adsads
Untitled design 4
Lượt Xem 4 K

Việc hiểu rõ mức lương của mình hoàn toàn khác rất nhiều so với việc lựa chọn thời điểm phù hợp để hỏi việc tăng lương. Suy cho cùng, thời điểm vàng sẽ quyết định tất cả – Mình rồi sẽ phải kiến nghị tăng lương, nhưng ít nhất là sau khi làm ở đây 1 thời gian.

Tuỳ vào mỗi người và tính chất công việc mà việc kiến nghị tăng lương cũng sẽ khác nhau.

Không cần phải chờ đợi đến 1 năm, sau đây là một vài khung thời gian mà bạn có thể dễ dàng nhắn nhủ với cấp trên của mình và đàm phán về con số hiện tại.

 

Trước khi nhận việc

Việc đàm phán lương là một yếu tố cần thiết khi quyết định nhận việc. Đáng chú ý, đa số phụ nữ đều ít khi thoả hiệp được con số mình mong muốn mỗi khi đàm phán về mức lương. Có nhiều quy tắc mà bạn có thể dễ dàng ứng dụng, bao gồm nói ra 1 con số cao hơn 20% con số mà bạn đang mong muốn. Nhưng điều gì xảy ra khi bạn không nhận được con số bạn mong muốn trong giai đoạn đàm phán này?

Trong trường hợp này, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng cho bạn 1 cơ hội để được tăng đến con số mà mình mong muốn, ít nhất là sau 3 tháng thử việc. và hãy chắc chắn rằng, mọi số liệu đều được ghi rõ ràng và quy định bằng hợp đồng lao động, tránh những xung đột không đáng có về sau này.

 

Sau 3 tháng

1 quý đôi lúc vẫn chưa đủ để đánh giá được năng lực của bạn, tuy nhiên không phải công việc nào cũng như thế.

Sẽ có những trường hợp rằng: Công việc mà bạn đảm nhận sau 3 tháng đã xoay chuyển 180 độ so với bản mô tả công việc ban đầu và cứ trung bình, ai cũng mất từ 2 đến 6 tháng để có thể dễ dàng thích nghi được với công việc mới của mình.

Trong trường hợp này, hãy cân nhắc việc hỏi về vấn đề tăng lương của bạn, hoặc chí ít hãy đợi thêm 1 khoảng thời gian nữa, sau khi bạn đã gánh vác khối lượng công việc nhiều hơn. Lúc ấy, bạn sẽ có cơ sở đễ dễ dàng dẫn chứng cho lý do mình cần được tăng lương.

 

Sau 6 tháng

Nghe tuy có vẻ bất khả thi nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không thể. Một lần nữa, mọi thứ đều phụ thuộc vào khối lượng công việc và trách nhiệm đảm đương của bạn sau 1 khoảng thời gian.

Tăng lương: Đâu là thời điểm thích hợp để mở lời với sếp?

Từ việc thiết lập những mối quan hệ với mọi người xung quanh, rồi tiếp quản những dự án lớn, cho đến việc nắm giữ những trọng trách lớn lao trong đội ngũ. Tất cả đều là cho thấy những nỗ lực và sự cố gắng của bạn trong suốt thời gian vừa qua, dẫn đến việc tăng lương là điều tất yếu.

Vậy nên, một khi bạn đã khẳng định được giá trị của bản thân trong đội ngũ, không có lý do gì để ngại ngần chia sẻ với nhà tuyển dụng về một con số xứng đáng hơn cho những nỗ lực của bản thân.

 

Sau 1 năm

Cột mốc cơ bản cho việc đánh giá năng lực và tăng lương tại mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đồng nghĩa với việc là bạn sẽ chắc chắn thoả hiệp được con số mình mong muốn tại thời điểm này. Điều đó còn phụ thuộc vào những đánh giá, góc nhìn của cấp trên và đồng nghiệp xung quanh khi nói về năng lực và trách nhiệm của bạn với công việc trong suốt 365 ngày qua.

Trong trường hợp bạn cảm thấy những đóng góp của mình chưa đủ, hoặc khi nghe cấp trên có những phản hồi chưa tốt về năng lực của bạn, tốt nhất là khoan đề cập đến vấn đề tăng lương. Hãy cải thiện và làm việc tốt hơn trước khi bạn thực sự đề cập lại vấn đề này 1 lần nữa.

 

Bất kỳ lúc nào

Có một số công việc mà vấn đề tăng lương không nằm ở thời điểm và thời gian bạn gắn bó với doanh nghiệp, mà phụ thuộc vào năng lực và đóng góp của bạn. Có thể ví dụ bằng câu chuyện ở những công ty quảng cáo, khi bạn vừa đóng một vai trò rất lớn trong việc giúp công ty đấu thầu thắng 1 khách hàng quan trọng. Trong những trường hợp này, hãy để kết quả làm đòn bẫy cho con số mà bạn đang mong chờ.

Hãy cho cấp trên của bạn thấy rằng, vì sao bạn xứng đáng với con số mình đề ra.

 

— HR Insider / Theo fastcompany.com —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers