• .
adsads
Thiết kế không tên
Lượt Xem 45 K

Nghỉ việc vốn không phải là một quyết định dễ dàng, nhất là khi có rất nhiều vấn đề kéo theo sau đó. Từ việc lựa chọn thời điểm nghỉ việc hợp lý cho đến tìm kiếm công việc mới đáp ứng các tiêu chí về lương thưởng, phúc lợi, môi trường,… đúng như mong muốn. Những việc này càng khó khăn hơn với các bạn vẫn đang đi làm tại công ty. Rõ ràng, việc tìm kiếm công việc mới trong thời gian vẫn đang làm việc không chỉ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị mà còn khiến bạn dễ bị mang tiếng xấu. Nhưng đợi nghỉ việc hoàn toàn rồi mới bắt đầu tìm kiếm công việc thì lại có vẻ không “an toàn” và đảm bảo cho vấn đề tài chính cũng như sự nghiệp tương lai của mình. Vậy bạn phải lựa chọn như thế nào mới thấu tình đạt lý và ít “dại khờ” đây? Cùng HR Insider tìm ra câu trả lời phù hợp với bản thân qua những phân tích trong bài viết sau đây nhé!

 

Vì sao nghỉ việc hẳn rồi mới tìm việc là một quyết định “dại khờ”?

Nghỉ việc rồi mới tìm việc chính là một quyết định vô cùng mạo hiểm, “dại khờ” và không phải ai cũng dám làm, bởi lẽ:

  • Thứ nhất, nghỉ việc trong khi bạn chưa tìm được việc mới nghĩa là bạn đã thất nghiệp. Cuộc sống của bạn ít nhiều sẽ bị đảo lộn và gặp nhiều khó khăn hơn nếu như bạn không thể đảm bảo nguồn tài chính của mình.
  • Thứ hai, bạn rất có thể sẽ bị gắn mác “thất nghiệp” trong một khoảng thời gian dù ngắn hay dài. Và đây sẽ là một điểm trừ rất lớn trong các buổi phỏng vấn nếu bạn không khéo léo trả lời về lý do tại sao mình lại nghỉ việc lâu như vậy?
  • Thứ ba, nghỉ việc là đồng nghĩa với việc bạn không còn cơ hội quay về chốn cũ với cương vị và mức lương như hiện tại nữa. Và nếu lỡ không may, bạn không thể tìm được một công việc tuyệt vời hơn thì chắc chắn đây sẽ là quyết định khiến bạn vô cùng hối tiếc và xấu hổ, phải không nào?

Và tìm việc trước rồi mới xin nghỉ có phải là quyết định “khôn ngoan”?

Theo một số thống kê từ người tìm việc, đa số đều cho rằng nên tìm việc trước khi nghỉ việc sẽ là một quyết định hợp lý và khôn ngoan hơn, vì:

  • Lợi ích đầu tiên chính là bạn sẽ không phải sống chung với nỗi lo “thất nghiệp” và sẽ không phải lo lắng về vấn đề tài chính. Ngoài ra, việc tìm được công việc trước khi xin nghỉ sẽ giúp bạn tránh khỏi nỗi lo lắng “không tìm được chỗ nào tốt hơn chỗ cũ”.
  • Tiếp đến, có việc mới rồi mới thôi việc cũ sẽ không tạo ra một khoảng trống trong con đường sự nghiệp của bạn. Tức là bạn không phải lo sợ nghỉ việc lâu sẽ quên mất một số kiến thức; hay tình trạng trì trệ, nản lòng, không theo kịp giờ giấc khi bắt đầu công việc mới.

“dại khờ” hay “khôn ngoan” là do bạn quyết định

Thực ra, mỗi một việc xảy ra đều có hai mặt của nó. Nếu chọn nghỉ việc, bạn sẽ phải đối mặt với các rủi ro rất lớn trong sự nghiệp, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn có thêm thời gian để chuẩn bị, để định hướng cụ thể con đường sự nghiệp mình muốn hướng tới. Vì suy cho cùng, nếu đã nghỉ đến vấn đề nhảy việc, hẳn bạn đã trải qua khoảng thời gian tự vấn hoặc gặp phải không ít khó khăn với công ty hiện tại.

Còn nếu lựa chọn tìm việc trước, bạn sẽ an toàn hơn trên lộ trình sự nghiệp của chính mình. Nhưng an toàn thì không đồng nghĩa với việc thành công. Vì vốn thời gian của bạn lúc này khá gấp rút, bạn có thể sẽ chẳng toàn tâm toàn ý cho việc phỏng vấn hay xác định hướng đi mới phù hợp với bản thân. Thậm chí, bạn có thể lựa chọn sai lầm, sa chân vào “chốn mới” vốn không đáp ứng được mong đợi của mình.

Vì thế, lựa chọn nghỉ trước hay tìm việc trước phụ thuộc vào chính bạn. Hãy tự hỏi bản thân xem điều gì bạn cần phải ưu tiên nhất trong thời điểm này. Một công việc mới với mức lương ổn định, đảm bảo tài chính? Hay một công việc mới được thỏa chí đam mê, bay nhảy? Và dù lựa chọn như thế nào, cánh cửa mới với đầy thách thức và cơ hội cũng sẽ mở ra với bạn.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers