adsads
Shutterstock 2211052441 1
Lượt Xem 4 K

Bắt nhân viên tiết lộ thông tin cá nhân

Các sếp thường bắt nhân viên tiết lộ những bí mật cá nhân của mình với lý do “xây dựng đội ngũ”. Mục đích của hành động này là để mọi người có thể hiểu nhau rõ hơn. Tuy nhiên, không phải thông tin nào nhân viên cũng có thể chia sẻ được ở môi trường công sở.

Do vậy, dù vì mục đích gì, việc ép nhân viên tiết lộ thông tin hay những bí mật cá nhân là điều không nên làm. Việc hiểu rõ về một người không phải là cách hay để lãnh đạo điều khiển hay thúc ép nhân viên làm việc tốt hơn. 

Điều này có thể khiến nhân viên của bạn cảm thấy bạn là người không đáng tin cậy và có phần khó chịu đối với sếp. Thậm chí, việc ép nhân viên tiết lộ những bí mật cá nhân còn có thể gây ra những mâu thuẫn giữa nhân viên và sếp. Đây sẽ là bước đầu cho những xung đột giữa bạn và nhân viên.

Khiến cho nhân viên cảm thấy họ nên tham gia sự kiện “xã hội”

Tính cách của mỗi một con người khác nhau. Có người thích giao du, kết giao với bạn mới, nhưng cũng có người thích yên tĩnh một mình sau giờ làm việc, một số người khác thì chỉ nói chuyện về công việc mà không thích giao tiếp về cuộc sống hàng ngày. 

Nếu cấp trên tạo áp lực và yêu cầu họ tham gia, họ thường kiếm cớ để từ chối. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, sếp gửi thiệp mời càng khiến nhân viên cảm thấy áp lực hơn trong việc lựa chọn giữa việc đi hay không đi. Và, dù họ đã lựa chọn tham gia sự kiện đó, họ cũng cảm thấy không thoải mái. 

Việc bắt ép tham gia các sự kiện sẽ khiến nhân viên cảm thấy uể oải và có suy nghĩ tiêu cực về các sự kiện của công ty. Để tạo ra một buổi sự kiện xã hội thoải mái mà không có sự phàn nàn hay gượng ép nào, bạn nên tổ chức sự kiện gồm nhiều đối tượng và mang tính thoải mái, đầy ý nghĩa như tiệc sinh nhật cho nhân viên hay buổi dã ngoại cuối tuần xả stress cho nhân viên. Đồng thời, bạn có thể nhờ nhân viên khác lôi kéo hoặc tạo động lực cho họ tham gia sự kiện.

Ép nhân viên phải ủng hộ cho quỹ từ thiện của công ty

Từ thiện là một hành động đẹp mang ý “lá lành đùm lá rách”. Nhưng, nếu việc từ thiện trở thành một hành động bắt ép thì điều này đi trái với nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Do đó, các nhà quản lý không nên gây áp lực cho nhân viên về vấn đề này. Bạn cần tìm ra những lý do chính đáng và ý nghĩa thiết thực của việc tổ chức từ thiện để thuyết phục nhân viên trong công ty.

Hãy để việc làm từ thiện xuất phát từ tâm của nhân viên và cũng đừng để nhân viên cảm thấy rằng họ bị theo dõi sát sao về việc ủng hộ từ thiện ra sao.

Yêu cầu nhân viên giống như nhân viên khác

Trong một tập thể, mỗi người có một chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng xử lý vấn đề trong những lĩnh vực khác nhau. Việc bạn giao cho nhân viên của mình hoàn thành dự án nào đó và bạn nhận ra họ không thể hoàn thành chúng. Sau đó, bạn giao lại dự án đó cho nhân viên khác hoàn thành nốt và quở trách nhân viên đã không hoàn thành dự án đó.

Đây là việc bạn không nên làm. Vì, điều này có thể khiến cho nhân viên mất niềm tin ở người lãnh đạo là bạn. Ban đầu khi bạn giao việc cho nhân viên, điều này khiến họ cảm thấy bạn rất tin tưởng họ, nhưng khi biết rằng bạn lại coi trọng người khác, họ sẽ cảm thấy không thể vui mừng.  Để đạt được kết quả, bạn nên nắm rõ chuyên môn của từng người và lĩnh vực mà người đó giỏi. 

Sau cùng, bạn không nên quở trách nhân viên đã không hoàn thành dự án. Bạn nên gặp họ và hỏi họ về những khó khăn mà họ gặp phải khi làm việc, điều phối một nhân viên có kinh nghiệm về vấn đề đó để giúp họ hoàn thành công việc. Điều này sẽ giúp bạn củng cố niềm tin với nhân viên của mình.

Không để nhân viên có thời gian nghỉ ngơi

Nếu như nhân viên phải làm việc liên tục trong hàng giờ liên tục hay họ còn phải làm thêm giờ để xử lý công việc mà không được nghỉ ngơi. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe của nhân viên đi xuống trầm trọng và còn có thể ảnh hưởng đến tiến độ của công việc.

Vì thế, bạn nên để cho nhân viên của mình có những giây phút thư giãn nhằm giảm áp lực công việc của họ. Hạn chế rủ rê nhân viên đi uống, đi nhậu sau giờ làm. Thời gian sau giờ làm là thời gian của họ dành cho bản thân ăn tối và nghỉ ngơi, không phải là thời gian đi uống rượu.

Yêu cầu nhân viên đánh giá chính bản thân họ

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp áp dụng KPI vào việc tính lương cho nhân viên. Tuy nhiên, việc bạn yêu cầu nhân viên tự đánh giá bản thân dựa vào mức độ hoàn thành KPI là điều không nên làm hay đánh giá. Dù việc đánh giá này mang tính xây dựng, giúp nhân viên cố gắng tốt hơn, nhưng nó cũng có thể khiến nhân viên không thành được khối lượng công việc được giao trở nên mặc cảm, tự ti hơn.

Ngoài ra, đối với nhân viên làm việc chưa tốt ít khi đánh giá bản thân mình làm việc kém. Không những vậy, điều này còn có thể biến một buổi trò chuyện mang tính xây dựng thành một cuộc tranh cãi. 

Nếu như sếp muốn nhận được sự phản hồi từ nhân viên, hãy hỏi họ về việc công ty hay người lãnh đạo có thể giúp gì được cho họ để phát triển sự nghiệp của họ trong tương lai.

Yêu cầu nhân viên đánh giá đồng nghiệp

Điều mà mọi nhân viên đều ghét, đó chính là việc đánh giá, phê bình đồng nghiệp của mình trong nhóm hay trong công ty. Mặc dù, nhà quản lý nói mọi việc đánh giá luôn được giữ bí mật nhưng mọi người vẫn có thể nhận ra ai đang được nói về.

Việc sếp chia nhóm làm việc, bởi vì sếp biết về năng lực làm việc của từng người và ghép họ làm việc với nhau. Chính vì thế, việc đánh giá đồng nghiệp làm cùng là vấn đề không cần thiết. 

Yêu cầu nhân viên nhắc nhở mình

Sếp không nên yêu cầu nhân viên giám sát công việc của mình. Nếu bạn có một lịch trình làm việc dày đặc và không thể tự quản lý được thì bạn nên có một người trợ lý hay thư ký riêng để họ sẽ là người sắp xếp, nhắc nhở bạn mà không phải là nhân viên của bạn. Vì các nhân viên khác cũng có công việc riêng của họ. Bạn nên để họ tập trung vào việc hoàn thành công việc dang dở của họ.

Yêu cầu nhân viên làm những việc mà bạn không thể làm

Nguồn động lực lớn nhất khi đi làm của nhân viên là khi thấy ông chủ của mình cũng là một người hăng say, nhiệt tình khi làm việc. 

Ví dụ như: một người giám đốc cũng xắn tay áo lên để hỗ trợ nhân viên chuyển đồ vào kho. Việc này sẽ khiến cho cấp dưới cảm thấy họ có động lực làm việc hơn. Các nhân viên sẽ sẵn sàng cùng làm những việc mà người quản lý của họ cũng làm. 

Người lãnh đạo là người có tầm ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên. Là một nhà lãnh đạo tốt, bạn không nên bắt ép nhân viên. Hãy tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và khiến nhân viên sẵn sàng cống hiến hết mình cho công việc. 

Xem thêm: 3 kiểu người bề ngoài “khù khờ”, nhưng thật ra thông minh bất ngờ

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng “tạm biệt” công ty hiện tại

Bạn đang rơi vào tình trạng đắn đo không biết liệu có nên nghỉ việc, bởi lo ngại nhỡ chẳng may đưa ra quyết định...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng “tạm biệt” công ty hiện tại

Bạn đang rơi vào tình trạng đắn đo không biết liệu có nên nghỉ việc,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers