adsads
Shutterstock 2275927717
Lượt Xem 10 K

Khác với thời còn là học sinh, sinh viên, có tới 95% dân công sở đi làm vì cơm, áo, gạo, tiền chứ không phải đến văn phòng cho vui. Nói cách khác, chốn công sở nhìn vào thì có vẻ yên ấm, nhàn hạ nhưng quả thật, ẩn sau đó là vô vàn “drama” chẳng khác gì cuộc chiến chốn thâm cung.

Từ chia bè kết phái, tranh giành quyền lợi cho đến hội “tám” chuyện gì cũng biết, chị em chốn công sở nếu không tinh tế và thực dụng một chút – quả thật sẽ chuốc lại nhiều phiền toái vào bản thân.

Dưới đây là 10 quy tắc bất thành văn tại chốn công sở được một fanpage “đanh đá” bậc nhất Việt Nam tổng hợp. Đọc thì ngoa ngoắt đấy, nhưng chẳng phải tự nhiên mà bài đăng đó có gần 30.000 likes và gần 1500 lượt chia sẻ. Cùng tham khảo để trở thành một nữ nhân công sở duyên dáng, thanh lịch, hòa đồng nhưng khó bị bắt nạt hay bắt bẻ nhé:

1. Đi làm là đi làm, môi trường làm việc tuy giúp bạn mở rộng nhiều mối quan hệ nhưng tuyệt nhiên không phải là… chợ tình. Dù bứt rứt rạo rực đến thế nào, cũng chớ nên “tà lưa” đồng nghiệp vì sẽ nảy sinh nhiều phiền toái. Ô hay, trái đất có tới 7 tỷ người, đâu phải chỉ có mấy chục nhân mạng trong 200m2 mặt sàn văn phòng?

2. Đem đồ ăn vặt đến văn phòng, cứ mời mọc đãi bôi đi không mất gì đâu. Trái lại, người ta mời mình ăn: Lần đầu là mời cho phải phép, nhớ từ chối, từ chối xong mà vẫn được mời mọc nhiệt tình thì bấu một miếng sương sương thôi – đừng vơ một phát hết nửa túi bánh kẻo mang tiếng đến lúc nghỉ việc!

3. Thi thoảng mượn cái bút thì nhớ đem trả, mượn cái thìa ăn cơm thì phải rửa rồi để lại chỗ cũ. Mượn gì thì mượn, đừng để người ta sang tận nơi đòi thì ê mặt lắm đấy!

4. Vay tiền, nợ tiền hay gì đi nữa, cũng phải có trách nhiệm trả lại đúng hạn. Người dưng nước lã cho mượn tiền là tốt lắm rồi, họ không có nghĩa vụ phải nhớ hộ bạn đâu. Chẳng phải mỗi nơi công sở, ra đời tiền nong phải sòng phẳng mới sống được.

5. Việc ai biết việc người nấy, đồng nghiệp chung dự án mà bê trễ nhắc mãi không được thì nói riêng với sếp để tìm hướng giải quyết. Tuyệt đối không được mang tấm thân vàng ngọc ra mời mọc nhờ vả – giá trị của bạn tại nơi công sở chính là năng lực giải quyết công việc, không phải ưỡn ẹo là xong đâu!

Tôi phải làm gì khi đồng nghiệp kế bên quá ồn ào?

6. Có thích anh trưởng phòng nọ, giám đốc kia mà biết họ có người yêu/vợ rồi thì tốt nhất là tránh xa. Còn nữa, “hoa có chủ” mà giả vờ chưa có gì thì càng đáng để tránh xa kẻo mang tiếng.

7. Nên chấp nhận sự thật rằng: Có người rất được việc, có người lại “hãm” vô cùng mà chẳng có lý do nào giải thích nổi. Thế nên là, hãy tránh xa những loại người đó, đừng tranh cãi phân xử làm gì cho mệt. Ai sống thế nào, sếp ngồi trên nhìn sẽ nhìn rõ hết.

8. Không làm công ty này thì chuyển qua công ty khác, đừng cố biến mình thành kẻ nanh nọc máu lạnh sẵn sàng đạp người khác xuống để tiến thân. So với việc ngày ngày căng não tìm cách chơi xấu nhau, làm một người vô vi đáng quý hơn rất nhiều, chỉ là đừng để kẻ xấu bụng nào đó đâm sau lưng thôi.

9. Càng nghĩ nhiều, nói nhiều về tiền càng không kiếm được tiền. Hãy tập trung vào việc tạo ra nhiều giá trị cho bản thân và công ty, tiền tự khắc đến với bạn.

10. Sự khác nhau giữa kẻ chuyên nghiệp và người nghiệp dư nằm ở chỗ: Không truyền đi năng lượng tiêu cực của bản thân. Dù mới bị bồ đá, cắm sừng gì gì đó… không nên mang những thứ bực tức mệt mỏi đó đến kể lể cho đồng nghiệp. Họ chẳng liên quan gì đến đời tư của bạn cả.

>>Xem thêm: Xây dựng sự nghiệp từ phát triển dọc-ngang

— HR Insider/ Theo CafeF  —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên chưa thể tăng lương..." - Câu nói quen thuộc mà...

Nhân tài rời đi không phải vì rời bỏ công việc, mà vì quản lý cấp trung

Tôi vừa quyết định nghỉ việc dù công việc tốt, lương thưởng cao, đồng nghiệp thân thiện và được làm đúng lĩnh vực mình yêu...

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi khi Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp

Bị cô lập chốn công sở đã khó chịu, bị cả Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp của mình còn ức...

Đồng nghiệp quá thân thiết dẫn đến cả nể trong công việc, tôi nên xử khéo thế nào?

Steve Jobs từng nói:“Quyết định việc chúng ta không nên làm cũng quan trọng như quyết định việc chúng ta cần làm”. Khi đồng nghiệp...

Top những tình huống "kém duyên" trong phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm

Có thể trình độ học vấn bạn cao, năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm làm việc đều tốt… nhưng bạn lại “tạch” phỏng vấn...

Bài Viết Liên Quan

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên...

Nhân tài rời đi không phải vì rời bỏ công việc, mà vì quản lý cấp trung

Tôi vừa quyết định nghỉ việc dù công việc tốt, lương thưởng cao, đồng nghiệp...

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi khi Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp

Bị cô lập chốn công sở đã khó chịu, bị cả Sếp và đồng nghiệp...

Đồng nghiệp quá thân thiết dẫn đến cả nể trong công việc, tôi nên xử khéo thế nào?

Steve Jobs từng nói:“Quyết định việc chúng ta không nên làm cũng quan trọng như...

Top những tình huống "kém duyên" trong phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm

Có thể trình độ học vấn bạn cao, năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers