adsads
1200x900 5
Lượt Xem 577

1. Cắt giảm nhân sự là gì?

Cắt giảm nhân sự là hoạt động diễn ra nhằm cắt giảm những lực lượng lao động trong một công ty. Việc này được thực hiện thông qua việc sa thải các nhân viên hoặc bộ phận làm việc không có năng suất, còn về các công việc đang được thực hiện dang dở sẽ được xem xét và giao cho các nhân viên hoặc phòng ban khác tiếp tục thực hiện. Mục đích của việc cắt giảm nhân sự nhằm hướng đến công ty chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

2. Tại sao nên cắt giảm nhân sự?

Tiết kiệm chi phí để giảm bớt gánh nặng tài chính

Nếu công ty đang phải loay hoay để bù đắp các khoản chi phí quản lý và vận hành như mặt bằng, thuế, lãi nợ vay… trong đó tiền lương cho nhân viên được coi là khoản chi phí lớn nhất mà công ty phải trả, do vậy việc cắt giảm nhân sự chính là giải pháp kịp thời. Nếu chi phí lương được cắt giảm, công ty có thể bù khoản tiền này qua những khoản chi tiêu khác cấp bách, quan trọng hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể gắng gượng duy trì hoạt động qua giai đoạn suy thoái và có cơ hội vực dậy phát triển khi tình hình đã ổn định hơn.

Nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự

Việc cắt giảm nhân sự làm việc kém hiệu quả cũng có thể là cơ hội để doanh nghiệp có thể đánh giá lại cơ cấu nhân sự từ số lượng, chất lượng… xem đã hiệu quả hay chưa, giúp cho công ty làm việc năng suất hơn. Khi công ty hoạt động kinh doanh bình thường trở lại, bạn có thể tuyển dụng được đội ngũ nhân viên mới – những người mới có thể sẽ nỗ lực làm việc hơn, có nhiều ý tưởng mới hơn… Hơn nữa khi suy thoái kinh tế, điều này sẽ khiến rất nhiều người thất nghiệp và công ty sẽ thuê được nguồn lao động với mức lương hợp lý.

3. Những rủi ro khi cắt giảm nhân sự

Phân chia lại công việc

Cắt giảm nhân sự đồng nghĩa với việc phân công lại công việc, bên cạnh công việc hiện tại, các nhân viên khác sẽ phải gánh vác thêm nhiều nhiệm vụ khác cho dù họ không chuyên. 

Công việc quá tải

Lợi thế của chiến lược này là tận dụng nguồn nhân lực, giảm chi phí tổng thể và hạn chế quãng thời gian nhàn rỗi của nhân viên. Tuy nhiên ngưỡng chịu đựng và mức phát huy hiệu quả của con người sẽ có giới hạn. Khi phải gánh vác quá nhiều công việc khác bên cạnh công việc chính, nhân viên dễ rơi vào tình trạng quá tải và stress kéo dài.

4. Quy trình thực hiện cắt giảm nhân sự đúng luật

Doanh nghiệp không thể ngay lập tức cho người lao động nghỉ việc mà cần tuân thủ đúng quy trình các bước theo quy định. Cụ thể:

  • Bước 1: Xây dựng phương án sử dụng lao động cụ thể và phù hợp

Đảm bảo thể hiện đầy đủ các nội dung chủ yếu, gồm: danh sách và số lượng người lao động được đưa đi đào tạo lại để sử dụng tiếp; danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu; danh sách và số lượng lao động phải chấm dứt hợp đồng (bị cắt giảm)

Phương án sử dụng lao động cần có sự tham gia của công đoàn cơ sở hoặc tổ chức đại diện hợp pháp của người lao động

Được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày phương án sử dụng lao động được thông qua

  • Bước 2: Trao đổi với tổ chức đại diện hợp pháp của người lao động, công đoàn cơ sở về kế hoạch cho người lao động thôi việc vì lý do chính đáng (như trên)
  • Bước 3: Gửi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh

Nội dung thông báo gồm: tên, địa chỉ của doanh nghiệp; tổng số lao động của doanh nghiệp, số lượng lao động bị cắt giảm; lý do cắt giảm; thời điểm thực hiện cắt giảm; kinh phí dự kiến dùng chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Thông báo được soạn thành văn bản và gửi đi trước 30 ngày tính đến thời điểm cho người lao động nghỉ việc

  • Bước 4: Ra quyết định cho nghỉ việc gửi tới người lao động sau khi đã thông báo trước đó 30 ngày
  • Bước 5: Tiến hành chi trả trợ cấp mất việc cho người lao động

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, đây là bài toán không dễ tìm lời giải. Hầu hết các doanh nghiệp chọn giải pháp cắt giảm nhân sự, dù đó chỉ là phương án tạm thời, đặc biệt với những doanh nghiệp trong nước. Qua những thông tin chi tiết được bài viết chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích với cả doanh nghiệp và người lao động tham khảo để hiểu rõ hơn.

Xem thêm:Bí quyết tuyển dụng cho doanh nghiệp nhỏ

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers