Là một nhân viên chăm chỉ, đôi khi còn quá tham vọng, tôi đã sốc khi bị chuẩn đoán là một kẻ “nghiện” công việc, không quan tâm đến sức khỏe của mình. Dưới đây là cuộc hành trình đi tìm lại cuộc sống lành mạnh của tôi.
Khi sức khỏe không đồng nghĩa với hiệu năng
“Chúng tôi đang sống trong thời kỳ đề cao tinh thần “được ăn cả, ngã về không”, nhất ở nơi công sở,” Melody Wilding – một huấn luyện viên đời sống, đồng thời là nhân viên xã hội – cho biết. “Để bản thân cảm thấy dễ chịu, bạn phải không ngừng làm việc,” cô giải thích. Đây chính là cái bẫy mà tôi đã mắc phải. Nó dẫn đến tình trạng kiệt quệ – một tổ hợp gồm kiệt sức, trầm cảm và lo lắng.
Kiệt quệ chỉ chực “rình rập” để tấn công bạn
Triệu chứng của sự kiệt quệ cứ xuất hiện từng chút một. Ban đầu, chúng ta dễ bỏ qua vì tưởng rằng đó chỉ là stress thông thường. Tuy nhiên, càng ngày những triệu chứng này càng trở nên kinh khủng hơn. Đầu tiên, tôi gặp phải một vài cơn đau đầu nhẹ, cảm thấy khó chịu khi làm việc không hiệu quả và khó tập trung. Sau đó, tôi dần mất ngủ, chỉ chợp mắt được 2 tiếng/ngày, với nhịp tim cao ngất ngưởng ở mức 140. Tôi cáu gắt với mọi người. Tôi cũng không tìm thấy niềm vui ở bất cứ thứ gì nữa.
Điên cuồng làm việc không giúp bạn có được thứ mình cần
Tôi cống hiến hết mình với tư cách một nhân viên thi hành chính sách của chính phủ. Tôi nỗ lực để trở thành một vị sếp chu đáo và dễ tính với đồng nghiệp. Tôi làm việc vượt quá kỳ vọng và luôn cố gắng giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên, tôi không nhận ra là mình đang đánh đổi sức khỏe, hạnh phúc và các mối quan hệ để đạt được điều đó.
Khi mọi thứ trở nên khó khăn, tôi càng làm việc điên cuồng hơn. Tôi không biết rằng điều này chẳng tốt chút nào. Tôi không còn cảm thấy vui như khi hoàn thành xuất sắc công việc nữa.
Đầu tiên, hãy thừa nhận vấn đề
Khi cảm thấy không còn chút năng lượng nào, tôi quyết định đến gặp bác sĩ. Bà ấy cho biết tôi đang đối mặt với sự kiệt sức, lo lắng, trầm cảm và chứng “nghiện” công việc. Hóa ra, điều tôi tưởng là bình thường bấy lâu nay – sự thôi thúc giúp đỡ người khác và hoàn thành nhiệm vụ – chính là dấu hiệu rõ nhất của chứng “nghiện” công việc. “Những người cuồng làm việc thường bị áp lực phải làm việc quá mức bình thường, đến mức sức khỏe và các mối quan hệ của họ bị ảnh hưởng nặng nề,” Wilding nói.
Bạn phải thực sự quyết tâm thay đổi
Ban đầu, tôi làm theo lời khuyên của bác sĩ, nhưng không thực sự để tâm. Cảm thấy tốt hơn sau một vài thay đổi nhỏ, tôi đã quay trở lại công việc ngay khi bà ấy cho phép. Chính vì vậy, tôi đã “tái nghiện” trở lại, và quên mất vấn đề sức khỏe của mình.
Theo Wilding, “trừ khi bạn quyết tâm thay đổi để loại bỏ những thói quen có hại, nếu không mọi thứ sẽ tái diễn”.
Tìm đến vật lý trị liệu
Sau đợt kiệt quệ thứ hai, tôi nhận ra mình cần phải thay đổi thói quen của mình. Tôi tiếp tục nghỉ ốm, uống thuốc chống trầm cảm, tập yoga kundalini và cố gắng lấy lại cuộc sống vui vẻ trước kia. Quan trọng nhất, tôi nhờ tới một chuyên gia trị liệu hành vi để hiểu được điều gì đã thôi thúc tôi làm việc bất chấp mọi hậu quả nguy hiểm.
Rốt cuộc, tôi cũng hiểu ra tất cả. Tôi cố học cách nói không và đặt ra các giới hạn. Tôi nỗ lực để tận hưởng khoảnh khắc hiện tại hơn là tập trung quá nhiều để làm việc một cách hoàn hảo.
Đôi khi ích kỷ không hoàn toàn là ích kỷ
Đó là bài học tôi cần phải rút ra: Đặt bản thân mình lên trước. Đó cũng là điều bạn thường nghe trên mỗi chuyến bay: Hãy đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình trước khi giúp người khác. Nếu muốn chăm sóc người khác, bạn cần hạnh phúc và khỏe mạnh trước tiên. Và bạn là người duy nhất làm được điều này cho mình.
Không có phương thuốc nào là mãi mãi
Giống như chứng nghiện rượu, tôi luôn có nguy cơ tái “nghiện” công việc. Tôi vẫn đấu tranh với thôi thúc được làm việc điên cuồng mỗi ngày. Tuy nhiên, tôi hiểu rõ điều mình cần là gì và cố gắng lắng nghe những dấu hiệu từ cơ thể.
Giờ đây, tôi đã cho phép mình nghỉ ngơi. Bên cạnh deadline và họp hành, tôi cũng lên kế hoạch cho luyện tập thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí. Tôi đã hiểu được điều quan trọng nhất để làm việc hiệu quả và trở thành một người có ích: Hãy chăm sóc bản thân mình trước!
Bài viết của Johanna Read – một cây bút tự do người Canada chuyên về mảng du lịch, ẩm thực, đời sống. Cô thường xuyên viết bài cho các tờ báo và tạp chí như USA Today, Fodor’s, Time Out,…
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người mải mê với công việc mà quên mất việc chăm sóc sức khỏe của chính mình. Dù bạn đang làm việc trong ngành y tế như tuyển bác sĩ da liễu hoặc chăm sóc khách hàng tuyển dụng, sức khỏe vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Áp lực từ các công việc như tuyển dụng dược sĩ bệnh viện TPHCM hay các lĩnh vực cạnh tranh như Hasaki tuyển dụng có thể dễ dàng khiến bạn rơi vào tình trạng kiệt sức.
Những người làm việc trong các tập đoàn lớn như Heineken tuyển dụng hoặc các vị trí quản lý nhân sự như tuyển dụng HR cũng dễ dàng bỏ qua tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Đặc biệt, những vị trí đòi hỏi sự tập trung cao độ như thực tập sinh Java hoặc tuyển dụng kỹ thuật viên xét nghiệm tại TPHCM càng cần chú ý hơn đến sức khỏe của mình.
Bên cạnh đó, các ngành nghề như công ty luật tuyển dụng hay Vinmec tuyển dụng thường đòi hỏi một cường độ làm việc cao, dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Vì vậy, dù bạn làm việc trong ngành nghề nào, từ Nutifood tuyển dụng, tuyển dụng QC, thực tập sinh tester đến tuyển dụng QC thực phẩm hoặc thực tập sinh tài chính, điều quan trọng nhất là không được quên chăm sóc sức khỏe của chính mình. Sức khỏe là nền tảng giúp bạn đạt được thành công lâu dài.
Tìm cho mình một công việc được sắp xếp thời gian hợp lý ngay tại VietnamWorks!
— HR Insider / Theo Cafebiz —
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.