adsads
director la gi thumb
Lượt Xem 2 K

Director là gì? Một số khái niệm liên quan

Director hay còn được gọi là Giám đốc, người đứng đầu 1 phòng ban, bộ phận nào đó trong công ty, doanh nghiệp. Ở vị trí này, cá nhân có quyền quyết định mọi công việc của phòng ban đó, góp phần kiểm soát và định hướng hoạt động của doanh nghiệp. 

Tùy vào quy mô và tính chất của doanh nghiệp, tên gọi Director cũng sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vị trí tương đương Director sẽ được gọi là quản lý.

Xem thêm:

Director là gì? Một số khái niệm liên quan

Tên gọi Director sẽ phụ thuộc vào tính chất và quy mô của mỗi doanh nghiệp

Bên cạnh đó, một số khái niệm khác liên quan đến Director cũng nhận được nhiều sự quan tâm tìm kiếm của bạn đọc bao gồm:

  • Board of Director (BOD): là Hội đồng quản trị, gồm những lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Những người làm việc ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chính sách quản lý và giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo đi đúng hướng ban đầu
  • Managing Director: là vị trí có trách nhiệm cao thứ 2 trong doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với chủ tịch hoặc BOD, nhằm báo cáo các hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, Managing Director cũng xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ, tổ chức, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc. Đồng thời, Managing Director cũng là người trực tiếp làm việc với bộ phận truyền thông, đại diện cho doanh nghiệp.
  • Operation Director: là giám đốc vận hành hoặc người quản lý điều hành, chịu trọng trách giám sát và chỉ đạo nhân viên hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch. Thông thường, vị trí Operation Director sẽ nắm 4 vai trò chủ chốt: quản lý các mặt hàng tồn kho và chuỗi cung ứng, quản lý hoạt động kinh doanh và điều phối nhân sự thực hiện, quản lý ngân sách và thông tin tài chính của doanh nghiệp
  • Film director: là vị trí đạo diễn trong lĩnh vực phim ảnh, người đóng vai trò điều phối các hoạt động liên quan đến quay phim, chụp hình, kiểm soát dự án trong thời gian và ngân sách được phân bổ cố định
Director là gì? Một số khái niệm liên quan

Managing Director là người làm việc trực tiếp với Hội đồng quản trị doanh nghiệp

Phân biệt Director và CEO

Director CEO là 2 thuật ngữ thường xuyên bị sử dụng nhầm lẫn. Nhìn chung, đây đều là những người nắm giữ vị trí quan trong, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, Director và CEO sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:

So sánh Director CEO
Theo vị trí địa lý Director được sử dụng nhiều ở các nước châu Âu CEO được sử dụng nhiều ở các nước châu Mỹ, châu Á
Theo vị trí trong doanh nghiệp Director đứng đầu một bộ phận hoặc phòng ban của doanh nghiệp. CEO đứng đầu toàn bộ doanh nghiệp, công ty.
Theo quyền hạn Director có quyền lực lớn nhất trong phạm phòng ban/bộ phận. CEO nắm giữ quyền lực tối cao trong cả doanh nghiệp.
Theo trách nhiệm Director phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của phòng ban/bộ phận đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, vị trí này không làm việc trực tiếp với cổ đông. CEO có trách nhiệm làm việc với các cổ đông, đảm bảo hoạt động kinh doanh của toàn bộ tổ chức đi đúng hướng.
 Phân biệt Director và CEO

Director được sử dụng phổ biến ở châu u, trong khi CEO được sử dụng nhiều ở châu Á, châu Mỹ

Mô tả công việc của vị trí Director

Mỗi Director thường sẽ thực hiện các công việc liên quan tới định hướng phát triển và tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho công ty. Tùy theo quy mô từng doanh nghiệp, các công việc sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên về cơ bản sẽ bao gồm:

