Tìm hiểu về Deputy Manager là gì?
Sau đây, VietnamWorks giới thiệu đến bạn về khái niệm Deputy Manager là gì, mô tả chi tiết công việc và mức lương khoảng bao nhiêu. Cụ thể:
Deputy Manager là gì?
Deputy Manager được dịch sang tiếng Việt nghĩa là Phó phòng, người có quyền điều hành, làm việc dưới sự giám sát của Manager. Deputy Manager đóng vai trò hỗ trợ cho Manager để đưa ra các chiến lược khả thi đem lại hiệu quả công việc tốt nhất.
Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng Deputy Manager là người có quyền hành thứ 2, sau quản lý trong hệ thống phân cấp tổ chức, đội nhóm. Trường hợp Manager vắng mặt thì Deputy Manager sẽ xử lý công việc trong khả năng, quyền hạn cho phép.
Hiện nay, vị trí Deputy Manager trong các doanh nghiệp đóng vai trò khá quan trọng. Vì thế, các doanh nghiệp khi tuyển dụng thường đặt ra các tiêu chí khác cao cho vị trí này. Ví dụ như yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kiến thức chung về thị trường, tài chính,… Bên cạnh đó cũng cần có những kỹ năng mềm tốt để hỗ trợ công việc đạt hiệu quả tốt.
Xem thêm:
- General Manager là gì? Nhiệm vụ và kỹ năng cần có
- Leader là gì? 5 Kỹ năng cần có để thành Leader giỏi
- Senior manager là gì? 8 kỹ năng cần có – HR Insider VietnamWorks
- Giám đốc sáng tạo là gì? Thu nhập và 7 kĩ năng cần có của giám đốc sáng tạo
Mô tả công việc của Deputy Manager
Công việc và nhiệm vụ của Deputy Manager là gì? Thực tế, sẽ không có câu trả lời cụ thể bởi mỗi doanh nghiệp, ngành nghề khác nhau thì công việc và nhiệm vụ của Deputy Manager cũng khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có một số công việc, nhiệm vụ chung mà hầu như Deputy Manager đều thực hiện sau:
- Thay mặt trưởng phòng xử lý các công việc trong quyền hạn của mình.
- Thực hiện giám sát, quản lý công việc của nhân viên và hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo khi cần thiết.
- Hỗ trợ nhân viên triển khai và hoàn thành kế hoạch cũng như mục tiêu đã đề ra.
- Phối hợp với các bộ phận khác như nhân sự, kế toán, tài chính, tiếp thị.
- Lên ý tưởng, chiến lược, kinh doanh mới phục vụ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp
- Lên kế hoạch và thực hiện dự án trong thời gian và ngân sách cho phép.
- Bám sát những thay đổi trong việc thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng, duy trì mối quan hệ với lãnh đạo, nhân viên, khách hàng của công ty nhằm nâng tỷ lệ thành công của dự án cao hơn.
- Tham dự các cuộc họp của phòng ban, chuẩn bị các báo cáo cần thiết.
- Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn cho các nhân viên mới thuộc phòng ban, tổ chức mà họ làm việc.
- Chịu trách nhiệm về công việc, đưa ra các giải pháp và hướng xử lý phù hợp.
- Chuẩn bị các báo cáo liên quan đến hoạt động của phòng ban theo định kỳ (tuần, tháng, quý,…) để trình lên Manager.
- Cung cấp các tài liệu tóm tắt liên quan đến hoạt động của phòng ban để báo cáo cho quản lý cấp cao khác.
Mức thu nhập của Deputy Manager bao nhiêu?
Mức lương của Deputy Manager phụ thuộc vào yếu tố công việc bạn quản lý phòng ban nào, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh. Bạn có thể tham khảo mức thu nhập trung bình của vị trí Deputy Manager dưới đây:
Mức thu nhập trung bình của Deputy Manager
- Mức thập thấp nhất: 12,3 triệu đồng/ tháng
- Mức thu nhập trung bình: 36,2 triệu đồng/ tháng
- Mức thu nhập cao nhất: 118 triệu đồng/ tháng
- Mức thu nhập giao động: 25,3 – 37,8 triệu đồng/ tháng.
Mức thu nhập trung bình theo vị trí của Deputy Manager
- Phó phòng Marketing: 18,5 triệu đồng/ tháng
- Phó phòng Logistics: 22,8 triệu đồng/ tháng
- Phó phòng kế toán: 15.4 triệu đồng/ tháng
- Phó phòng kinh doanh: 23,7 triệu đồng/ tháng
- Phó phòng kỹ thuật: 20,6 triệu đồng/ tháng
- Phó phòng xuất nhập khẩu: 19,2 triệu đồng/ tháng.
3 tố chất cần có để trở thành phó phòng giỏi
Để trở thành phó phòng giỏi bạn cần phải có một số tố chất cần thiết. Sau đây, VietnamWorks chia sẻ đến bạn những tố chất cốt lõi, để bạn trở thành một Deputy Manager chuyên nghiệp:
1. Khả năng lãnh đạo
Đây là tố chất cần có và bạn cần phải tận dụng triệt để. Với khả năng lãnh đạo tốt bạn sẽ giúp phòng ban nói riêng và doanh nghiệp nói chung phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra, hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Nếu khả năng lãnh đạo của bạn còn hạn chế thì bạn nên tham gia khóa học về quản lý để hoàn thiện bản thân và đáp ứng hiệu quả cho công việc.
2. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử là phương tiện truyền đạt những mong muốn, yêu cầu của đôi bên. Giao tiếp là xương sống của mọi mối quan hệ, điều này chứng minh rằng giao tiếp có ảnh hưởng lớn đến chúng ta.
Khi bạn có kỹ năng giao tiếp, bạn có thể mở rộng mối quan hệ của mình, đem lại thiện cảm tốt với người xung quanh trong đó có khách hàng, cấp trên và cấp dưới.
3. Kỹ năng hoạch định
Hoạch định và đưa ra chiến lược là kỹ năng vô cùng quan trọng nếu bạn muốn trở thành Deputy Manager. Kỹ năng này sẽ giúp bạn xây dựng được các chiến lược tố cho doanh nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến nhanh chóng trong công việc.
Những yêu cầu cơ bản để trở thành Deputy Manager
Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản để trở thành Deputy Manager giỏi và chuyên nghiệp:
Chuyên môn
Điều kiện tiên quyết cần phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học đúng chuyên ngành mà vị trí ứng tuyển đang cần (đặc biệt như các ngành về quản trị, kinh tế, nhân sự, tài chính,…). Bạn sẽ có lợi thế lớn nếu có kinh nghiệm ở vị trí tương đương trong nhiều năm.
Kỹ năng mềm
Thực tế nhiều người cho rằng hoàn thành tốt nhiệm vụ được đề ra thì 30% từ kỹ năng cứng và 70% thuộc về kỹ năng mềm. Vì thế, kỹ năng mềm là điều không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành Deputy Manager, một số kỹ mềm cụ thể:
- Khả năng quản lý nhân sự, thời gian, công việc
- Khả năng giao tiếp, phản xạ, giải quyết vấn đề linh hoạt giảm thiểu tối đa rủi ro nhất có thể
- Chịu được áp lực công việc
- Có ngoại ngữ là điểm cộng khá lớn
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng phỏng vấn
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng, cấp trên, cấp dưới.
Kỹ năng khác
- Kỹ năng tin học văn phòng, thành thạo các công cụ hỗ trợ
- Kỹ năng làm việc nhóm hoặc độc lập linh hoạt
- Tinh thần trách nhiệm cao
- Tư duy logic, khả năng ghi nhớ tốt, thu nhập dữ liệu một cách hiệu quả
- Lập báo cáo quyết toán, phân tích và tổng hợp thông tin
- Tác phong chuyên nghiệp, tự tin sẵn sàng cống hiến.
So sánh sự khác nhau của Vice và Deputy
Thực tế công việc của 2 vị trí này sẽ khá tương tự nhau, điểm khác nhau của Vice và Deputy là khái niệm, quyền hạn và đối tượng làm việc của 2 vị trí này cụ thể như sau:
Khác nhau về khái niệm
Deputy manager : là vị trí phó phòng của một phòng ban, tổ chức hoạt đội nhóm.
Vice : là thuật ngữ dùng để chỉ những vị trí như phó chủ tịch hoặc phó tổng giám đốc.
Khác nhau về quyền hạn
Deputy manager : đóng vai trò thay mặt Manager quản lý, điều hành phòng ban mình đang làm việc.
Vice : đóng vai trò thay chủ tịch, tổng giám đốc quản lý, điều hành, hỗ trợ điều hành toàn bộ phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp.
Khác nhau về đối tượng
Deputy manager : chịu sự quản lý của Manager, trưởng phòng và quản lý trong phòng ban, bộ phận của họ.
Vice : chịu sự quản lý của chủ tịch, tổng giám đốc, quản lý toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp bao gồm cả Manager và Deputy Manager.
Kết luận
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Deputy Manager là gì, phân biệt sự khác nhau của Vice và Deputy. Đừng quên ghé Vietnamworks.com để cập nhập thêm nhiều thông tin tuyển dụng về vị trí Deputy Manager với mức lương hấp dẫn từ các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay. Hãy nhanh chóng tạo ngay CV ấn tượng, chuyên nghiệp bằng công cụ WowCV và ứng tuyển vào công việc bạn mong muốn tại VietnamWorks nhé!
Xem thêm: Operations Manager là gì? Nhiệm vụ, kỹ năng yêu cầu của vị trí này
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.