adsads
shutterstock 1119083438
Lượt Xem 3 K

Tác giả Malcolm Gladwell của tòa The New Yorker đã ra mắt 7 cuốn sách tính tới thời điểm hiện nay. Tác phẩm bán chạy nhất của ông năm 2008 là quyển “The Story of Success”, đã giới thiệu về “Quy tắc 10.000 giờ”. Nội dung cuốn sách đưa ra đánh giá chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể đòi hỏi 10.000 lần thực hành cường độ cao, và tập trung cao độ thì mới thẩm thấu được ý nghĩa của nó.

Một điều chắc chắn là những người như Aaron Rodgers, Warren Buffett, Yo-Yo Ma và Marie Curie không tình cờ trở thành những bậc thầy nổi danh trong những việc họ làm. Thành công của họ đòi hỏi vô số giờ làm việc tập trung và luyện tập căng thẳng.

Nên là một chuyên gia đa dụng 

Trong hơn 30 năm sự nghiệp, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp điển hình sẽ bộc lộ nhiều kỹ năng khác nhau. Theo như mô hình của Gladwell đề xuất thì một năm làm việc toàn thời gian là 2.000 giờ, phải mất khoảng 5 năm để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Ông đề nghị rằng, với phương thức liên tục thử thách bản thân với những khía cạnh mới và khác biệt với những thứ thường làm, thì trong suốt 30 năm sự đó, chúng ta có thể trở thành những bậc thầy lão luyện và thành công hơn gấp 6 lần.

SynFiny đã dành rất nhiều thời gian và tập trung vào việc mở rộng các lĩnh vực chuyên môn, cũng thử thách bản thân để không ngừng học hỏi. Họ có hơn 250 cố vấn với hơn 12,5 triệu giờ kinh nghiệm, tương đương với đội ngũ của 1.250 chuyên gia. Và họ vẫn luôn tiếp tục mở rộng sự phong phú này.

Thái độ học hỏi và cải thiện không ngừng chính là chiếc chìa khóa để chúng ta trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hơn thế nữa, điều này hoàn toàn quan trọng đặc biệt đối với một vai trò như CEO của một công ty khởi nghiệp toàn cầu.

Sự đa dạng của các kỹ năng và kiến ​​thức chuyên môn mà vị trí này yêu cầu có thể khiến bạn choáng váng đấy. Cho nên để trở nên một bậc vĩ nhân thì nên biết cách tiếp thu và rèn luyện nhiều mặt kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn của không chỉ một hay một vài, mà có thể lên tới hàng trăm lĩnh vực khác nhau.

Tìm cho mình lối thoát khỏi “vùng an toàn”

Một điều hiển nhiên là, để duy trì một thói quen hoặc làm những thứ chúng ta thích là rất dễ. Điều đó có thể thú vị nhưng cũng nhàm chán. Nó giới hạn bản thân với các cơ hội học hỏi và bổ sung kiến ​​thức chuyên môn của chúng ta. Vì vậy, hãy làm ngược lại. Tìm kiếm những thứ hoàn toàn lạ lẫm, khiến bạn tò mò và bắt đầu “điều tra” nó. Bước tiếp theo, lao vào tìm hiểu, cho dù có phải mất 10.000 giờ, thì nó là xứng đáng để bạn thành một chuyên gia thực thụ. 

Chuyên môn của một người cũng giống như tiền trong ngân hàng. Ta nên coi nó là một tài khoản tiết kiệm chuyên nghiệp mà bạn có thể sử dụng nhiều lần trong suốt quá trình sự nghiệp của mình. Đương nhiên phần cổ tức sẽ được trả trong suốt cuộc đời của bạn.

Yếu tố quan trọng ở đây chính là sự tập trung lâu dài. Bởi lẽ, thời gian ngắn hạn sẽ hoàn toàn quyết định những lựa chọn công việc mà chúng ta thực hiện hàng ngày. Đấy, lại có thói quen thoải mái đó. Dừng lại ngay.

Tuy điều này không bắt buộc bạn phải bỏ qua các thói quen hàng ngày, sự tập trung lâu dài để học các kỹ năng mới là cách tốt hơn và hiệu quả hơn để xem xét và thay đổi. Vì vậy, hãy chuyển sự ưu tiên của bạn vào sự tập trung này, và thử thách bản thân với những điều mới mẻ để hoàn toàn giải phóng sức mạnh của bản thân mình. 

Theo HR Insider, bạn hãy biến 5 năm tiếp theo thành 10.000 giờ bổ ích. Tiếp tục dành dụm cho tài khoản tiết kiệm của bạn những kiến ​​thức chuyên môn mới, đây chính là bệ phóng để bạn nắm lấy cơ hội thành công. Hoặc là trở thành một CEO thành công, hoặc chỉ là đơn giản trở thành những bậc chuyên gia cho từng lĩnh vực chuyên môn bạn chọn. Hãy nhớ rằng thành công không phải là một đích đến, nó là cả quá trình ta đã, đang và sẽ đi đến đích.

>>> Xem thêm: Đã là sếp, thì nên là một người sếp tốt!

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers