adsads
4 1200x900 2
Lượt Xem 2 K

Uber và Lyft đã bỏ hàng triệu USD vào những nỗ lực này, nhưng một số tài xế cũ thậm chí không quan tâm đến các gói ưu đãi này. Tuy nhiên, vẫn có một nhóm tài xế vẫn đang cố cầm cự. Nicole Moore, một nhà tổ chức tình nguyện của Rideshare Drivers United, nói với CNBC: Những người lái xe công nghệ đang tổ chức một cuộc đình công nhẹ. 

Dan Ives của Wedbush cho biết: “Đó là một thất bại nhỏ của Uber và Lyft về tình trạng thiếu tài xế và giá cả tăng vọt trên khắp nước Mỹ. Mật độ tài xế ngoài đường quá thấp so với thời kỳ ban đầu.” Cần phải có sự thay đổi nào cho những doanh nghiệp về dịch vụ vận chuyển qua ứng dụng để công ty tiếp tục duy trì mà không bị tổn thất quá nặng nề.

Nỗi lo sợ của tài xế

Những cựu tài xế chia sẻ về nỗi sợ hãi vì đại dịch tiếp tục xảy ra, đó là điều đã khiến họ ngừng lái xe ngay từ đầu. Hiện tại, chưa đến 50% dân số Hoa Kỳ được tiêm chủng đầy đủ vắc xin Covid-19, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Cùng với đó xuất hiện thêm những biến chủng mới về Covid.

Chuyện này vẫn chưa kết thúc, mọi người vẫn có khả năng lây nhiễm – Louis Wu, một cư dân Texas và từng là tài xế xe chung, nói với CNBC. Theo Uber, 80% tài xế dự định quay lại sau khi tiêm phòng.  Chính vì vậy nhiều Công ty dịch vụ vận chuyển đã đầu tư mạnh mẽ nguồn lực vào việc đưa mọi người đi tiêm chủng, cung cấp các chuyến xe miễn phí đến các điểm tiêm chủng cho đến đầu tháng 7, như một phần trong nỗ lực của mình để đưa mọi người trở lại đường.

Tuy nhiên đây được xem là giải pháp tạm thời, vấn đề lớn này là một trong những khó khăn cấp thiếp cần giải quyết, và cần sự can thiệp của nhiều chủ doanh nghiệp lớn. Những người khác cũng muốn ở lại, nhưng sợ lây lan dịch bệnh, họ đã chuyển sang giao hàng thực phẩm hoặc hàng tạp hóa. Điều đó cũng cho phép họ giảm thiểu hao mòn cho xe của mình, đặc biệt là khi giá xăng và giá phụ tùng xe tăng lên.

Vào thời Covid-19, có rất ít sự tương tác của khách hàng với việc giao đồ ăn, hay việc vận chuyển hành khách đi lại,” Harry Campbell, một tài xế lái xe lâu năm của Uber cho biết. “Tôi cũng chạy ít chuyến đi hơn với tư cách là một tài xế giao hàng, tuy nhiên mọi người lại đặt các nhà hàng gần đó. Nhiều tài xế chạy xe ôm cũng cảm thấy mệt mỏi khi đối phó với vấn đề này”.

Một số tài xế vẫn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, sẽ hết hạn vào cuối năm 2020. Đối với những tài xế cũ, họ có thể bị lôi kéo trở lại cung cấp dịch vụ sau khi các quyền lợi mở rộng. Các doanh nghiệp vận chuyển nên đưa ra các phương án nhanh chóng để giải quyết những khủng hoảng hiện tại, một số doanh nghiệp cho rằng nên đầu tư vào việc tiêm chủng vacxin để tài xế có thể đi lại trên đường.

Đưa ra giải pháp tốt hơn

Uber và Lyft cho biết họ nghĩ rằng các vấn đề về cung và cầu sẽ phục hồi trong quý 3, bắt đầu từ ngày 1 tháng 7. Tuy nhiên, nếu nhu cầu tiếp tục vượt cung, điều đó có thể gây áp lực buộc các công ty phải thực hiện những thay đổi cơ bản hơn để phục vụ tài xế.

Ví dụ, Uber đang xem xét tài trợ cho các chương trình giáo dục và xây dựng nghề nghiệp, theo The Wall Street Journal. Lyft cũng đang tìm cách để giảm chi phí cho người lái xe, theo báo cáo được công bố hôm thứ Sáu. Một số nhân viên hợp đồng ngày càng trở nên thất vọng với cách thanh toán của các gã khổng lồ về dịch vụ xe, đặc biệt là khi giá cả tiếp tục tăng. 

Tờ Washington Post đưa tin vào tháng trước rằng mặc dù hành khách đang phải trả mức giá cao hơn, chính vì vậy tài xế dần biến mất. Họ tiếp tục kêu gọi các công ty, nói rằng việc kiếm sống trên các ứng dụng ngày càng khó khăn, đặc biệt là khi so sánh với những ngày đầu tại công ty. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu các công ty về dịch vụ xe có lắng nghe và cởi mở với những thay đổi cơ bản hay không. 

Những nhức nhối trong vấn đề vận chuyển sẽ là một trong những vấn đề nóng tiếp tục tiếp diễn, sẽ có nhiều người thất nghiệp từ ngành dịch vụ này, giá cả di chuyển sẽ tăng. Các doanh nghiệp đang cùng nhau đưa ra những phương pháp giải quyết. Nếu những công ty này có niềm tin cốt lõi thay đổi mô hình, thì có thể trả lương tốt cho tài xế, và tăng mức giá cạnh tranh tốt, bạn có thể trở nên có lợi nhuận và đôi bên cùng có lợi, nhưng bạn phải chủ động và cởi mở để thử những điều mới.

Kết luận 

Với cương vị lãnh những nhà lãnh đạo, chúng ta nên nắm bắt tình hình nhanh nhạy và chính xác để từ đó có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.Chúng ta hãy dành thời gian lên kế hoạch và tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực vì nguồn nhân lực luôn là yếu tố chủ chốt để giúp doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh với thị trường, đặc biệt là thời gian ở hậu Covid-19. 

>> Xem thêm: Sau đại dịch, ta nên làm việc vì đồng lương hằng tháng, hay là vì đam mê?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers