Sau nhiều lần gặp may rủi khi cho người khác vay tiền, tôi rút ra bài học rằng: Một là sẽ cho người hoàn toàn đáng tin, làm cùng nhau lâu năm và hiểu biết rõ về người đó; hai là người nghĩ sẽ vay và sẽ không đòi lại.
Trong tình huống này ai cũng nghĩ đến việc sẽ không cho vay vì hoàn cảnh hoặc sự không tin tưởng cho một khoản vay lớn. Có rất nhiều trường hợp xảy ra khác nhau, trường hợp nếu người mà chính tôi hoàn toàn tin tưởng cho vay tiền nhưng phản bội lại niềm tin của tôi, mặc dù rất đau lòng, nhưng tôi xem đây là một khoản tiền mà họ đang rất cần với một mục đích nào đó. Đó cũng là bài học cho tôi nếu như chuyện này lặp lại một lần nữa.
Một lần tình cờ, người bạn đồng nghiệp trước đây khá thân thiết, tôi biết về hoàn cảnh gia đình cô ấy, sự khó khăn mà cô trải qua. Và cô đang muốn mua một chiếc xe để làm phương thiện thuận lợi đi làm. Số tiền cô vay tôi trên 10 triệu, bạn đầu tôi thực sự băn khoăn, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi thấy mình nên rủ lòng thương hoàn cảnh của cô. Vì vậy mà tôi quyết định chuyển khoản cho cô ấy.
Một trong những lời mà tôi nhận được nhiều nhất đó là “Tháng sau Tao/ Mình có tiền trả luôn nha”. Tôi không kỳ vọng rằng sẽ trả đúng hạn, nhưng phải chắc chắn trả. Vì là những người vay tiền tôi trước đây và hẹn ngày đúng hẹn gửi lại tiền, vì vậy mà tôi cũng phần nào yên tâm.
Đúng như hẹn, sau khi tích góp lương, bằng cách nào đó thì bạn tôi cũng trả tôi đúng hẹn, và vì vậy mà những bài học của tôi là không uổng phí.
Khi nhắc đến vay tài chính, đa phần mọi người đều cảm thấy đó là việc nhạy cảm. Nên việc này ít khi xảy ra với những người xa lạ, không thân hoặc với đồng nghiệp. Ai cũng có lòng tự trọng riêng, và bản thân họ cũng cảm thấy ngại ngùng khi mượn người ngoài. Nhưng nếu xảy ra câu chuyện như vậy, tôi có một vài lời khuyên dành cho bạn.
Nên biết lý do đồng nghiệp vay tiền cho điều gì
Đây thực sự là điều mà tôi thường làm để một phần chắc chắn rằng họ đang làm điều này với mục đích chính đáng. Đồng thời biết được thái độc thành khẩn của họ trong tình huống đó là gì.
Khi cho ai đó vay tiền, tôi thường nhìn vào thái độ, và hành động của họ. Nhìn trực diện vào mắt có thể thấy được sự thành khẩn, gấp gáp và sự chân thành. Nếu trong họ có sự bối rối, rụt rè, e ngại thì có thể đó là những dấu hiệu tốt. Hãy tìm hiểu thêm một vài khía cạnh khác rồi đi đến quyết định.
Nhận lại tiền vào ngày lĩnh lương
Ngày lĩnh lương hàng tháng là điều hiển nhiên, và nó cũng là ngày bạn xác định hoặc đặt lịch hẹn với đồng nghiệp của mình trong ngày hoàn lại tiền. Bạn nên xem nó là cột mốc xác thực yếu tố đáng tin cậy của đối phương.
Nếu sau ngày lĩnh lương mà bạn vẫn chưa nhận được tiền thì có lẽ đó là một dấu hiệu đỏ chứng tỏ họ chưa muốn trả bạn. Có nhiều trường hợp khác nhau, có thể là quên, hoặc cố tình không nhớ, nhưng lúc này bạn nên có động thái quan trọng là hỏi về khoản nợ đó. Tôi thấy rằng rất nhiều người ngại ngùng với điều đó. Nhưng thực tế, bạn hãy nghĩ rằng, lúc đồng nghiệp của bạn vay tiền không ngại, thì lý do gì khiến bạn ngại?
Giúp đồng nghiệp tìm ra giải pháp tối ưu hơn
Hoàn toàn có thể xảy khi bạn thực sự không có tiền, không nhất thiết là có tiền mới có thể giúp lẫn nhau, một lời khuyên chân thành hoặc giải pháp tối ưu có thể khiến mối quan hệ của bạn gần thêm một bước.
Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, nhưng bạn có thể giúp đồng nghiệp của mình đưa ra các giải pháp khác. Tùy thuộc vào công việc của bạn, đồng nghiệp của bạn có thể làm việc theo ca khi bạn bận rộn, hãy nói chuyện với sếp của bạn trước để xem điều này có khả thi không. Làm thêm giờ có thể giúp họ kiếm thêm thu nhập để trang trải chi phí.
Vì vậy hãy cởi mở hơn trong việc suy nghĩ cho đồng nghiệp vay tiền, bạn có thể thay thế điều đó bằng việc cho họ một cách nhìn mới để giải quyết sự việc.
Không có gì sai khi giúp đỡ một đồng nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, nhưng bạn phải xem xét quyết định này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài chính cá nhân của bạn. Hãy nhớ chỉ cho vay những gì bạn có thể đủ khả năng để mất và đảm bảo rằng bạn có một thỏa thuận bằng văn bản.
>> Xem thêm: Cái tôi lớn khi làm việc tập thể – nên phát huy hay cần tiết chế
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.