adsads
Lượt Xem 14

Vậy những dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị ảnh hưởng xấu bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại? Và quan trọng hơn, làm sao để tự bảo vệ mình trong môi trường như vậy?

“Văn hóa độc hại” và câu chuyện về những thói quen xấu dễ học lỏm từ đồng nghiệp

Chị Trúc Anh (Nhân viên Kinh doanh, 27 tuổi – Tân Phú) chia sẻ: “Mới vào công ty, mình lúc nào cũng nhiệt huyết hết, làm việc gì cũng cố hết sức. Nhưng rồi dần dần mình thấy nhiều anh chị trong team hay ‘lách luật’, thích ném việc cho người khác hoặc thậm chí là chơi trò nịnh sếp để được ưu ái. 

Bản thân mình thực sự không thích những hành vi đó, nhưng dần dần sau một thời gian mình lại thực sự bị ảnh hưởng. Mình bắt đầu học lỏm vài mánh để không bị thiệt, đến lúc suy ngẫm kỹ lại thì chợt nhận ra bản thân đã thay đổi quá nhiều. Mình đành quyết định rời khỏi môi trường đó và nghỉ ngơi một thời gian để tìm lại chính mình”.

Angry boss. Woman and secretary standing at office or studio

Thực tế thì câu chuyện của chị Trúc Anh là một trong những vấn đề không quá xa lạ trong những công ty có văn hóa không lành mạnh. Khi thấy đồng nghiệp sử dụng những cách thức không trung thực hoặc hành xử thiếu công bằng, nhân viên mới thường có xu hướng “học theo” hoặc bị động hơn là họ bị vô tình cuốn vào vòng xoáy này mà không nhận ra. Cảm giác muốn tồn tại và không bị thua thiệt có thể khiến họ vô thức sao chép những hành vi tiêu cực này, tạo thành một vòng lặp độc hại trong văn hóa doanh nghiệp.

Môi trường độc hại ‘ngấm’ vào tư duy – Những dấu hiệu cho thấy bạn đang dần thay đổi xấu đi

Nhiều nhân viên không nhận ra mình đã thay đổi theo hướng tiêu cực cho đến khi quay lại xem xét những hành động và suy nghĩ của chính mình. Ban đầu, bạn có thể vẫn tin tưởng vào những giá trị tích cực như trung thực, công bằng, và tinh thần đồng đội. Nhưng theo thời gian, những cuộc họp đầy căng thẳng với tiếng nói của bạn luôn bị gạt qua, những đồng nghiệp được thăng tiến nhờ “quan hệ” hơn là năng lực, hay cảm giác cạnh tranh không lành mạnh giữa các đội nhóm có thể khiến bạn dần thay đổi.

Bạn bắt đầu cảm thấy mình cần nịnh sếp một chút để không bị thiệt thòi, hay thậm chí lách luật một chút để bảo vệ vị trí của bản thân. Những suy nghĩ kiểu như “ai cũng làm vậy, nếu mình không làm thì mình sẽ bị tụt lại” bắt đầu xâm chiếm tâm trí. Dần dần bạn thấy mình ngày càng trở nên phòng thủ, ít chia sẻ, thậm chí sẵn sàng “chơi chiêu” để đạt mục tiêu cá nhân. 

Employee sleeping at the work

Bạn không còn dám bày tỏ quan điểm của mình trong các buổi họp, lo sợ bị đánh giá, và thay vào đó chọn cách im lặng hoặc xuôi theo số đông. Những giá trị tích cực mà bạn từng có dần bị thay thế bởi sự hoài nghi, mất lòng tin vào đồng nghiệp, và cảm giác mệt mỏi.

Đây thực sự là lúc bạn nên cảnh giác – vì môi trường này không chỉ đang tác động đến công việc mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách và giá trị cá nhân của bạn, khiến bạn trở thành một phiên bản khác với chính mình ngày trước.

Cảnh báo đỏ để không biến thành phiên bản khác của chính mình

Điều đáng buồn là, nhiều người còn không nhận ra mình đã thay đổi theo hướng này cho đến khi quá muộn. Nếu bạn cảm thấy mình đang mất đi niềm vui trong công việc, hay thường xuyên nghi ngờ và phòng thủ trước đồng nghiệp, có lẽ đã đến lúc bạn cần nghiêm túc xem xét lại nhiều khía cạnh.

Nhận diện vấn đề và duy trì giá trị cá nhân

Khi nhận thấy mình có những dấu hiệu thay đổi theo hướng tiêu cực, điều đầu tiên là bạn nên dừng lại và tự hỏi liệu những hành vi đó có phản ánh đúng giá trị cá nhân của bạn không. Hãy dành thời gian để xác định rõ đâu là những giá trị quan trọng nhất với bản thân và tìm cách giữ vững những giá trị đó, bất kể môi trường xung quanh thế nào. 

Tìm kiếm đồng minh trong công ty

Một mình chống lại văn hóa độc hại là điều không dễ dàng, vì vậy bạn hãy thử tìm kiếm những đồng nghiệp có cùng quan điểm minh bạch và tích cực. Có thể họ cũng đang cố gắng giữ vững giá trị của mình như bạn. Việc có những đồng minh giúp bạn cảm thấy không đơn độc và có thêm động lực để bảo vệ những giá trị cá nhân. Đồng thời, cùng nhau xây dựng một môi trường nhỏ đáng tin cậy trong công ty cũng là một cách để giảm bớt tác động của văn hóa tiêu cực.

Học cách tự bảo vệ sức khỏe tinh thần

Khi văn hóa công ty ảnh hưởng đến tinh thần và thái độ làm việc, sức khỏe tinh thần của bạn cũng sẽ bị tác động. Để tránh điều này, bạn hãy tự đặt ranh giới rõ ràng giữa hai lĩnh vực này để có thời gian phục hồi năng lượng và không để những áp lực công việc ảnh hưởng đến đời sống riêng. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm đến những hoạt động thư giãn hoặc sở thích cá nhân để giảm căng thẳng và duy trì sự tích cực.

Cân nhắc về việc thay đổi môi trường làm việc

Nếu bạn đã cố gắng hết sức để duy trì những giá trị của mình nhưng môi trường làm việc vẫn không thay đổi, có thể đã đến lúc cân nhắc đến việc tìm kiếm một nơi phù hợp hơn. Một công ty với văn hóa lành mạnh sẽ giúp bạn phát triển bản thân, được hỗ trợ và có cơ hội cống hiến lâu dài. Không nên ngần ngại khi phải từ bỏ một nơi không phù hợp, bởi đôi khi rời đi là cách tốt nhất để bạn bảo vệ bản thân và duy trì động lực phát triển.

Hãy luôn nhớ rằng, công việc không chỉ là nơi bạn cống hiến mà còn là môi trường để bạn phát triển và tự hào về bản thân. Đừng ngại thay đổi nếu cảm thấy môi trường hiện tại không còn xứng đáng và khiến cho mình bị “dạy hư” – đôi khi, bước ra khỏi vùng an toàn mới chính là chìa khóa để bạn tìm đến một tương lai tốt đẹp hơn. 

 

Xem thêm: Đọc vị các “keyword” thường gặp trong bất kỳ JD tuyển dụng nào

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên chưa thể tăng lương..." - Câu nói quen thuộc mà nhiều người đi làm đã nghe ít nhất một lần trong đời. 

Nhân tài rời đi không phải vì rời bỏ công việc, mà vì quản lý cấp trung

Tôi vừa quyết định nghỉ việc dù công việc tốt, lương thưởng cao, đồng nghiệp thân thiện và được làm đúng lĩnh vực mình yêu thích. Lý do duy nhất khiến tôi rời bỏ công ty là vì quản lý cấp trung của mình.

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi khi Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp

Bị cô lập chốn công sở đã khó chịu, bị cả Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp của mình còn ức chế hơn. Sự phớt lờ này không chỉ tác động tiêu cực đến lòng tự tôn mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và hiệu suất làm việc. Vậy làm thế nào để vượt qua cảm giác bị bỏ rơi này, cùng VietnamWorks tìm giải pháp trong bài viết này bạn nhé!

Đồng nghiệp quá thân thiết dẫn đến cả nể trong công việc, tôi nên xử khéo thế nào?

Steve Jobs từng nói:“Quyết định việc chúng ta không nên làm cũng quan trọng như quyết định việc chúng ta cần làm”. Khi đồng nghiệp thân thiết khiến bạn cả nể nơi công sở, biết cách từ chối giúp bạn dành nhiều thời gian và tâm trí hơn cho công việc của mình. Cùng VietnamWork học nghệ thuật “xử khéo” tinh tế khi đồng nghiệp nhờ vả mà không khiến đối phương phật ý trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên chưa thể tăng lương..." - Câu nói quen thuộc mà nhiều người đi làm đã nghe ít nhất một lần trong đời. 

Nhân tài rời đi không phải vì rời bỏ công việc, mà vì quản lý cấp trung

Tôi vừa quyết định nghỉ việc dù công việc tốt, lương thưởng cao, đồng nghiệp thân thiện và được làm đúng lĩnh vực mình yêu thích. Lý do duy nhất khiến tôi rời bỏ công ty là vì quản lý cấp trung của mình.

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi khi Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp

Bị cô lập chốn công sở đã khó chịu, bị cả Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp của mình còn ức chế hơn. Sự phớt lờ này không chỉ tác động tiêu cực đến lòng tự tôn mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và hiệu suất làm việc. Vậy làm thế nào để vượt qua cảm giác bị bỏ rơi này, cùng VietnamWorks tìm giải pháp trong bài viết này bạn nhé!

Đồng nghiệp quá thân thiết dẫn đến cả nể trong công việc, tôi nên xử khéo thế nào?

Steve Jobs từng nói:“Quyết định việc chúng ta không nên làm cũng quan trọng như quyết định việc chúng ta cần làm”. Khi đồng nghiệp thân thiết khiến bạn cả nể nơi công sở, biết cách từ chối giúp bạn dành nhiều thời gian và tâm trí hơn cho công việc của mình. Cùng VietnamWork học nghệ thuật “xử khéo” tinh tế khi đồng nghiệp nhờ vả mà không khiến đối phương phật ý trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers