• .
adsads
đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường
Lượt Xem 4 K

Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của HR Insider, bạn sẽ được hướng dẫn cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường để có thể chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng nhất nhé.

Tầm quan trọng của đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Đối với ứng viên, đơn xin việc là một trong ba giấy tờ quan trọng cùng với CV xin việc và sơ yếu lý lịch tự thuật. Tất cả những thông tin được cung cấp trong ba giấy tờ này đều giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và tính phù hợp của ứng viên. Trong đó, CV xin việc thường là yêu cầu đầu tiên và được sử dụng để sàng lọc ứng viên ở vòng sơ loại. Tuy nhiên, đơn xin việc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của ứng viên, đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường, khi CV của họ thường khá sơ sài về kinh nghiệm làm việc.

Một lá đơn xin việc tốt sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và kích thích phản ứng của họ trước những năng lực của ứng viên. Điều này đặc biệt quan trọng tại nơi đòi hỏi quy trình tuyển dụng có sự chuyên nghiệp ngay từ bước ứng tuyển đầu tiên. Các chuyên gia tuyển dụng đánh giá năng lực và khả năng làm việc của ứng viên dựa trên bản CV xin việc, và quan tâm tới thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm của ứng viên dựa trên tờ đơn xin việc.

Sinh viên mới ra trường có thể tận dụng đơn xin việc để biến những hạn chế về kinh nghiệm thành một lợi thế về thái độ và trách nhiệm trong công việc. Khi hai yếu tố này được cân bằng, cơ hội trúng tuyển của sinh viên mới ra trường có thể ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn so với người có kinh nghiệm nhưng hạn chế về thái độ làm việc.

Vì vậy, đừng quên dành tâm huyết để viết một đơn xin việc tốt để đón đầu cơ hội việc làm. Không chỉ giúp bạn tiếp thị bản thân một cách tốt nhất mà còn giúp nâng cao sức cạnh tranh của ứng viên trong quá trình tuyển dụng.

Đặc điểm của đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Nội dung chính cần trình bày trong đơn

Sinh viên mới ra trường cần lưu ý rằng khi viết đơn xin việc, hình thức sẽ không bắt buộc giống các mẫu đơn trong lĩnh vực hành chính, tuy nhiên vẫn cần tuân thủ bố cục gồm 3 phần chính như sau:

  • Phần mở đầu ghi quốc hiệu tiêu ngữ và tên đơn.
  • Phần giữa trình bày thông tin cá nhân và tập trung giới thiệu về vị trí ứng tuyển, nguyện vọng làm việc, kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân.
  • Phần kết nên nhấn mạnh nguyện vọng tham gia phỏng vấn và gửi lời cảm ơn, kèm theo chữ ký của người viết.

Bằng cách nắm rõ bố cục này, bạn có thể tránh bỏ sót thông tin quan trọng và làm tăng khả năng được tuyển dụng của mình.

Tính khác biệt chỉ có ở đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Bạn có e dè trước sự thiếu kinh nghiệm của mình trong công việc? Bạn cảm thấy thiếu tự tin khi bị gắn mác “sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc”? Đừng để những suy nghĩ đó cản trở ước mơ và đam mê của bạn. Hãy tạo ra cơ hội và nắm lấy chúng, vì kinh nghiệm không tự sinh ra mà hình thành trong quá trình làm việc thực tế bằng kỹ năng vốn có.

Tính khác biệt chỉ có trong đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Tính khác biệt chỉ có ở đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Đừng nghĩ rằng bạn không có kinh nghiệm mà ngại ngùng trước nhà tuyển dụng, vì điều đó đã được họ hiểu rõ. Điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm là sự khác biệt, điểm sáng mà không phải ai cũng có. Vì vậy, hãy tập trung vào việc tạo sự khác biệt trong đơn xin việc của bạn thay vì lo lắng về kinh nghiệm. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn đang sở hữu. Đồng thời, hãy chứng minh điểm mạnh của bạn qua đam mê, ham học hỏi, sáng tạo và khả năng đón đầu xu hướng. Đây sẽ là lợi thế để bạn có nhiều cơ hội thành công!

Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường ấn tượng

Chọn mẫu đơn xin việc phù hợp với sinh viên mới ra trường

Hình thức của đơn xin việc rất quan trọng vì nó có thể quyết định việc nhà tuyển dụng có mở và đọc kỹ nội dung bạn trình bày hay không. Điều này đặc biệt khó đối với ứng viên fresher, vì họ có thể vô tình khiến cho hình thức đơn xin việc thiếu tính thẩm mỹ, quá sơ sài hoặc làm quá, khiến đơn xin việc khó theo dõi và lòe loẹt.

Một giải pháp tối ưu là sử dụng các mẫu đơn xin việc đã được thiết kế chuyên nghiệp trên các nền tảng tuyển dụng việc làm như VietnamWorks. Các mẫu đơn xin việc tại đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều sự lựa chọn với các hướng dẫn chi tiết theo ngành nghề và vị trí ứng tuyển. Giúp bạn tùy chỉnh nội dung một cách dễ dàng trong khi vẫn đảm bảo bố cục gọn gàng, màu sắc tươi sáng và hài hòa. Như vậy sẽ giúp đơn xin việc của bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và tăng cơ hội để bạn được lựa chọn cho vị trí ứng tuyển.

Cách viết các phần trong đơn xin việc

Để viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường, bạn cần tập trung vào những thông tin quan trọng nhất, đặc biệt là phần trình bày về lý do bạn ứng tuyển và giải thích vì sao bạn là ứng viên phù hợp nhất. Phần này cần được đầu tư thời gian và cân nhắc sao cho không quá dài mà lại hợp lý và ấn tượng.

Phần mở đầu

  • Họ và tên ứng viên – Vị trí ứng tuyển
  • Thông tin của người gửi (bao gồm số điện thoại, địa chỉ, email)
  • Thông tin của người nhận (nhà tuyển dụng) gồm: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email
  • Lời chào đến nhà tuyển dụng: Kính gửi [tên nhà tuyển dụng kèm chức vụ]. Trường hợp bạn không biết rõ mình đang liên hệ với ai, đừng viết chung chung hoặc lẫn tiếng Anh như “Dear Sir/ Madam”, thay vào đó hãy đề cập tới bộ phận tuyển dụng của công ty hoặc tên công ty, chẳng hạn “Kính gửi Bộ phận tuyển dụng Công ty [tên công ty].

Nếu bạn sử dụng các mẫu đơn xin việc có sẵn thì có thể không cần quan tâm đến định dạng, căn lề vì đã có form sẵn rồi chỉ việc điền nội dung.

Phần nội dung chính

Trong phần này, hãy chia ra thành 3 đoạn với 3 ý khác nhau, để có thể làm nổi bật được khả năng, kinh nghiệm của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Lấy ví dụ:

Đoạn 1: Giới thiệu về quá trình học tập và thành tích

Tôi đã có khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2022 để rèn luyện và học tập tại trường đại học với chuyên ngành chính là… Trong quá trình học tập, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng cho công việc. Ngoài ra, tôi cũng đã tham gia một số cuộc thi như… và đạt được những thành tích như… Điều này giúp tôi có được sự tự tin và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế.

 Cách viết các phần trong đơn xin việc

Hướng dẫn cách viết các phần trong đơn xin việc

Đoạn 2: Các hoạt động ngoại khóa và công việc thêm

Ngoài việc học tập, tôi cũng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa và làm thêm để trau dồi kinh nghiệm. Tôi đã tham gia câu lạc bộ… và đảm nhận vị trí… Tại đó, tôi đã có cơ hội tham gia các dự án và hoạt động nhóm để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo và làm việc nhóm. Ngoài ra, tôi cũng làm thêm tại… và được đánh giá là một nhân viên có chuyên môn cao và thực hiện công việc đúng hẹn. Những kinh nghiệm này giúp tôi có thêm nhiều kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề trong công việc.

Đoạn 3: Tính cách và kỹ năng cá nhân

Tôi là một người tỉ mỉ, cẩn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao. Tôi luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc một cách tốt nhất và đúng hẹn. Tôi cũng có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả. Bên cạnh đó, tôi có khả năng giao tiếp tốt và luôn tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp và khách hàng. Những kỹ năng và tính cách này giúp tôi có thể hoạt động tốt trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và đóng góp cho sự phát triển của công ty.

Phần kết thúc đơn xin

Đây là phần để bạn gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng đã dành thời gian xem xét hồ sơ của bạn. Nếu bạn quan tâm đến vị trí đó, hãy thể hiện nguyện vọng của mình và hy vọng sẽ được mời đến tham gia phỏng vấn để có cơ hội trao đổi kỹ hơn về công việc. Đừng quên để lại thông tin liên lạc của bạn để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn ngay khi có thể.

Khi viết đơn xin việc, điều quan trọng là phải thể hiện được kỹ năng, kinh nghiệm và sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển. Dù bạn đang quan tâm đến tuyển dụng Gò Vấp hay muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tại tuyển dụng Nha Trang, thì một lá đơn rõ ràng và thuyết phục sẽ giúp bạn gây ấn tượng. Đối với các vị trí việc làm Phú Quốc, việc làm Quận 7, hay việc làm Vũng Tàu, việc đầu tư vào đơn xin việc là yếu tố then chốt dẫn đến thành công.

Các lỗi cần tránh khi viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Khi viết đơn xin việc, bạn cần tránh các lỗi cơ bản nhưng khá nghiêm trọng sau đây để đơn xin việc thêm hoàn hảo.

  • Đầu tiên, đừng viết đơn quá dài, vì nguyên tắc là đơn xin việc không nên dài quá 1 trang. Nếu bạn viết quá dài, có nghĩa là bạn chưa thực sự hiểu rõ yêu cầu.
  • Thứ hai, các phần trong đơn xin việc cần phải rõ ràng và có logic, tránh lẫn lộn và thiếu logic, vì đây là lỗi lớn có thể khiến bạn bị loại từ vòng duyệt hồ sơ.
  • Thứ ba, đơn xin việc cần phải được viết chính tả và diễn đạt đúng, vì viết sai hoặc đọc khó hiểu sẽ là một điểm trừ đáng kể.
  • Cuối cùng, phần nội dung chính cần được viết thành những đoạn văn ngắn gọn, tránh viết quá dài để tổng thể đơn xin việc của bạn không trở nên dài dòng, kể lể và khó đọc, khó theo dõi.

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường (3 mẫu)

Mẫu 1:

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường 1

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

 

Mẫu 2:

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường 2

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

 

Mẫu 3:

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường 3

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Tạo và tải đơn xin việc cho sinh viên với ra trường trên VietnamWorks

Với sự phát triển của công nghệ, những lỗi thường gặp trong đơn xin việc có thể được khắc phục dễ dàng nếu bạn tận dụng sự tiện lợi mà Internet mang lại. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều trang web hỗ trợ ứng viên tạo đơn xin việc, trong đó VietnamWorks là một trong những trang web được nhiều người khen ngợi. Tuy nhiên, không chỉ có chức năng tuyển dụng và tìm việc làm trực tuyến, VietnamWorks còn cung cấp ứng dụng tạo mẫu đơn xin việc có sẵn trên WowCV với nội dung gợi ý dành riêng cho đối tượng là sinh viên mới ra trường. Bất kể bạn đang cần đơn xin việc trong ngành vật tư thiết bị, nhập liệu hay quản lý và nhiều ngành nghề khác, WowCV đều có những mẫu chuẩn tương ứng. Với sự hỗ trợ của WowCV, bạn chỉ cần chọn mẫu đơn xin việc phù hợp, chỉnh sửa nội dung thông tin và tải về theo các bước đơn giản.

  • Bước 1: Truy cập website VietnamWorks => Tạo tài khoản thành viên theo hướng dẫn
  • Bước 2: Chọn công cụ => WowCV
  • Bước 3: Kéo xuống chọn mẫu đơn xin việc “Sinh viên mới ra trường” => Chọn mẫu đơn theo sở thích => Bắt đầu tạo
  • Bước 4: Tải đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường về máy

Mong rằng những chia sẻ về cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường trên đây sẽ giúp bạn có những bước đi thuận lợi trong giai đoạn đầu của sự nghiệp. Chúc bạn thành công trong tương lai gần!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Viettel Post tuyển dụng nhân viên bưu cục, Ahamove tuyển dụng, Best Express tuyển dụng, Maersk tuyển dụng, An Khang tuyển dụng, Tuyển dụng J&T, Tuyển dụng MailisaThành Bưởi tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers