adsads
unnamed e1684730329442
Lượt Xem 8 K

Con người là một cá thể phức tạp với nhiều suy nghĩ, tình cảm và tính cách khác nhau. Nhất là trong môi trường công sở tập hợp đông người với nhiều cá tính riêng biệt, việc công tư phân minh, tách bạch giữa làm việc và cảm xúc cá nhân càng trở nên khó khăn hơn. Để đối xử công bằng với mọi người, không trộn lẫn cảm xúc cá nhân vào công việc, chúng ta cần thiết lập nguyên tắc nào cho chính bản thân mình?

Công tư phân minh là gì?

Công tư phân minh là một tập hợp niềm tin và thái độ cơ bản về cá nhân hoặc nhóm người khác, bao gồm các khuôn mẫu và có thể thay đổi cách một cá nhân tương tác hoặc nhìn nhận những người khác xung quanh. Tuy nhiên, việc thực hiện công tư phân minh là khó khăn bởi mỗi người có thể không nhận thức đầy đủ về những niềm tin này. Ngay cả khi một người hiểu rõ những khuôn mẫu hoặc định kiến, họ vẫn có thể duy trì những ý tưởng áp bức liên quan đến giới tính, chủng tộc, tuổi tác,… mà không hề hay biết. Sự rò rỉ giữa công và tư, giữa cảm xúc và quan điểm cá nhân với công việc là rất phức tạp. Chính vì vậy, công tư phân minh luôn là mục tiêu mà mọi công ty hướng tới.

Công tư phân minh chưa bao giờ dễ dàng

Chắc hẳn, không ít lần chúng ta được nghe những câu chuyện thiên vị tại nơi làm việc. Thực tế, vấn đề này vẫn đang thường xuyên diễn ra. Không chỉ sếp, cấp bậc nhân viên vẫn luôn thiên vị trong cách ứng xử với những người thân cận mình. Sự dễ dãi đối với các mối quan hệ thân thiết là điều hiển nhiên. Nhưng ngụy biện cho cảm xúc tự nhiên này lâu dần sẽ gây thiếu công bằng trong công việc. Khi tài năng không được đánh giá một cách công tâm. Cán cân công lý bị lệch do tình cảm tác động vào. Nếu phải tồn tại trong môi trường này, liệu tài năng thật sự sẽ được trọng dụng ? Hay đây là môi trường cho những kẻ a dua sinh sôi? Tôi tin chắc chẳng nhân tài nào sẽ cam chịu cảnh bị đánh giá thấp năng lực của mình.

Với vai trò là người quản lý, công tư phân minh là yếu tố quan trọng để đánh giá nhân viên. Đây cũng là quy tắc giữ chân nhân tài. Khi con người là yếu tố cốt cán làm nên thành công của doanh nghiệp. Cư xử đồng đều giữa các nhân viên sẽ được cấp dưới tôn trọng và tạo môi trường công bằng để mọi người yên tâm phát triển. Đối với cấp bậc nhân viên, tính công bằng sẽ giúp mọi người yêu quý và tin tưởng bạn. Nếu quá thiên vị cảm xúc về phía ai đó, đồng nghiệp xung quanh sẽ luôn dè chừng mình.

Dù biết môi trường làm việc cần tính minh bạch, nhưng trái tim con người chỉ nằm bên trái, nên sự công tư đôi lúc rất khó rạch ròi. Khi ranh giới giữa lý trí và tình cảm quá mong manh, làm sao để ứng xử đúng mực vẫn là câu hỏi khó cho nhiều người.

Bí quyết ứng xử đúng nơi công sở

Để các mối quan hệ phát triển đồng đều, chúng ta cần phải công tâm trong cách ứng xử với mọi người. Vấn đề này thật không đơn giản. Nó đòi hỏi chúng ta cần có những tiêu chuẩn nhất định trong hành xử. Hãy cùng tìm hiểu qua ba quy tắc sau để cư xử chuyên nghiệp hơn nhé.

Làm việc có nguyên tắc

Sở dĩ chúng ta cư xử không công bằng vì thói quen làm việc theo cảm tính. Sự tùy hứng trong lúc giao việc hoặc đánh giá sẽ ảnh hưởng đến tính công bằng và thiếu sự chuyên nghiệp trong hành xử. Đúng là đúng, sai vẫn là sai. Thành quả của ai người đó hưởng. Đừng vì mối quan hệ tốt với họ bóp méo đi sự việc. Nhất là trong môi trường công sở, đánh giá dựa trên tình cảm sẽ không phản ánh tình trạng thực tế công việc.

Sự thiếu công bằng này thường được thấy rõ nhất qua các công ty gia đình. Một môi trường làm việc chỉ có thành viên gia đình được lên tiếng và hưởng mọi ưu ái sẽ giết chết một doanh nghiệp. Bởi nhân viên chỉ là con rối bù nhìn làm việc một cách máy móc. Không có sự khích lệ, không có mục tiêu phấn đấu; nếu là một nhân viên giỏi sẽ không thiết trụ lại nơi đây. Chảy máu nhân tài là hệ lụy dễ dàng xảy ra. Thế mới thấy, mỗi chúng ta cần phải thiết lập một nguyên tắc cư xử riêng. Nhất là trong công việc, cư xử đúng chuẩn nhằm tạo “sân chơi” công bằng và chia đều cơ hội cho mọi người. Những người có nguyên tắc ứng xử sẽ luôn nhận được sự tin cậy và tôn trọng từ người khác.

Phát triển mối quan hệ đồng đều

Trong môi trường làm việc có quá nhiều người, việc phát triển các mối quan hệ thân thiết với tất cả đồng nghiệp trở nên khó khăn. Chính vì thế, khi có vấn đề cần xử lý, những đồng nghiệp khác sẽ luôn cho rằng khó có sự minh bạch trong đánh giá. Từ đó, hình thành nên rào cản ngăn cách giữa mọi người. Để dẹp tan đi sự nghi ngờ, chúng ta nên tạo các tình huống tình cờ để trò chuyện, hoặc những câu chào hỏi đơn giản để xóa tan khoảng cách.

Đối với cấp trên nói riêng, luôn có ranh giới phân chia cấp một cách rõ ràng. Chính điều đó tạo nên khoảng cách vô hình giữa sếp và nhân viên. Trong các cuộc đánh giá, cấp dưới luôn cho rằng sẽ có sự thiên vị ở đâu đây. Để xóa tan sự hiềm nghi, chúng ta có thể tổ chức các cuộc team building, tiệc cuối năm để hiểu thêm suy nghĩ, nguyện vọng từ nhân viên.

Trên thực tế có rất nhiều cách, chỉ cần bạn giữ thái độ trung lập với các mối quan hệ sẽ giúp bạn nhận xét công tư rõ ràng trước mọi vấn đề.

Hành động thay cho lời nói

Ngàn lời nói vốn không bằng một hành động. Để khiến mọi người tin tưởng vào sự minh bạch, hành động chính là câu trả lời đáng tin cậy nhất, cụ thể như:

Công ty ra chính sách khuyến khích nhân viên kinh doanh tăng doanh số bán hàng. Thay vì hứa suông, công ty có thể đưa ra từng mức đạt doanh số và công bố rõ. Với từng phần trăm doanh số khác nhau sẽ có mức thưởng tương ứng. Từ đó, nhân viên tự đặt ra mục tiêu phấn đấu để đạt được mức thưởng. Quy định thưởng được công bố một cách minh bạch. Thành quả được đánh giá qua con số thực tế sẽ không gây tranh cãi hay nghi ngờ giữa các nhân viên với nhau.

Ở vị trí nhân viên, chúng ta nên rõ ràng trong công việc. Đừng vì mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp thân cận mà bao che cho những sai trái của họ. Khi bạn hành động và cư xử theo cảm tính quá mức sẽ có cái nhìn phiến diện và đánh mất sự tin cậy từ người khác.

Dù mọi người vẫn thường bảo nhau phải dùng lý trí để làm việc. Nhưng phần lớn chúng ta vẫn bị tình cảm chi phối rất nhiều. Để có thể công tư phân minh chốn công sở, đòi hỏi chúng ta phải giữ lập trường khách quan để cư xử đúng đắn. Với những chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên chưa thể tăng lương..." - Câu nói quen thuộc mà...

Nhân tài rời đi không phải vì rời bỏ công việc, mà vì quản lý cấp trung

Tôi vừa quyết định nghỉ việc dù công việc tốt, lương thưởng cao, đồng nghiệp thân thiện và được làm đúng lĩnh vực mình yêu...

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi khi Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp

Bị cô lập chốn công sở đã khó chịu, bị cả Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp của mình còn ức...

Đồng nghiệp quá thân thiết dẫn đến cả nể trong công việc, tôi nên xử khéo thế nào?

Steve Jobs từng nói:“Quyết định việc chúng ta không nên làm cũng quan trọng như quyết định việc chúng ta cần làm”. Khi đồng nghiệp...

Top những tình huống "kém duyên" trong phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm

Có thể trình độ học vấn bạn cao, năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm làm việc đều tốt… nhưng bạn lại “tạch” phỏng vấn...

Bài Viết Liên Quan

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên...

Nhân tài rời đi không phải vì rời bỏ công việc, mà vì quản lý cấp trung

Tôi vừa quyết định nghỉ việc dù công việc tốt, lương thưởng cao, đồng nghiệp...

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi khi Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp

Bị cô lập chốn công sở đã khó chịu, bị cả Sếp và đồng nghiệp...

Đồng nghiệp quá thân thiết dẫn đến cả nể trong công việc, tôi nên xử khéo thế nào?

Steve Jobs từng nói:“Quyết định việc chúng ta không nên làm cũng quan trọng như...

Top những tình huống "kém duyên" trong phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm

Có thể trình độ học vấn bạn cao, năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers