CRO Marketing là một thuật ngữ quen thuộc với SEOer và marketer. Đây được xem là công cụ quan trọng giúp cải thiện lượt truy cập của người dùng đối với website. CRO giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng từ lượng người truy cập. Tuy nhiên, để làm được điều này thì các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vào CRO Marketing. Đây là kỹ thuật quan trọng và thực sự tuyệt vời mà doanh nghiệp nên phát triển và áp dụng triệt để.
Cùng bài viết đi sâu tìm hiểu CRO Marketing là gì? Tầm quan trọng và cách sử dụng CRO một cách tối ưu hóa cho chiến dịch thành công.
1. CRO là gì?
CRO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conversion Rate Optimization với nghĩa là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Đây chính là phương pháp có hệ thống hoạt động để hỗ trợ chuyển đổi lượng khác truy cập vào trang web của những khách hàng tiềm năng. Từ đó giúp chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính của doanh nghiệp.
Quá trình để tối ưu CRO Marketing sẽ cần đến sự hiểu biết và các thói quen của người dùng khi truy cập vào website của công ty. Khách hàng sẽ có những hành động gì và điều gì làm họ hứng thú với những sản phẩm này của bạn.
Chuyển đổi vi mô (Micro)
Đây là các bước chuyển đổi nhỏ như khách hàng tiềm năng tham gia các hoạt động trên trang web, khách hàng đã đăng ký nhận các thông tin liên quan hay theo dõi doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Chuyển đổi vĩ mô (Macro)
Đây là những chuyển đổi quan trọng diễn ra trên trang web của công ty khi khách hàng chuyển đổi các ưu đãi chính mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ hay điền vào những biểu mẫu thu thập thông tin của những khách hàng tiềm năng.
2. Tầm quan trọng của CRO Marketing
Tầm quan trọng của CRO Marketing được thể hiện chi tiết như sau:
- Tạo ra doanh thu: Bằng những chuyển đổi gián tiếp như tải xuống các nội dung từ web hay điền và đăng ký thông tin cá nhân cũng sẽ làm tăng mức độ tương tác. Điều này cũng đã được chứng minh là góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Tỷ lệ chuyển đổi cao thể hiện khách hàng đang có sự tương tác nhiều hơn với thương hiệu của công ty. Điều này chứng tỏ họ cảm thấy hài lòng khi dành thời gian và tiền cho website của bạn. Website với những sự thay đổi như phông chữ dễ đọc, bố cục hấp dẫn, nút kêu gọi (CTA) lớn hơn,… Những thay đổi nhỏ này mang đến trải nghiệm tốt hơn và có thể tạo ra sự khác biệt cho trải nghiệm của khác. Sự hạnh phúc của khách sẽ giúp họ trung thành với chính doanh nghiệp của bạn.
- Tăng sự quan tâm đến thương hiệu: CRO Marketing giúp khách hàng tiềm năng có thêm nhiều sự chú ý dành cho thương hiệu của công ty. điều đó khiến họ suy nghĩ đến doanh nghiệp của bạn nhiều hơn khi cân nhắc mua hàng và “truyền miệng” cho bạn bè và gia đình của họ, gia tăng lượng truy cập và khách hàng tiềm năng.
3. Một số hình thức tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trong marketing
Quá trình tối ưu hóa CRO marketing sẽ có nhiều hình thức khác nhau. Để tối ưu hóa chuyển đổi, công ty có thể tham khảo các hình thức tối ưu hoá sau:
- Thử nghiệm A/B: thông qua chỉ một biến kiểm tra hai phiên bản để tham khảo sự lựa chọn của khách hàng.
- Kêu gọi hành động – Call To Action (CTA): thu hút khách hàng bằng các hành động mà bạn muốn khách hàng thực hiện.
- Phễu chuyển đổi: dựa trên những hành vi khách hàng tiềm năng để xây dựng kênh chuyển đổi riêng
- Forms: nắm bắt thông tin của khách hàng tiềm năng để tiếp thị với họ qua email hoặc các phương thức liên lạc họ cung cấp.
- SEO: cải thiện thứ hạng tìm kiếm website của công ty mình.
- Thử nghiệm đa biến (MVT): kiểm tra nhiều phiên bản của một tài sản như trang đích hay bằng cách điều chỉnh nhiều biến khác nhau.
4. Tính tỷ lệ chuyển đổi như thế nào?
4.1 Chuyển đổi mỗi lần truy cập website
Nếu công ty sở hữu website thương mại điện tử, người dùng có thể thực hiện mua hàng ở mỗi phiên. Nếu muốn tối ưu hóa để khách hàng mua nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn. Nếu người dùng truy cập trang web ba lần, có nghĩa là ba phiên và ba cơ hội để có thể chuyển chuyển đổi. Cùng xem ba phiên của người dùng cùng với hành vi của họ ở mỗi phiên nhé:
- Phiên 1: Không chuyển đổi: Ở phiên này người dùng chỉ vừa truy cập vào trang web, họ làm quen và xem xét và sau đó là thoát ra.
- Phiên 2: Ở phiên này, người dùng đã mua một sản phẩm. Như vậy, họ đã chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng của bạn.
- Phiên 3: Người dùng đã quay lại và mua thêm hai mặt hàng mới của bạn. Tuy họ mua thêm hai sản phẩm nhưng chỉ có đơn đặt hàng duy nhất. Vì thế đây sẽ được tính là một lần chuyển đổi.
Tính tỷ lệ chuyển đổi theo đợt: Hãy lấy số đơn hàng duy nhất và chia cho tổng số phiên.
4.2 Chuyển đổi một lần truy cập website
Nếu công ty sở hữu thêm một website thứ 2, các bộ phận robot. Người dùng có thể sẽ quay lại nhiều lần, nhưng nếu họ đăng ký mua họ sẽ không chuyển đổi lại.
Hành vi của họ được thể hiện trong ví dụ này sẽ là:
- Phiên 1: Người dùng tìm đến website để tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ hiện có. Tuy nhiên họ đã không chuyển đổi (không mua sản phẩm).
- Phiên 2: Người dùng đăng ký một gói dịch vụ của doanh nghiệp đã được đăng tải trên trang web. Phiên này người dùng đã chuyển đổi.
- Phiên 3: Người dùng quay lại để đọc và xem các bài viết trên blog website.
Ở trường hợp này, người dùng sẽ không chuyển đổi mỗi khi họ truy cập, vì thế cần đo lường thành công chuyển đổi theo số lượng khách truy cập thay vì số phiên.
Tính tỷ lệ chuyển đổi người dùng duy nhất: Hãy lấy số đơn đặt hàng duy nhất và chia cho số lượng người dùng duy nhất.
5. Các bước trong quy trình CRO marketing
5.1 Nghiên cứu tỷ lệ chuyển đổi
Bạn cần xác định được hành động trực tuyến nào thực sự quan trọng với mình để có thể xác định cách theo dõi tỷ lệ chuyển đổi. Các chuyển phổ biến như:
- Đăng ký nhận nội dung
- Đăng ký thông tin cá nhân
- Tải xuống các nội dung từ website
- Dành thời gian để tìm hiểu về website
- Nâng cấp lên cá dịch vụ cao hơn
- Hoàn thành mua sản phẩm trên website.
Bạn sẽ cần xác định được tỷ lệ chuyển đổi các mục tiêu này là bao nhiêu và sau đó so sánh với tỷ lệ chuyển đổi trong thời gian gần nhất. Nhờ đó bạn có thể biết được mục tiêu nào đang chuyển đối tốt để có thể tiến hành tối ưu.
5.2 Xác định yếu tố có thể tác động đến tỷ lệ chuyển đổi
Bạn cũng cần xác định được yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đối để có thể phân tích và đưa ra cách thực hiện chi tiết nhằm cải thiện tỷ lệ chuyển đổi này.
- Bounce Rate: Tỷ lệ thoát trang sẽ cho bạn biết được % người dùng truy cập một trang duy nhất trên website của bạn. Từ đó, bạn sẽ biết được những nội dung nào ít được truy cập và chưa có sự thu hút khách hàng để có thể tối ưu lại phù hợp hơn với thị hiếu người dùng.
- Mức độ tương tác: Xác định được nội dung hay phần nào của website đang nhận được sự thu hút được nhiều sự tương tác của khách hàng để phát huy thêm.
- Tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng: Bạn sẽ được tỷ lệ % khách hàng cho hàng vào giỏ nhưng không tiếp tục tiến hành thanh toán.
- Thời gian trung bình trên trang: Cho biết lượng người dùng truy cập và thời gian ở lại website của bạn là bao lâu.
- Nguồn truy cập: Cho biết khách hàng truy cập vào website theo nguồn nào và mỗi nguồn có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau ra sao.
5.3 Chạy thử quy trình CRO
Chạy thử quy trình CRO là điều cần thiết trong quy trình CRO marketing. Thử nghiệm A/B là thử nghiệm 2 phiên bản với 2 nhóm khách hàng khác nhau. Một số loại thử nghiệm A/B như bản sao trang, kêu gọi hành động, bật cửa sổ lên,…
Một số thử nghiệm với chi phí thấp mà bạn có thể tham khảo đó là cá nhân hóa. Sử dụng cá nhân hóa thì bạn sẽ biết được tần số ghé thăm cũng như quyết định trải nghiệm của người dùng khác nhau, điều chỉnh nội dung dựa trên khoảng thời gian nhất định, giữ khách truy cập với nội dung thích hợp,…
5.4 Đánh giá kết quả
Thời gian để bạn thử nghiệm phương pháp mới là 2 tuần. Sẽ phụ thuộc vào lượng khách hàng truy cập mà bạn có thể điều chỉnh thời gian theo dõi một cách hợp lý. Bạn có thể theo dõi theo cách sau:
- Công cụ phân tích trang web: Bạn có thể dùng các công cụ để thống kê về lượt khách truy cập trang web, xem khách đang truy cập trang web đến từ đâu, ở lại bao lâu, hài lòng về điều gì,…
- Google Analytics: Bạn có thể tham khảo và sử dụng Google Analytics để thử nghiệm theo dõi trên trang web của bạn.
6. Làm thế nào để sử dụng CRO một cách tối ưu hóa?
6.1 Xác định khách hàng tiềm năng
Doanh nghiệp cần xác định được khách hàng tiềm năng mà mình hướng đến. Mục tiêu là doanh nghiệp hướng đến là ai? Từ đó có những chiến dịch, truyền thông hiệu quả.
6.2 Khảo sát nhu cầu của khách hàng
Cần yêu cầu người dùng khảo sát hoặc thăm dò ý kiến của họ. Các câu hỏi cần ngắn gọn nhưng đúng trọng tâm. Tránh những câu hỏi nhàm chán, Việc khảo sát sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, sở thích, đánh giá, … của khách hàng
6.3 Thu thập và phân tích dữ liệu
Có thể phân tích dữ liệu qua các công cụ như Google Analytics,Crazy Egg và Hello Bar, … để tối ưu hóa chuyển đổi. Khi đã thu thập dữ liệu cần phân tích chúng. Từ đó, để khách hàng sẽ tiếp cận hơn đến doanh nghiệp.
6.4 Tận dụng các kênh liên kết với khách hàng
Liên kết với nhiều trang Mạng Xã Hội để khách hàng có thể tiếp cận nhiều hơn với doanh nghiệp. Gửi Email Marketing để thông báo về các sự kiện, chương trình khuyến mãi, …
6.5 Tập trung vào Website
Tiêu đề và đoạn mô tả là điều đầu tiên khách hàng tiếp cận với thông tin trên website của bạn. Khi chúng không hấp dẫn, tỷ lệ khách hàng bỏ qua link website sẽ rất lớn, điều này trực tiếp làm sụt giảm lượng truy cập trang web và gián tiếp làm giảm tỷ lệ tối ưu hóa chuyển đổi cho doanh nghiệp
Cần cải thiện tốc độ Website để khách hàng không chờ đợi quá lâu dẫn đến chán nản. Hạn chế để khách hàng thoát trang để đến doanh nghiệp khác.
Các chính sách đổi trả, miễn giao hàng, … những chính sách có lời cho khách hàng cần được công khai trên website để khách hàng thấy được lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Trong các chiến dịch CRO (Conversion Rate Optimization), việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là nền tảng giúp chiến dịch thành công. Trước hết, đảm bảo dòng cash flow ổn định giúp duy trì hoạt động và đầu tư cho các chiến lược marketing dài hạn. Sử dụng infographic là gì giúp trình bày dữ liệu trực quan, thu hút người dùng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hiểu rõ về MFG là gì và OEM là gì giúp marketer định hướng chiến lược sản phẩm phù hợp.
Việc tối ưu PA là gì và cải thiện hiệu suất page là gì cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài ra, việc sử dụng dữ liệu khách hàng thông qua RM là gì hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ bền vững. Đảm bảo thanh khoản là gì giúp kiểm soát tài chính ổn định, trong khi áp dụng các phương pháp therapy là gì giúp đội ngũ nhân sự giữ vững tinh thần để đạt hiệu suất cao.
6.6 Phân tích nội dung bằng bản đồ nhiệt
Các trang quan trọng nhất trên trang web của Bạn, chẳng hạn như trang đích và trang sản phẩm cần được chú ý đặc biệt. Chạy phân tích bản đồ nhiệt trên các trang chính để xác định được hành vi khách hàng. Họ nhấp vào đâu, trong bao lâu. Từ đó, có thể tối ưu nó để chuyển đổi tối đa.
Website được tạo ra nhằm phục vụ cho khách hàng, nên khách hàng sẽ là trọng tâm. Doanh nghiệp phải thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất. Ngược lại, khách hàng truy cập nhưng không biết lý do tại sao lại rời Website thì rất khó để cải thiện được CRO. Việc CRO marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong quá trình hiểu được hành vi của khách. CRO giúp cân bằng lợi nhuận và nuôi dưỡng trang Website bền vững, lâu dài. Bên cạnh đó, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Từ đó, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Maycha tuyển dụng, Coteccons tuyển dụng, Ricons tuyển dụng, BIM Group tuyển dụng, Eurowindow tuyển dụng, Viettel Construction tuyển dụng, tuyển dụng Mobifone và Vinaphone tuyển dụng.
Xem thêm:Cách lên ngân sách marketing tối ưu chi phí và mang lại hiệu quả
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.