  • Tuyển dụng và đào tạo nhân sự: Đây là nhiệm vụ chính của phòng nhân sự. Nhưng trong một số trường hợp, Director sẽ tham gia vào quá trình lựa chọn các ứng viên tiềm năng và định hướng đào tạo sao cho phát huy tối đa nguồn lực con người. Việc tham gia sâu và quá trình tuyển dụng cũng giúp Director xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, chặt chẽ, giúp nhân viên hiểu sâu hơn về định hướng phát triển của doanh nghiệp 
  • Lập kế hoạch đầu tư và kinh doanh: Nhiệm vụ chính của một Director là xây dựng kế hoạch kinh doanh cho bộ phận, phòng ban, doanh nghiệp. Do đó, vị trí này cần sự phối hợp chặt chẽ với nhân viên và các bộ phận khác, nhằm đưa ra giải pháp tối ưu, thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp. Kế hoạch đầu tư và kinh doanh phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung
  • Xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác: Việc xây dựng mạng lưới networking giúp Director dễ dàng tìm kiếm những cơ hội, nguồn tài nguyên mới cho doanh nghiệp, đón đầu xu thế và dẫn đầu thị trường. Bên cạnh đó, khi duy trì mối quan hệ hợp tác mang tính bền vững, doanh nghiệp sẽ có được nhiều hợp đồng thỏa thuận có lợi, hỗ trợ giải quyết những vấn đề có phát sinh. Director nên lựa chọn đối tác phù hợp, cùng chung định hướng phát triển
  • Ký kết những hợp đồng trọng yếu: Director là người đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động trước đối tác và truyền thông. Do vậy, nhiệm vụ của Director là đàm phán, nhằm ký kết những hợp đồng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp dựa trên tinh thần đôi bên cùng hưởng lợi. Để đạt được mục tiêu, Director cần giữ thái độ linh hoạt và tinh thần thép trước mọi tình huống
Mô tả công việc của vị trí Director

Vị trí Director sẽ đảm nhiệm nhiều công việc cao cả, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp

Những kỹ năng và tố chất bắt buộc của một Director

Để đáp ứng tính chất công việc phức tạp, ngoài kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, một Director cần trang bị những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản như sau:

  • Có tầm nhìn xa: Director phải biết nhìn xa, trông rộng, thấy được bức tranh toàn cảnh của thị trường, và có chiến lược dài hạn đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tầm nhìn xa cũng giúp Director đưa ra các quyết định khi gặp rủi ro, khó khăn
  • Quản lý rủi ro: Director cần xác định được những rủi ro hiện tại và tương lai mà doanh nghiệp có thể gặp phải, từ đó xây dựng hệ thống giải pháp, nhằm có sự đối phó nhanh chóng, tối ưu thời gian và chi phí. Ngoài ra, khi quản lý rủi ro, Director cũng phải có kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống, đánh giá hiệu quả xử lý rủi ro để khắc phục trong những dự án khác
  • Khả năng lãnh đạo: Director phải tổ chức và giám sát quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho đúng kế hoạch đã đặt ra. Theo đó, người làm Director cần biết sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực, đốc thúc, tạo động lực cho nhân viên và chỉ đạo để tổ chức, doanh nghiệp đạt được hiệu quả nhất
  • Quyết đoán: Kỹ năng này thể hiện tính minh bạch, rõ ràng trong quá trình ra quyết định của một Director. Những người làm việc ở vị trí Director cần quyết định dựa trên kiến thức, trải nghiệm, sự phân tích kỹ lưỡng dữ liệu và thực tế thị trường, đặc biệt không để bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân hay các yếu tố khác không liên quan tới lợi ích của doanh nghiệp
  • Tư duy chiến lược: Đây là tư duy về định hướng phát triển cho doanh nghiệp, bao gồm hướng đi trong tương lai, mục tiêu và tầm nhìn chung. Tư duy chiến lược giúp Director dự đoán chính xác những rủi ro và cơ hội tiềm ẩn, từ đó xây dựng kế hoạch tác chiến phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
  • Biết kiểm soát cảm xúc của bản thân: Cảm xúc cá nhân là thứ ảnh hưởng nhiều trong quá trình đưa ra quyết định. Vì vậy, Director phải là một người minh bạch, công tư phân minh, biết kiểm soát cảm xúc cá nhân và các yếu tố tiêu cực. Mọi quyết định và hành động của Director phải dựa trên sự khách quan, hướng đến lợi ích chung của doanh nghiệp. Đồng thời, những người làm việc ở vị trí Director phải kiểm soát cái tôi, không ngừng học hỏi và cải thiện để nâng cao hiệu quả công việc
  • Có sự nhạy bén trong kinh doanh: Với sự nhạy bén trước cơ hội và thách thức của thị trường giúp Director đánh giá chính xác tiềm năng của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh. Đây là kỹ năng cần thiết để đưa ra các chiến lược và kế hoạch tác chiến phù hợp, nhằm tạo lợi thế và trở thành người dẫn đầu thị trường
Những kỹ năng và tố chất bắt buộc của một Director

Để trở thành một Director, ứng viên cần trang bị các kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo, tư duy chiến lược,…

Bên cạnh những kỹ năng đã đề cập, Director cũng cần sở hữu những kỹ năng khác như là quản lý thời gian, lập kế hoạch, giao tiếp,… Do đó, ứng viên cần phát triển toàn diện trên nhiều khía cạnh, đảm bảo có thể đáp ứng được khối lượng công việc và trách nhiệm của vị trí. 

Làm thế nào để trở thành một Director giỏi

Director là một vị trí thu hút, với nhiều cơ hội rộng mở, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp và có khả năng gánh vác trách nhiệm lớn lao này. Để trở thành một Director giỏi, ứng viên cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Trau dồi kiến thức chuyên môn: Director ưu tiên lựa chọn những ứng viên có bằng đại học liên quan tới ngành: kinh tế, quản trị kinh doanh,… Ngoài ra, trong quá trình thăng tiến, người làm ở vị trí Director phải tiếp tục học hỏi, tiếp thu kiến thức kiến thức mới để không bị mất ưu thế và chậm hơn so với đối thủ
  • Biết cách xây dựng kế hoạch phát triển: Với lộ trình phát triển cụ thể, chi tiết, ứng viên sẽ rút ngắn thời gian và nắm chắc cơ hội trở thành Director  hơn. Thông thường, lộ trình phát triển sẽ từ nhân viên, trưởng nhóm, trưởng phòng, đến phó giám đốc và giám đốc điều hành (Director)
  • Tích lũy kinh nghiệm cá nhân: Kinh nghiệm sẽ có được thông qua quá trình học và làm việc không ngừng nghỉ. Director có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để làm phong phú thêm cho mình
  • Tạo điểm nhấn: Trước những ứng viên ưu tú, điểm nhấn sẽ giúp bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, rút ngắn khoảng cách trở thành Director

Nhiệm vụ của Director bao gồm phân tích segment là gì, đặt ra target là gì, và lập kế hoạch AOP là gì để đạt được mục tiêu kinh doanh. Director cần hiểu rõ các lĩnh vực như môi giới là gì, ngoại thương là gì, và xây dựng mối quan hệ với người tham chiếu là gì. Hơn nữa, theo dõi các sản phẩm best seller là gì trong ngành FMCG là gì cũng là một phần quan trọng trong công việc của Director. Cuối cùng, kiến thức về kế toán ngân hàng giúp họ quản lý tài chính và ngân sách hiệu quả.

Làm thế nào để trở thành một Director giỏi

Một Director giỏi sẽ phải có nền tảng kiến thức chuyên môn và thường xuyên trau dồi, tích lũy

Thách thức và cơ hội của vị trí Director

Director được xem là đích đến của nhiều bạn trẻ trên hành trình chinh phục nghề nghiệp. Do đó, các ứng viên tiềm năng cần xác định được cơ hội và thách thức, nhằm có sự chuẩn bị kỹ càng, chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.

Thách thức

Một số thách thức, trở ngại lớn mà Director có thể sẽ gặp phải bao gồm:

  • Áp lực công việc: Director phải chịu trọng trách lớn lao, thường xuyên đưa ra nhiều quyết định khó khăn, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả như kế hoạch
  • Môi trường đầy tính cạnh tranh: Người làm việc ở vị trí Director cần xây dựng được chiến lược mới mẻ, đột phá, giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh, cũng như vị thế trên thị trường
  • Không ngừng tiếp thu khoa học công nghệ mới nhất: Việc áp dụng công nghệ mới góp phần tăng hiệu suất công việc, đưa doanh nghiệp trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực, ngành
 Thách thức và cơ hội của vị trí Director

Với khối lượng công việc lớn, Director sẽ phải có khả năng chịu áp lực và bền bỉ theo đuổi mục tiêu

Cơ hội

Bên cạnh những khó khăn, thách thức, Director cũng nhận được nhiều cơ hội phát triển lớn như:

  • Trở thành nhân vật có tầm ảnh hưởng: Việc giữ trọng trách lớn và thường xuyên đưa ra các quyết định giúp Director sở hữu sức ảnh hưởng lớn, được ngưỡng mộ và trở thành động lực của cấp dưới
  • Mức lương và phúc lợi tốt: Song song với trách nhiệm, mức lương và phúc lợi Director nhận được sẽ cao hơn các vị trí còn lại trong doanh nghiệp
  • Xây dựng mạng lưới quan hệ rộng: Director là người đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động truyền thông hoặc đối tác. Vì vậy, những người làm việc ở vị trí này sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng, có chuyên môn và kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực kinh doanh

Xem thêm:

  • Cơ hội việc làm phong phú tại thủ đô với nhiều vị trí hấp dẫn qua việc làm Hà Nội, dành cho mọi ngành nghề và trình độ.
  • Khám phá hàng ngàn cơ hội tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của bạn qua trang tìm việc làm, nơi bạn có thể lựa chọn các công việc từ nhiều lĩnh vực.

Với những thông tin giải đáp về vị trí Director, người đọc sẽ có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu về định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Theo đó, để trở thành một Director tốt, đừng quên xây dựng kế hoạch làm việc chỉnh chu và kỷ luật ngay hôm nay!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: An Bình Bank tuyển dụng, VietABank tuyển dụng, Bản Việt Bank tuyển dụng, Kiên Long Bank tuyển dụng, Grant Thornton tuyển dụng, Ngân hàng MB tuyển dụng, VietTinBank tuyển dụng, và NamABank tuyển dụng.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi vẫn còn nhiều khó khăn 

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam, tạo ra các sản phẩm chất lượng và phân phối nhiều nước trên thế giới, tiên phong phát triển các giải pháp dinh dưỡng từ thực vật mang lại cuộc sống lành mạnh cho mọi nhà.

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy tại sao quy trình Offboarding lại quan trọng? Và làm thế nào để xây dựng một quy trình Offboarding hiệu quả? Hãy khám phá ngay sau đây.

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình thức lịch sự mà còn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với những người đã giúp đỡ bạn. Vậy làm thế nào để viết lời cảm ơn báo cáo thực tập một cách chân thành và ấn tượng?

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi vẫn còn nhiều khó khăn 

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam, tạo ra các sản phẩm chất lượng và phân phối nhiều nước trên thế giới, tiên phong phát triển các giải pháp dinh dưỡng từ thực vật mang lại cuộc sống lành mạnh cho mọi nhà.

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy tại sao quy trình Offboarding lại quan trọng? Và làm thế nào để xây dựng một quy trình Offboarding hiệu quả? Hãy khám phá ngay sau đây.

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình thức lịch sự mà còn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với những người đã giúp đỡ bạn. Vậy làm thế nào để viết lời cảm ơn báo cáo thực tập một cách chân thành và ấn tượng?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers