adsads
Lượt Xem 33

Thông thường ai cũng dễ mất bình tĩnh dẫn đến việc đã đề xuất tăng lương thất bại còn bị “mất điểm” trong mắt Sếp, thậm chí là nghỉ việc. “Bỏ túi” ngay 5 bước giúp bạn đề xuất tăng lương thành công mà vẫn được Sếp đánh giá cao trong trường hợp này bạn nhé!

Bước 1: Giữ bình tĩnh

Đầu tiên, bạn cần phải giữ được bình tĩnh và kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực trong tình huống này. Tuyệt đối không đưa ra bất kỳ quyết định bốc đồng nào, đồng thời tránh thể hiện thái độ chống đối cấp trên bạn nhé!

Nhân viên mới vào làm cùng vị trí nhưng được trả lương cao hơn nhân viên lâu năm cũng là tình trạng không hiếm gặp hiện nay. Đây gọi là tình trạng “nén lương”. Các công ty thường hạn chế tăng lương cho nhân viên đang làm việc, nhưng lại sẵn sàng chi trả mức lương cao hơn nhằm thu hút nhân sự mới.

Nếu lúc này bạn không giữ được bình tĩnh và tranh cãi với Sếp thì sẽ nhận phải hậu quả khá tiêu cực. Bạn muốn “đòi công bằng” và yêu cầu được tăng lương? Sếp sẽ không tăng lương cho bạn ngay đâu, ngược lại còn đánh giá thấp về bạn nữa đấy. Bạn quyết định bồng bột sẽ nghỉ việc để chứng tỏ “cái tôi”? Hậu quả của sự bốc đồng này có thể là bạn phải thất nghiệp hơi lâu trong bối cảnh thị trường đầy biến động hiện nay đấy.

Bước 2: Tự review lại bản thân

Đã đến lúc bạn nên dành thời gian để nhìn lại năng lực làm việc của bản thân trong thời gian qua. Hãy khách quan đánh giá xem hiệu quả công việc của bạn đã thực sự tốt chưa, bạn đã đóng góp được gì nhiều cho công ty chưa…? 

Tiếp đến, bạn thử đặt mình vào vị trí của Sếp và công ty để có góc nhìn đa chiều hơn. Nhân viên mới có gì hơn bạn: bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ…? Làm phép so sánh nhỏ thì bạn sẽ hiểu tại sao công ty lại trả lương cho nhân viên mới cao hơn mình thôi. 

Bước 3: Tìm hiểu về chính sách lương thưởng của công ty

Bạn có thể tìm hiểu về chính sách lương thưởng của công ty thông qua bộ phận nhân sự. Qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tiêu chí đánh giá nhân viên, bậc lương, chế độ lương thưởng… của công ty mình.

Bước 4: Tham khảo mức lương thị trường

Đừng bỏ qua bước tham khảo mức lương trên thị trường hiện nay để có cái nhìn toàn cảnh hơn bạn nhé. Biết được “khung rank lương” chung cho vị trí công việc của mình giúp bạn đề xuất tăng lương hoặc deal lương ở công ty mới hợp lý hơn.

Bước 5: “Nghệ thuật” trao đổi với sếp

Đây là bước quan trọng quyết định đến việc bạn đề xuất tăng lương có thành công hay không. Bạn cần giữ thái độ ôn hòa đồng thời tránh tỏ thái độ hằn học khi trao đổi với sếp. Cũng đừng đề cập ngay đến đề xuất tăng lương khi vừa bắt đầu cuộc trao đổi bạn nhé!

Trước tiên, bạn nên nhờ sếp đánh giá xem hiệu quả công việc của bạn trong thời gian qua như thế nào. Tiếp theo, bạn hãy hỏi xem mình cần làm gì để đạt được kỳ vọng của sếp về vị trí công việc này. Sau đó, bạn nhớ khéo léo bày tỏ và hỏi sếp xem bản thân nên phấn đấu thế nào để đạt được mức lương bạn mong muốn…

Chỉ cần trao đổi nhẹ nhàng và tinh tế vậy thôi, sếp cũng đủ hiểu bạn đang không hài lòng với mức lương hiện tại. Đồng thời, sếp cũng đánh giá cao về tinh thần nỗ lực làm việc và ý chí cầu tiến của bạn. Do đó, vấn đề tăng lương chỉ là chuyện sớm muộn thôi bạn nhé. 

Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp bạn biết cách xử lý đúng đắn nếu chẳng may rơi vào tình huống này. Lưu ý, nếu sau một thời gian dài mà công ty vẫn chưa có động thái gì về chuyện tăng lương thì bạn có thể chọn rời đi để tìm môi trường làm việc phù hợp hơn nhé.

Xem thêm: Vì sao công ty đãi ngộ tốt nhưng nhân viên giỏi vẫn rời đi?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Phong cách lãnh đạo của sếp nữ và sếp nam có gì khác biệt?

Bạn thích làm việc với Sếp nữ hay Sếp nam hơn? Mỗi vị Sếp có một phong cách lãnh đạo riêng và sự khác biệt này càng thể hiện rõ rệt phân theo giới tính. Cùng VietnamWorks so sánh phong cách lãnh đạo giữa Sếp nữ và Sếp nam trong bài viết này bạn nhé!

Muốn không bị thay thế, hãy sẵn sàng thành thạo bộ kỹ năng này trước năm 30 tuổi

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự và trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển, người đi làm phải hứng chịu “cơn bão cạnh tranh” đang khốc liệt hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể xoay trở bằng cách rèn luyện và phát triển những kỹ năng quan trọng sau đây. 

Quiet Vacationing: Khi nhân viên âm thầm giấu sếp đi nghỉ ngơi

Trào lưu Quiet Vacationing đang phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới với những mặt lợi và hại. Vì ngày càng khó để duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nên đây là một cách thức mà người lao động – đặc biệt là thế hệ lao động trẻ – đang áp dụng để được nghỉ ngơi.

Gặp đồng nghiệp sở hở là đòi nghỉ việc và cái kết gắn bó gần 10 năm

Trong môi trường làm việc nơi chúng ta dành phần lớn thời gian của cuộc đời mình, chắc hẳn ai cũng đã từng ít nhất một lần gặp gỡ những đồng nghiệp đặc biệt. Có người luôn mang lại niềm vui, người thì truyền cảm hứng, và không thể thiếu những người khiến ta cười ra nước mắt vì những tình huống dở khóc dở cười. 

Khi "hơn thua" tiêu cực gắn mác "cạnh tranh lành mạnh" chốn công sở

Cạnh tranh trong công việc là một yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu suất. Tuy nhiên, khi ranh giới giữa cạnh tranh lành mạnh và 'hơn thua' tiêu cực bị mờ nhạt, môi trường công sở có thể trở thành một đấu trường đầy căng thẳng và mâu thuẫn. 

Bài Viết Liên Quan

Phong cách lãnh đạo của sếp nữ và sếp nam có gì khác biệt?

Bạn thích làm việc với Sếp nữ hay Sếp nam hơn? Mỗi vị Sếp có một phong cách lãnh đạo riêng và sự khác biệt này càng thể hiện rõ rệt phân theo giới tính. Cùng VietnamWorks so sánh phong cách lãnh đạo giữa Sếp nữ và Sếp nam trong bài viết này bạn nhé!

Muốn không bị thay thế, hãy sẵn sàng thành thạo bộ kỹ năng này trước năm 30 tuổi

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự và trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển, người đi làm phải hứng chịu “cơn bão cạnh tranh” đang khốc liệt hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể xoay trở bằng cách rèn luyện và phát triển những kỹ năng quan trọng sau đây. 

Quiet Vacationing: Khi nhân viên âm thầm giấu sếp đi nghỉ ngơi

Trào lưu Quiet Vacationing đang phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới với những mặt lợi và hại. Vì ngày càng khó để duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nên đây là một cách thức mà người lao động – đặc biệt là thế hệ lao động trẻ – đang áp dụng để được nghỉ ngơi.

Gặp đồng nghiệp sở hở là đòi nghỉ việc và cái kết gắn bó gần 10 năm

Trong môi trường làm việc nơi chúng ta dành phần lớn thời gian của cuộc đời mình, chắc hẳn ai cũng đã từng ít nhất một lần gặp gỡ những đồng nghiệp đặc biệt. Có người luôn mang lại niềm vui, người thì truyền cảm hứng, và không thể thiếu những người khiến ta cười ra nước mắt vì những tình huống dở khóc dở cười. 

Khi "hơn thua" tiêu cực gắn mác "cạnh tranh lành mạnh" chốn công sở

Cạnh tranh trong công việc là một yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu suất. Tuy nhiên, khi ranh giới giữa cạnh tranh lành mạnh và 'hơn thua' tiêu cực bị mờ nhạt, môi trường công sở có thể trở thành một đấu trường đầy căng thẳng và mâu thuẫn. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers