• .
adsads
Shutterstock 1996388513 1
Lượt Xem 12 K

Có thể công việc mà chúng ta gắn bó bấy lâu nay chưa hẳn là một công việc phù hợp. Đôi khi, chúng ta chỉ tiếp tục đi cùng nó, bởi vì phúc lợi của công ty hay đồng nghiệp quá đỗi thân thiện, thậm chí là chúng ta khó có thể tìm được một việc có mức thu nhập tương đương nếu ở môi trường khác. Nếu lúc nào đó, bạn cảm thấy công việc không còn cơ hội để tiến triển hay những cảm nhận của bạn đã thay đổi, thì đó là biểu hiện dự đoán bạn sẽ nhảy việc.

Công việc không có tương lai

Sẽ có nhiều hình thức để bạn nhận ra công việc không có tương lai và bạn không còn phù hợp với nơi này. Đó là khi bạn và sếp không cùng mục tiêu. Nó sẽ khiến con đường sự nghiệp của bạn lệch hướng và bạn không có nhiều cơ hội để thể hiện năng lực, chứng tỏ bản thân và phát triển sự nghiệp. Bởi sự trái mục tiêu sẽ dễ khiến sếp dập tắt ý tưởng đột phá, những sáng kiến rất hay của bạn hoặc bạn sẽ không hài lòng với những điều sếp đưa ra.

Ngoài ra, đồng nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Nếu mối quan hệ với đồng nghiệp tốt thì họ là nhân lực hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc, nhưng ngược lại, mỗi ngày đi làm của bạn sẽ rất chán nản, bạn sẽ lạc lõng và không thể hòa hợp để teamwork, thậm chí trò chuyện.

Quá nhiều việc và dù bạn cố gắng thế nào cũng không thể giải quyết hết cũng là nguyên nhân khiến công việc không có lối thành công. Bạn phải làm với khối lượng việc khổng lồ, dù đôi khi có những việc không nằm trong phạm vi của bạn và nó chiếm hết thời gian riêng tư khi về nhà. Từ đó, bạn dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, áp lực đè nặng. Cách giải quyết tốt nhất chính là nhìn nhận và nghỉ việc.

Nếu thực sự bạn không tìm thấy cơ hội phát triển ở công việc hiện tại nữa, thì hãy mạnh dạn tìm kiếm cơ hội mới để được phát triển hơn, chỉ cần bạn có tinh thần học hỏi, có năng lực thì đừng sợ thất nghiệp. Và càng ngày bạn sẽ học được nhiều bổ ích và nâng cao trình độ của mình.

Hay bạn cảm nhận bản thân đang thay đổi cách nhìn về công việc

Bên cạnh những yếu tố có bên ngoài như trên, thì các yếu tố diễn ra trong chính con người bạn cũng rất đáng suy nghĩ. Bạn luôn cảm thấy mình sẽ được đối xử tốt hơn, nhận nhiều phúc lợi hơn nếu đến công ty A, B nào đó. Và những khi rảnh rỗi, bạn thường đặt câu hỏi mình có nên nghỉ việc không.

Sau một thời gian cống hiến, bạn không còn hứng thú với công việc và hiệu suất làm ra  không còn tốt như trước. Bạn cố gắng rất nhiều nhưng cũng không thay đổi được gì. Bởi bạn có thể đã tìm kiếm được một sở thích khác hay phát hiện ra một sở trường nào đó phù hợp với bản thân hơn và bạn mong muốn thử sức mình. Chính lúc đó, bạn cũng có thể nhảy việc.

Và nếu như bạn không có bất kỳ một yếu tố nào tác động nhưng bạn lại được người khác giới thiệu một môi trường chuyên nghiệp, học hỏi được nhiều điều bổ ích hoặc lương cao hơn, bạn vẫn có thể suy nghĩ đến nhảy việc. Bởi vì, nắm bắt cơ hội là chìa khóa để bạn tiến xa và thành công.

Tuy nhiên, trong quá trình nhảy việc, ắt hẳn bạn sẽ cân nhắc một số lý do để quyết định chắc chắn. Hãy thành thật với bản thân mình hoặc chia sẻ với cấp trên để có những thay đổi kịp thời. Nhưng dù là bất cứ lý do nào đi nữa, bạn cũng cần lưu ý rằng, điều quan trọng nhất để thành công trong sự nghiệp chính là tìm được một công việc phù hợp. Chúc các bạn thành công!

>>>Xem thêm: Các câu hỏi về kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất

— HR Insider—
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers