

Sự khác nhau của đơn xin việc và CV qua định nghĩa

Khi ứng tuyển vào một vị trí công việc nào đó, bạn cần gửi đến nhà tuyển dụng bộ hồ sơ xin việc trong đó có đơn xin việc và CV trước khi được gọi đến phỏng vấn trực tiếp. Cả đơn xin việc và CV đều là những tài liệu quan trọng có nội dung tương đối giống nhau nên nhiều người đã nhầm lẫn chung với nhau.

Tuy nhiên, hai loại tài liệu này đều có chức năng, vai trò và điểm mạnh khác nhau, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Khi nhà tuyển dụng yêu cầu gửi CV bạn không thể gửi đơn xin việc và ngược lại. Vậy đơn xin việc và CV khác nhau thế nào?

CV (Curriculum Vitae – sơ yếu lý lịch) là một bản liệt kê tóm tắt quá trình học tập, bằng cấp, chứng chỉ, khen thưởng, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc, vị trí đảm nhiệm, thành tích trong công việc của người đi tìm việc. Bạn cần lưu ý CV khác với bản Sơ yếu lý lịch tự thuật trình bày về gia đình, cha mẹ, người thân,…

Đơn xin việc được miêu tả giống như lá thư mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng. Nội dung của lá thư này là mong muốn được làm việc, sự tìm hiểu kỹ càng về doanh nghiệp, khả năng, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng. Trong đơn xin việc bạn không cần phải sử dụng những từ ngữ “đao to búa lớn” mà chỉ cần sử dụng từ ngữ thân mật, sinh động để thể hiện rõ cá tính của mình.

Nội dung đơn xin việc và CV khác nhau thế nào?

Nội dung trong đơn xin việc là một chuỗi thông tin có kết nối với nhau bởi các đoạn nhỏ và các từ nối. Nội dung của đơn xin việc sẽ bao gồm các phần như:

  • Lời mở đầu: Lời kính chào công ty hoặc đơn vị tuyển dụng, quốc hiệu tiêu ngữ của một văn bản hành chính. Phần này bạn nên nêu rõ tên người nhận nếu biết chắc chắn và vị trí bạn muốn ứng tuyển.
  • Phần nội dung: Phần này là để bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được thiện chí mong muốn làm việc của bản thân, những kỹ năng đáp ứng cho công việc. Bạn nên show những trình độ chuyên môn và kinh nghiệm mà bản thân có và trình bày chúng một cách logic với trình độ chuyên môn.
  • Phần kết: Nội dung phần này sẽ thể hiện mong muốn được gặp nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn gần nhất để trình bày chi tiết về khả năng cũng như thiện chí cống hiến cho công việc, công ty. Bạn cũng đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng và ký tên.
Nội dung của đơn xin việc

Nội dung trong đơn xin việc là một chuỗi thông tin có kết nối với nhau bởi các đoạn nhỏ và các từ nối

Với CV xin việc, bạn sẽ cần đảm bảo trình bày đầy đủ các nội dung quan trọng dưới đây:

  • Thông tin cá nhân: bao gồm các thông tin như họ và tên, tuổi, địa chỉ hiện tại, số điện thoại và email.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn có liên quan đến vị trí công việc và công ty đang ứng tuyển.
  • Trình độ học vấn: Ở phần này bạn hãy nêu tên trường Đại học/Cao đẳng/trung cấp, trình độ, chuyên ngành, xếp loại và điểm GPA của toàn khóa.
  • Kỹ năng: Ngoài các kỹ năng cơ bản như chuyên môn, tin học văn phòng, ngoại ngữ, bạn nên liệt kê thêm các kỹ năng có liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển để ghi điểm trong CV.
  • Kinh nghiệm: Kinh nghiệm làm việc trước đó cần liên quan đến công việc hiện tại, được trình bày ngắn gọn, trực quan và rõ ràng bằng các gạch đầu dòng. Nếu là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì nên liệt kê các hoạt động ngoại khóa, các buổi tham gia thiện nguyện và kỳ thực tập để lấp chỗ trống kinh nghiệm trong CV.
  • Một số thông tin khác: Bạn có thể làm sinh động CV xin việc bằng cách bổ sung các thông tin như thành tích, giải thưởng, chứng chỉ, hoạt động xã hội và người tham chiếu.
Bạn có thể làm sinh động CV xin việc bằng cách bổ sung các thông tin như thành tích

Kinh nghiệm làm việc trước đó cần liên quan đến công việc hiện tại, được trình bày ngắn gọn, trực quan và rõ ràng bằng các gạch đầu dòng

Với các thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết đơn xin việc và CV khác nhau thế nào về nội dung. Vậy chắc trình bày của chúng có khác nhau không?

>> Xem thêm:

Cách trình bày khác nhau của đơn xin việc và CV

Cách trình bày, sắp xếp nội dung là điểm dễ nhận ra sự khác nhau giữa đơn xin việc và CV nhất. Với mục đích chủ đạo là cung cấp thông tin nên CV sẽ được trình bày bằng những gạch đầu dòng. Phần trình bày sẽ nhấn mạnh sự kết nối khăng khít giữa thông tin của ứng viên và vị trí đang ứng tuyển dựa trên 3 yếu tố chính là trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các thông tin đính kèm như sở thích, hoạt động tham gia, người tham chiếu sẽ giúp bản CV đa dạng và ấn tượng hơn. Hơn nữa trên góc bên phải hoặc bên trái của CV sẽ có thiết kế phần hình ảnh, đây là điểm khác biệt rõ nét với đơn xin việc.

Đơn xin việc lại không bị giới hạn bởi các đề mục như trong CV mà được trình bày dưới dạng khối, có độ dài từ 1 – 2 trang giấy A4. Nội dung trong đơn xin việc cũng chỉ tập trung vào dụng ý điều hướng nhà tuyển dụng thấy được mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của công ty và kinh nghiệm của ứng viên.

Cả đơn xin việc và CV đều cần chú ý đến việc lựa chọn font chữ và lỗi chính tả, ngữ pháp. Thống nhất về cỡ chữ, tránh chữ to chữ nhỏ hoặc sử dụng quá nhiều font chữ gây rối mắt, thiếu chuyên nghiệp.

Sự khác biệt của đơn xin việc và CV qua một số phương diện khác

CV xin việc có thể được trình bày dưới dạng CV file PDF, thiết kế CV bằng word hay CV bản excel, trong khi đó, đơn xin việc thì chỉ sử dụng một hình thức đơn thuần là bản word dù là viết tay hay viết online.

Trong CV sẽ có những lời khẳng định đi kèm với dẫn chứng cụ thể còn đơn xin việc chủ yếu lại là bày tỏ về nguyện vọng của ứng viên. Nếu trong CV, thông tin được trình bày tỉ mỉ, rõ ràng thì đơn xin việc lại đề cập một cách chung chung.

Một mẫu CV chuyên nghiệp là công cụ quan trọng giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, khi tìm kiếm tuyển dụng Gò Vấp hay tuyển dụng Nha Trang, một CV ấn tượng sẽ tạo cơ hội việc làm cao hơn. Các ứng viên cần chú ý đến nội dung và hình thức của CV để phù hợp với các vị trí như việc làm Phú Quốc, việc làm Quận 7việc làm Vũng Tàu. Một CV rõ ràng, súc tích và nổi bật sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp mong muốn.

Đơn xin việc và CV được sử dụng trong những trường hợp nào?

Trong bộ hồ sơ xin việc chuẩn, CV là tài liệu cần thiết và bắt buộc mà nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu ứng viên cung cấp khi ứng tuyển việc làm. Trong khi đó, đơn xin việc lại không như thế. Đơn xin việc sẽ cần thiết khi các nhà tuyển dụng yêu cầu.

Một số ngành nghề sẽ “miễn” đơn xin việc cho ứng viên khi ứng tuyển như:

  • Các ngành đặc thù: Công nghệ thông tin, khoa học máy tính, công nghệ dữ liệu, IT,…
  • Ngành nghề thiên về kỹ năng: Telesales, Sales, nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng,…
  • Các ngành thiên về sáng tạo: Nghệ thuật, thiết kế, đồ họa,…

Hướng dẫn cách viết CV và đơn xin việc

Cách viết CV xin việc

  • Thông tin ứng viên: Bao gồm họ tên, quê quán, địa chỉ email (trình bày địa chỉ email mà bạn thường dùng, mang tính chuyên nghiệp, không dùng những địa chỉ email có ký hiệu thể hiện bạn là người thiếu chín chắn). Cần được trình bày ngắn gọn, đầy đủ ý, câu văn rõ ràng mạch lạc để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm được những thông tin cơ bản của bạn.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Cần thể hiện rõ định hướng làm nghề của bạn trong tương lai gần và dự định sau này. Phần này cần phải phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của công ty đó.
  • Kinh nghiệm làm việc: Bạn không nhất thiết phải trình bày những công việc mà bạn đã từng làm trước đó. Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, các bạn có thể trình bày những hoạt động đã tham gia khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hoặc là những công việc làm thêm mang đến những kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến công việc đang ứng tuyển, giúp cho các bạn dễ dàng làm quen nhanh hơn với nghề này.
  • Trình độ học vấn: Bạn chỉ cần ghi ra tên trường, chuyên ngành bạn đã theo học hiện tại cũng như các để tài nghiên cứu khoa học, hay các dự án cấp trường, khoa mà bạn đã tham gia có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.
  • Kỹ năng nghề nghiệp: Bạn chỉ cần liệt kê ra các kỹ năng mà bạn thấy là thích hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển mà thôi.
  •  Người tham chiếu: Khi trình bày thông tin của người tham chiếu trong CV bạn hãy liệt kê đầy đủ như sau: Họ tên của người tham chiếu, tên công ty mà họ đang làm việc, chức vụ/vị trí đang đảm nhiệm và số điện thoại liên hệ/email.
Hướng dẫn cách viết CV và đơn xin việc

Thông tin ứng viên cần rõ ràng mạch lạc để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm được

Bên cạnh việc viết, tạo CV hay đơn xin việc bằng cách thủ công thì bạn có thể sử dụng ngay CV online và đơn xin việc có trên WowCV.

Đến với WowCV, bạn sẽ được:

  • Tham khảo nhiều mẫu CV xin việc chuyên nghiệp, đa dạng mẫu mã
  • Cung cấp các mẫu CV xin việc theo ngành nghề phù hợp với nhu cầu từng ứng viên
  • Dễ dàng tạo và tải mẫu CV xin việc miễn phí chỉ với thao tác đơn giản.
  • Giao diện CV xin việc thân thiện, dễ sử dụng các tính năng.
  • Mỗi mẫu CV sẽ được đồng hóa để tạo cùng với bộ hồ sơ xin việc trực tuyến, các thông tin có sẵn trên VietnamWorks.
  • Lưu CV dưới dạng file PDF với độ bảo mật thông tin cao và có thể loại bỏ logo thương hiệu miễn phí.

Cách viết đơn xin việc

Để đơn xin việc “chạm” tới nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý những nội dung sau:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Tiêu đề đơn: Đơn xin việc
  • Kính gửi: Phòng nhân sự, tên cơ quan, công ty, doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển
  • Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ hiện tại, nghề nghiệp…
  • Thông tin cơ bản về vị trí tuyển dụng của công ty
  • Thông tin cụ thể việc ứng tuyển của bản thân
  • Các chứng chỉ liên quan

Cả CV và đơn xin việc đều có vai trò quan trọng trong quá trình ứng tuyển vào vị trí công việc yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ tỉnh táo để có thể sử dụng và phát huy tối ưu “vũ khí” này. Với các thông tin vừa được cung cấp qua bài viết hy vọng bạn đã tự tin để khẳng định đơn xin việc và CV khác nhau thế nào để ứng tuyển công việc mà bản thân mong muốn một cách tốt nhất!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: RES tuyển dụng, Becamex Tokyu tuyển dụng, Keppel Land tuyển dụng, Đại Quang Minh tuyển dụng, tuyển dụng Mỹ Tho, M Village tuyển dụng, Lasimi tuyển dụng và Ecopark tuyển dụng.

Đừng bỏ lỡ cơ hội việc làm tiềm năng đăng tải tại VietnamWorks!

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách nhanh chóng ngày càng trở thành điều kiện tiên quyết....

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ...

Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách...

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers