Hãy ra quyết định một cách chủ động. Đừng đợi đến khi bạn “chán ngấy” rồi mới bắt đầu tính toán bước đi tiếp theo trong sự nghiệp của mình!
Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn đo lường sự hài lòng đối với hướng đi trong sự nghiệp hiện tại, ra quyết định về việc bạn có cần thay đổi việc làm của mình hay không, và tất nhiên, biết được thời điểm nào là thời điểm tốt nhất để tìm 1 công việc mới.
Thực trạng công việc của bạn
Hãy bắt đầu bằng cách hỏi bản thân bạn những câu hỏi sau:
“Liệu công việc có đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của tôi hay không?”
Nếu bạn cảm thấy bứt rứt, khó chịu khi làm việc hay phải mang việc về nhà, và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn cũng như các thành viên khác trong gia đình, thì chất lượng cuộc sống của bạn – và của cả những người xung quanh bạn – đang ở trong tình trạng tồi tệ đấy.
Hãy lưu ý những dấu hiệu sau: bạn phàn nàn không ngừng nghỉ về công việc của mình với bất kì ai đang nói chuyện với bạn; bạn nghĩ về công việc kể cả khi đã hết giờ làm và những suy nghĩ này thường rất là tiêu cực; bạn e ngại các hoạt động team-building hay xã giao chốn công sở bởi vì khi đó bạn phải trở nên vui vẻ trong môi trường khiến bạn mệt mỏi mỗi ngày…
Bạn không nên thỏa mãn và chấp nhận tiêu chuẩn “đủ tốt rồi” này đối với công việc và cuộc sống của mình.
“Tôi có sợ hãi việc phải đi làm mỗi ngày hay không?”
Không hài lòng với công việc có thể là 1 rào cản tinh thần và thể xác giữa bạn và nơi làm việc. Cảm xúc thay đổi thất thường và trầm cảm không nên xuất hiện “như một thói quen”. Thêm vào đó, nếu bạn thấy bản thân luôn trong tình trạng “bệnh tật”, không có sức sống, như đau dạ dày, đau đầu, hay các triệu chứng khác liên quan đến lo lắng thái quá nhưng bác sĩ thì lại bảo bạn chẳng hề hấn gì, thì rất có thể, trong trường hợp này, bạn đang cực kì không hài lòng với công việc hiện tại của mình.
“Tôi đang xin phép nghỉ vì ốm mặc dù tôi chẳng bị gì, đi lại trong văn phòng chỉ để thoát khỏi bàn làm việc, và viện lí do để từ chối các hoạt động tập thể tại công ty đó ư?”
Việc trốn tránh đối mặt với các rắc rối sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề gì cả. Nếu bạn cứ trốn tránh khỏi các hoạt động ở nơi làm việc, thì đây chính là lúc cân nhắc xem tại sao bạn không muốn có mặt trong các hoạt động này và đâu là nơi bạn mong muốn có mặt.
Hãy thực tế!
Luôn nhớ rằng, không bao giờ có 1 công việc “hoàn hảo” cả. Có rất ít người hài lòng với tất cả các yếu tố, các mặt trong công việc của họ. Hãy thực tế khi suy nghĩ về vị trí hiện tại của mình và quyết định xem liệu đây có phải là thời điểm để bắt đầu tìm kiếm công việc mới, hay là bạn chỉ không hài lòng với 1 hay 1 vài mặt nào đó – mà bạn hoàn toàn có thể cải thiện.
Nếu bạn không hài lòng với 1 mặt nào đó của công việc, hãy thẳng thắn trao đổi điều này với quản lí của bạn và bàn bạc cách cải thiện, giải quyết vấn đề. Điều này có thể giúp bạn có được 1 vai trò mới, 1 môi trường làm việc mới, hay các sự lựa chọn khác tích cực hơn hiện tại.
Nếu bạn không thể hay không muốn đạt được chỉ tiêu doanh số bán hàng nhưng lại cực kì phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty hiện tại, thì bạn nên tìm kiếm các vị trí khác trong công ty – các vị trí không có những quy định về chỉ tiêu.
Cũng có thể là do văn hóa ở công ty hiện tại của bạn không hợp với yêu cầu và giá trị của bản thân bạn nữa. Trong trường hợp này, tốt hơn hết là bạn nên tìm 1 công ty khác với văn hóa có thể giữ chân bạn lại và tạo nên sự hứng khởi cho bạn.
Cuối cùng, không quan trọng là bạn đang làm việc chăm chỉ như thế nào, hãy ý thức rằng nếu bạn không được thăng chức hay nhận được mức lương cao hơn nếu bạn thiếu những kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết cho vị trí đó.
Đừng đưa ra những quyết định chóng vánh
Một khi bạn đã nhận ra được tình trạng hiện tại của bản thân và tiếp cận nó 1 cách thực tế nhất có thể để đánh giá nó, thì điều bạn nên làm là cẩn thận và không đưa ra bất kì quyết định vội vàng nào.
Mặc dù nền kinh tế vẫn đang phát triển không ngừng, tìm kiếm việc làm chưa bao giờ là 1 điều dễ dàng cả. Không có gì chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được việc ngay sau khi bạn nghỉ, và tìm việc 1 cách thụ động chỉ gia tăng thêm mức độ stress cho công việc hằng ngày của bạn mà thôi.
Chỉ cần đánh vài cụm từ như “Tìm việc làm tại TPHCM”, “Tìm việc làm ở Bình Dương” hay thậm chí là “Kỹ Sư Điện Tử” trong trang tìm kiếm bất kì, bạn có thể tìm ra muôn vàn kết quả từ các nhà tuyển dụng. Nhưng quá trình tìm việc làm không hề đơn giản như vậy!
Hãy cân nhắc xem liệu bạn có đang mắc kẹt trong 1 vòng lặp không hồi kết hay không. Nếu có, hãy ngỏ lời với quản lí của bạn về 1 cơ hội được lãnh đạo trong công ty. Nếu bạn có thể thay đổi vị trí và thăng tiến trong công ty hiện tại, điều này sẽ giúp khơi dậy đam mê trong công việc của bạn 1 lần nữa.
Nếu bạn có các mối âu lo khác về vị trí của bạn và khả năng chuyên môn, 1 cuộc đánh giá về năng lực làm việc sẽ là thời điểm tốt nhất để giãi bày, bởi vì năng lực làm việc của bạn hiện đang được bàn đến cơ mà.
Bạn chính là người làm chủ trong sự nghiệp của chính mình. Bạn có toàn quyền quyết định liệu đây có phải là thời điểm đúng đắn để bước đi và tìm 1 công việc mới, hay vẫn còn có các cơ hội cải thiện kĩ năng chuyên môn ở công ty hiện tại để bạn có thể tiến về phía xa hơn trong sự nghiệp của mình.
Hãy nhìn nhận 1 cách thực tế và chân thật nhất vào tình trạng hiện tại của bạn và quyết định xem “thay đổi việc làm” thật sự có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp của bạn trước khi thay đổi bất cứ điều gì.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.