adsads
Thiết kế không tên 31
Lượt Xem 8 K

Chúng ta đang ở trong giai đoạn khi mà sự thiếu hụt nhân tài đang nằm ở mức báo động. Theo Khảo sát Báo Cáo Thị Trường Tuyển Dụng Trực Tuyến Nửa Đầu Năm 2019 Tại Việt Nam của VietnamWorks, 79% doanh nghiệp đang thiếu hụt nhân sự trong 6 tháng đầu năm.

Các công ty có qui mô càng lớn có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự nhiều hơn. Theo đó, 87% công ty có qui mô 501 – 1000 nhân viên và 1001 – 5000 nhân viên cho biết họ đang thiếu hụt nhân sự, 80% công ty qui mô trên 5000 người cho biết đang thiếu hụt nhân sự.

“Cung – cầu” khác biệt trong xu hướng tăng trưởng, xuất hiện dấu hiệu thiếu hụt nhân lực ở một số ngành nghề như Kỹ sư; Bảo trì/Sửa chữa; Bán hàng kỹ thuật; Cơ khí trong nửa cuối năm 2019 khiến cho cuộc chiến giành nhân tài giữa các nhà tuyển dụng trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết. Việc các công ty suy nghĩ lại về cách mà họ đang thu hút và tuyển dụng chưa bao giờ được chú trọng cao như lúc này. Muốn như thế, tất cả nên được bắt đầu từ việc cải thiện các buổi phỏng vấn với ứng viên – cơ hội ghi điểm to lớn dành cho nhà tuyển dụng.

 

Vai trò của những buổi phỏng vấn trực tiếp, tại chính văn phòng làm việc là hoàn toàn không thể thay thế được.

Phỏng vấn qua điện thoại, Skype hay thông qua video trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Nhưng không một phương pháp nào trong số đó có thể khiến cho buổi phỏng vấn trực tiếp với ứng viên tại chính công ty là không thể thay thế bởi bất kì hình thức nào trong chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng của bất kì công ty, tổ chức nào.

Vì sao lại như vậy?

Thứ nhất, buổi phỏng vấn trực tiếp chính là phần dài nhất mà cũng đầy ý nghĩa nhất trong cả quá trình tuyển dụng, và thường đó cũng là bước cuối cùng trước khi cả hai bên đưa ra quyết định.

Thứ hai, theo một báo cáo gần đây của The Talent Board – một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào phát triển nhân tài, thì gần một nửa các ứng viên không có mối quan hệ quen biết nào trước với công ty mà họ đang cân nhắc làm việc.

Buổi phỏng vấn trực tiếp chính là một cơ hội tuyệt vời để nhà tuyển dụng đưa ra các chiến lược “lôi kéo” ứng viên về với đội của mình, đồng thời còn cho ứng viên thấy điểm độc đáo của công ty mình là gì. Thậm chí nếu không trúng tuyển, một buổi phỏng vấn tuyệt vời sẽ khiến các ứng viên có cảm giác tốt đối với thương hiệu của công ty, cũng như giúp bạn tiến xa hơn trong cuộc chiến thu hút nhân tài.

Không cần phải tốn quá nhiều công sức để có thể nâng tầm các chiến lược phỏng vấn, tuy nhiên đó không chỉ là nhiệm vụ của chỉ riêng đội ngũ nhân sự trong công ty. Thực tế là, một cuộc khảo sát gần đây đã tìm ra rằng, ngày càng có nhiều công ty thay đổi các vị trí CEO và đội ngũ Marketing nhằm định hình lại thương hiệu tuyển dụng của mình. Đây vốn là công việc cần sự góp sức từ cả Nhân sự, Marketing, bộ phận quản lí và lãnh đạo, và thậm chí là các nhân viên mới nhằm đưa ra những phản hồi “nóng hổi và thời sự nhất” về những điều đã thu hút họ về với công ty của bạn.

 

Trước buổi phỏng vấn

Nó bắt đầu ngay cả trước khi một ứng viên bước chân qua cánh cửa phỏng vấn. Các nhà tuyển dụng biết rằng họ sẽ có một buổi phỏng vấn tốt hơn, chân thật hơn với những ứng viên nào cảm thấy thoải mái và tự tin. Vì thế, hãy chuẩn bị chu toàn cho các ứng viên ngay từ trước. Thông báo về việc các ứng viên sẽ phải làm gì trong quá trình phỏng vấn trực tiếp – họ sẽ gặp gỡ những ai, theo thứ tự ra sao, và kéo dài trong bao lâu chẳng hạn.

Có rất nhiều công ty đang cố gắng để trở nên rõ ràng hơn về quy trình phỏng vấn của chính mình.

Lấy Google làm một ví dụ: Trên trang web của mình, Google bao gồm đầy đủ các thông tin chi tiết về quy trình của một buổi phỏng vấn, họ mong đợi điều gì từ ứng viên, và còn thêm rất nhiều mẹo cho một buổi phỏng vấn thành công nữa.

Tương tự như vậy, Stripe cũng chia sẻ một quy trình hướng dẫn dễ hiểu cho các ứng viên, bao gồm một bản miêu tả khái quát, những đường link dẫn đến các bài đọc được đề xuất, một bài đăng trên blog từ nhân viên của Stripe về những dạng câu hỏi sẽ được đưa ra trong buổi phỏng vấn.

Netflix cũng dùng cách này để quảng bá cho văn hóa doanh nghiệp, và giúp cho nhân viên tiềm năng của mình hiểu về giá trị mà họ đem lại cho công ty bằng cách đề cao năng suất làm việc của nhân viên theo phong cách “trưởng thành” và tự do sáng tạo để cống hiến.

 

Trong buổi phỏng vấn

Buổi phỏng vấn luôn là chất chứa đầy căng thẳng, thậm chí là đối với những ứng viên có dày dạn kinh nghiệm nhất. Và việc công ty tích cực hỗ trợ ứng viên sẽ góp phần đem lại ấn tượng đẹp trong lòng họ đấy. Một mối quan tâm phổ biến chính là việc ứng viên có mặt đúng giờ hay không bị lạc trên đường đến công ty. Do đó, hãy cung cấp cho ứng viên những chỉ dẫn chi tiết, ví như cách để đến văn phòng, bãi giữ xe ở đâu hay bất kì thứ gì mà họ cần để có thể đến tòa nhà công ty một cách thuận tiện nhất.

Đây là cách một buổi phỏng vấn ứng viên tuyệt vời diễn ra

Khi ứng viên đặt bước chân đầu tiên đến văn phòng, thì vẫn có một số cách để có thể dễ dàng gây được ấn tượng tốt với họ.

Tại Hired, có một tấm bảng trắng rất to viết lời chào đón các ứng viên đến với buổi phỏng vấn ngay khi họ vừa bước chân ra khỏi thang máy. Họ được đón tiếp, được mời nước, và được đưa tận nơi đến với phòng phỏng vấn.

Những điều kể trên nghe thì có vẻ nhỏ nhặt, nhưng đó là cách tốt nhất để giúp các ứng viên bớt căng thẳng, cũng như cho họ thấy sự thiện chí của công ty đối với sự có mặt của mình. Bỏ rơi ứng viên bơ vơ ở bàn tiếp tân chờ người đến đón chính là cách tệ nhất để bắt đầu một buổi phỏng vấn xin việc đấy!

Nếu bạn biết rằng ứng viên đã phải mất rất nhiều thời gian cho buổi phỏng vấn, hãy lên kế hoạch từ đầu và dự đoán họ sẽ cần gì sau đó. Rất nhiều công ty không mời họ thức ăn hay chỉ họ nơi để ăn trưa gần đó – hoặc thậm chí là còn không cho họ thời gian để nghỉ ngơi nữa. Nếu một ứng viên đến phỏng vấn trên bốn tiếng, hãy mời họ một ít thức ăn nhẹ, hay tối thiểu cũng nên cho họ nghỉ ngơi lấy lại sức. Hoặc tốt hơn là hãy mời họ ăn trưa chung với những nhân viên nào luôn ủng hộ công ty, và cùng họ trò chuyện về thời gian làm việc tại công ty chẳng hạn.

Nhiều công ty có xu hướng chờ đến khi nhân viên mới đi làm được một ngày rồi mới dẫn họ giới thiệu xung quanh. Việc cho ứng viên thấy không khí làm việc tại công ty có thể giúp cho họ hiểu hơn về công ty. Cuối cùng, hãy tôn trọng thời gian của ứng viên. Đừng nảy ra thêm nhiều buổi phỏng vấn khác, hay vượt quá mức thời gian đã được thỏa thuận từ trước.

 

Sau buổi phỏng vấn

Thậm chí nếu bạn không tuyển dụng ai đó, thì hãy nhớ rằng buổi phỏng vấn chính là đỉnh điểm của hàng giờ nghiên cứu cũng như chuẩn bị của một ứng viên nào đó. Vì thế, hãy tôn trọng họ. Hãy phác ra những bước đi tiếp theo vào cuối buổi phỏng vấn, dù là qua lời nói hay qua email trong vòng 24 giờ sau khi gặp mặt ứng viên. Hiển nhiên rằng, tất cả nỗ lực bạn đã đưa vào cho một buổi phỏng vấn sẽ trở thành con số 0 tròn trĩnh nếu bạn không nhanh chóng “lôi kéo” nhân tài về đội của mình. Nhiệm vụ của bạn, chính là lưu ý và để tâm đến những gương mặt sáng giá hàng đầu này đấy.

Nếu bạn quyết định từ chối ai đó, hãy cẩn trọng trong cách đưa ra câu trả lời của mình – đó là những lời được chính bạn ghi ra theo cảm nhận riêng, chứ không phải là “sao y bản chính” từ đâu đó.

Theo The Talent Board, chỉ có khoảng 1/5 ứng viên, thậm chí ít hơn, cho rằng họ đã không nhận được lời phản hồi thấu đáo sau buổi phỏng vấn.

Ngoài phép lịch sự thông thường, đó còn là biểu hiện mang tính chiến lược, giúp ứng viên có một ấn tượng sâu sắc với nơi mà họ nộp đơn xin việc. Có thể sau này, họ lại là một nhân tố phù hợp với một vị trí nào đó thì sao? Hoặc có thể, họ sẽ nói về trải nghiệm của họ với công ty cho bạn bè biết, và cả các mối quan hệ chuyên môn khác của họ nữa. Tất cả những điều đó đều đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường tìm kiếm nhân tài đầy tính cạnh tranh như hiện nay.

Mọi người thường cho rằng, cách mà họ được đối xử khi còn là ứng viên cũng phản ánh cách mà họ được đối đãi khi trở thành một phần của công ty. Nhận định đó là không hề sai. Nếu bạn thật sự nghĩ rằng buổi phỏng vấn chính là phần mở rộng cho công cuộc xây dựng thương hiệu cũng như tiếp thị của mình, bạn sẽ bắt đầu đối xử với mỗi ứng viên cũng như cách mà bạn tôn trọng một khách hàng tiềm năng hay một đối tác làm ăn vậy. Còn nếu không, sẽ có một đối thủ cạnh tranh đang đợi để sẵn sàng làm giúp bạn việc này đấy!

 

— HR Insider / Theo The Fast Company —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers