• .
adsads
1304.1.1
Lượt Xem 12 K

Nhảy việc sau khi Tết 1 – 2 tháng không chỉ giúp bạn nhận được trọn vẹn phần lương thưởng của năm cũ mà đảm bảo được trách nhiệm với công ty. Bạn có đủ thời gian để nghỉ ngơi, bàn giao và tìm kiếm một công việc mới. Nhưng rồi đại dịch COVID – 19 bùng phát khiến bạn suy nghĩ đến việc tạm hoãn dự định nhảy việc lại. Nhưng liệu đây có phải là một quyết định đúng đắn khi bạn đang bỏ qua thời điểm tuyển dụng vàng của năm. Nhưng nếu nhảy việc trong thời điểm này, có phải là bạn đang đánh cược quá lớn không?

Và câu hỏi “Có nên nhảy việc mùa Corona hay không?” trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi trong những ngày qua tại Fanpage VietnamWorks với hai luồng ý kiến hoàn toàn đối lập. Vậy đâu là sự lựa chọn phù hợp với bạn trong thời điểm này?

 

NÊN – Thách thức chính cơ hội để đột phá!

Nhiều bạn cho rằng NÊN nhảy việc! Và đây là lý do:  

Thứ nhất, nhảy việc sau Tết vốn không phải là một hành động nhất thời, đó là một dự định mà chúng ta đã suy nghĩ một cách cẩn thận, cân nhắc và có sự chuẩn bị cho mọi rủi ro. Và thực tế, những rủi ro bạn gặp phải khi nhảy việc mùa Corona hay bình thường đều là như nhau. Bên cạnh đó, quyết định nhảy việc sau một thời gian dài cân nhắc có nghĩa là bạn đã có những khuất mắt không thể giải quyết được nữa với công ty. Nên việc hoãn dự định nhảy việc là không cần thiết!

 “Mình chính là người nhảy việc mùa Corona. Mình đang làm nốt những ngày cuối cùng ở công ty hiện tại để 20/4 này sang làm ở công ty mới. Corona cũng làm cho mình hơi e ngại nhưng kế hoạch nhảy việc của mình đã lên từ 1 năm trước. Khi mình chuẩn bị sinh em bé thứ 2 và mình đã phải suy nghĩ rất nhiều về lựa chọn về làm gần nhà để có điều kiện chăm sóc cho 2 nhóc hay từ bỏ công việc đã gắn bó 5 năm. Bản thân mình rất may mắn đó là mình đã tìm đc 1 công việc mới tốt hơn rất nhiều so với công việc hiện tại bây giờ. Với mình lần nhảy việc lần này đúng là ” thiên thời – địa lợi – nhân hòa”

– Chia sẻ từ bạn B.N –

 

Thứ hai, nếu bạn đã trau dồi đủ vốn kiến thức và tự tin cho năng lực của mình rồi thì dịch bệnh sẽ không thể làm khó được bạn. Thay vì lo lắng, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn được thử thách, va chạm thực tế để hiểu được năng lực của bản thân tới đâu. Vì ở thời điểm nào cùng vậy, người có thực tài sẽ được trọng dụng. 

Các chuyên gia, nhà phân tích, rồi cả chủ doanh nghiệp,…đều đưa ra nhận định cho từ “nguy cơ”: trong nguy vẫn có cơ. Vẫn có thể có nhiều cơ hội cho các bạn nhảy việc trong thời gian dịch bệnh này. Tuy nhiên, bạn phải nắm chắc cơ hội của mình. Bạn phải là 1 người thành thạo công việc, phải là 1 người làm tốt và xuất sắc trong ngành nghề của mình. Như vậy cơ hội mới có và bạn mới nắm được trong thời gian này.

– Chia sẻ từ bạn H.L –

 

“Mình đang có ý định tìm công ty khác để làm, nên cũng đang định nhảy việc, công việc của mình cũng không ảnh hưởng vì dịch lắm, nên mình chắc là sẽ vẫn tìm được việc tốt hơn chỗ làm hiện tại. Nếu làm mà không thoải mái thì cũng không nên cố ở lại chỉ vì sợ dịch sẽ rất khó kiếm việc mới. Phải tự tin vào năng lực của bản thân chứ, mình có khả năng thì ở đâu họ cũng sẽ vẫn cần đến mình thôi.”

– Chia sẻ từ bạn S.L –

Thứ ba, nhiều ngành nghề không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và vẫn đang trên đà phát triển mỗi ngày. Vì thế, nếu chuyên môn của bạn có thể mở rộng ra và không bị giới hạn bởi lĩnh vực thì đây hoàn toàn là cơ hội lớn để bạn nâng tầm bản thân, đưa sự nghiệp lên một tầng cao mới.

“Mình nghĩ cũng tùy môi trường và lĩnh vực, chẳng hạn như mùa dịch này những dịch vụ online trực tuyến sẽ phát triển mạnh hơn những dịch vụ truyền thống. Ngược lại những ngành trước giờ lợi nhuận tốt thì giờ lại phải đóng cửa vì doanh số gần như bằng 0, nên nhân viên bị cho nghỉ việc là tất yếu. Thiết nghĩ tùy lĩnh vực và môi trường sẽ quyết định thử sức ở môi trường mới hay tiếp tục tồn tại ở môi trường cũ. Đây cũng có thể là cơ hội để bạn thực sự bức phá nếu có cơ hội thì nên bắt lấy.”

 – Chia sẻ từ bạn C.B –

Có nên nhảy việc mùa Corona hay không?

 

KHÔNG – Rủi ro và những nguy cơ tiềm tàng

Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì vẫn có rất nhiều bạn không đồng tình nhảy việc thời điểm đại dịch, vì cho rằng:

Thứ nhất, tình hình kinh tế xuống dốc khiến hầu hết các doanh nghiệp đều lao đao hoặc trong trạng thái bão hòa. Việc các công ty hạn chế tuyển dụng hoặc tiêu chí tuyển chọn bỗng trở nên gắt gao hơn là chuyện hiển nhiên. Nhiều công ty hiện nay còn đang sa thải bớt nhân viên, cắt giảm lương đến 70% để có thể sống sót qua mùa dịch. Nên khả năng thất nghiệp trong một thời gian dài, thu nhập bấp bênh khi nhảy việc mùa Corona là rất cao.

Hơn nữa, chuyện thỏa thuận lương  khi phỏng vấn cũng là một vấn đề nan giải trong mùa dịch này. Nhà tuyển dụng sẽ phải cân nhắc hơn, và chính bạn cũng khó có thể đề xuất một mức lương quá cao.

Theo mình không nên nhảy việc trong mùa dịch Corona, bởi vì trong mùa dịch dù bạn có tài năng đến mấy thì nhảy việc không phải là đều tốt cho cá nhân, tất cả các Công ty lớn hay nhỏ cũng đang trong giai đoạn cắt giảm bớt nhân sự, do công việc và sản phẩm không đủ để dùy trì sản xuất. Hàng hóa xuất – nhập khẩu không thuận lợi dẫn đến thấm hụt vật tư… thì đầu tiên bộ phận bị cắt giảm nhân sự là bộ phận tham gia gia công, sản xuất sản phẩm, kế sau đó là bộ phận khối Văn phòng cũng có thể cắt giảm bớt hoặc cho nghỉ việc theo quy định của từng Công ty. Nhìn chung trong mùa dịch Corona chúng ta không nên nhảy việc.

– Chia sẻ từ bạn D.Q.N – 

 

Thứ hai, rời bỏ doanh nghiệp đã gắn bó trong thời điểm họ gặp khó khăn về nhân sự là một chuyện không đáng để tự hào. Đây có thể là một điểm trừ rất lớn của bạn trong mắt nhà tuyển dụng vì thái độ thiếu trách nhiệm và có phần “ăn cháo đá bát”. Và một điểm cộng cho việc lựa chọn ở lại chính là bạn có thể sẽ trở thành “công thần” hàng đầu nếu công ty vượt qua hoàn cảnh khó khăn này.

Dịch như thế này các chủ doanh nghiệp đã vất lắm rồi, không doanh nghiệp nào ko bị ảnh hưởng, lĩnh vực nào cũng bị ảnh hưởng bởi dịch, bỏ việc lúc này chả khác gì kẻ vô ơn đối với những người đã nhận mình vào làm. Nên đi tiếp cùngdoanh nghiệp qua đại dịch đã rồi tính!

– Chia sẻ từ bạn V.K – 

 

Theo ý kiến của mình thì không nên nhảy việc lúc này, vì hiện tại là thời điểm khó khăn. Doanh nghiệp khó khăn, người làm công cũng gặp khó. Vì là dịch bệnh nên các doanh nghiệp khó khăn như nhau. Trong giai đoạn khó khăn này cũng là cơ hội để nhân viên thể hiện mình có thực sự trung thành và muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không! Với vị trí nhân viên, bạn thể hiện bằng những cố gắng của mình vượt qua giai đoạn khó khăn này cùng công ty biết đâu đấy bảng đánh giá KPIs của bạn lại là một điểm sáng trong công ty thì sao?

– Chia sẻ từ bạn B.V – 

 

Là nên hay không nên, do bạn quyết định!

Có nên nhảy việc mùa Corona hay không? Quyết định hoàn toàn nằm ở bạn. Và tương lai cũng thế!  Vì kết quả được quyết định bởi hành động của bạn chứ không phải bởi dịch bệnh. Trước khi quyết định nhảy việc hay không, hãy suy nghĩ nghiêm túc và tự hỏi chính mình rằng: 

Tại sao bạn lại có mong muốn nhảy việc?

Bạn cần phải chuẩn bị những gì để đảm bảo nhảy việc thành công? 

Liệu rằng nếu không có bệnh dịch, bạn có nhảy việc thành công hay không?

Chỉ khi trả lời bản thân được những câu hỏi này bạn mới biết được chắc chắn được nên hay không nên nhảy việc. Vì sự nghiệp không phải là một “ván cờ” mà bạn có thể đánh cược hay gỡ gạc lại được đâu.

 

— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Top những công cụ AI kiểm tra và phân tích CV xịn sò lại còn miễn phí có thể bạn chưa biết!

CV là yếu tố đầu tiên quyết định bạn có thể lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng hay không. Với sự hỗ trợ...

Đã lâu không tìm việc, làm sao để biết mình "đáng giá" bao nhiêu trong mắt nhà tuyển dụng?

Sau một khoảng thời gian dài tạm dừng công việc để chăm sóc gia đình, học tập, hay chỉ đơn giản là “ngồi” quá lâu...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

Bài Viết Liên Quan

Top những công cụ AI kiểm tra và phân tích CV xịn sò lại còn miễn phí có thể bạn chưa biết!

CV là yếu tố đầu tiên quyết định bạn có thể lọt vào “mắt xanh”...

Đã lâu không tìm việc, làm sao để biết mình "đáng giá" bao nhiêu trong mắt nhà tuyển dụng?

Sau một khoảng thời gian dài tạm dừng công việc để chăm sóc gia đình,...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers