adsads
chuyen vien phap ly la gi 1
Lượt Xem 1 K

Chuyên viên pháp lý là gì?

Chuyên viên pháp lý là gì? Chuyên viên pháp lý hay tiếng Anh còn gọi là Legal Executive. Họ là những người đóng vai trò định hướng công ty, doanh nghiệp,…làm việc theo đúng quy chế và tuân thủ pháp luật.

Việc tuân thủ theo các quy định, pháp chế sẽ giúp công ty, doanh nghiệp vận hành một cách trơn tru và hiệu quả hơn.

Vị trí chuyên viên pháp lý thường có ở những công ty hoặc tập đoàn lớn bởi vấn đề liên quan đến pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm: Nhân viên pháp lý là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên

Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là gì?

Vai trò của chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Bởi mọi doanh nghiệp đều được kiểm soát bởi luật pháp.

Đây sẽ là bộ phận vận hành cả bộ máy tổ chức một cách trơn tru. Chuyên viên pháp lý chính là “dầu bôi trơn” để bộ máy vận hành mà không gặp bất kỳ trục trặc nào.

Những vấn đề phát sinh về mặt pháp lý trong công tác nhân sự như: tiền lương, bảo hiểm, tai nạn lao động,… Hay liên quan đến vấn đề tái cơ cấu công ty như: thủ tục đăng ký, kinh doanh, thành lập mới,…phát sinh trong quá trình công ty hoạt động thì chuyên viên pháp lý sẽ giải quyết.

Công việc mà chuyên viên pháp lý đảm nhận

Chuyên viên pháp lý là làm gì? Đóng vai trò quan trọng như thế trong sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, vậy thì công việc của một chuyên viên pháp lý là gì? Cùng xem nội dung chi tiết sau:

Soạn thảo và kiểm tra sự đúng đắn của hợp đồng

Chuyên viên pháp lý sẽ đảm nhận việc soạn thảo văn bản, tài liệu pháp lý và các hợp đồng thỏa thuận giữa các bên để thỏa mãn quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chuyên viên pháp lý cần kiểm tra và xác thực tính hợp pháp, hợp lý của các loại hợp đồng khác nhau. Vì có liên quan trực tiếp đến pháp luật nên các chuyên viên cần đảm bảo rằng các thông tin trong hợp đồng và tài liệu có tính chính xác và hợp pháp cao.

Chuyên viên pháp lý cũng cần bổ sung, chỉnh sửa, chắt lọc các văn bản, hồ sơ tài liệu pháp lý,…đảm bảo doanh nghiệp vận hành theo đúng quy định của luật doanh nghiệp cũng như các bộ luật liên quan.

Tư vấn về những vấn đề liên quan đến pháp luật

Chuyên viên pháp lý có vai trò tư vấn và thủ tục, đảm nhận vai trò nghiên cứu các nghị định, điều luật,…có liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Từ đó đưa ra những tư vấn hợp lý, đảm bảo mọi hoạt động, quy định của công ty hợp pháp.

Tuân thủ quy định nội bộ

Chuyên viên pháp lý cần là người thường xuyên rà soát, cập nhật, chỉnh sửa các chủ trương và điều lệ của công ty để phù hợp với luật hiện hành. Cần phối hợp với các cấp quản lý, xây dựng các chính sách quản lý nội bộ, giám sát quá trình triển khai, thực hiện chính sách của các nhân viên.

Kiện tụng, khiếu nại

Một công ty, doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi được các vấn đề về kiện tụng, khiếu nại từ nội bộ hay ngoại bộ. Trong các trường hợp đó, chuyên viên pháp lý sẽ là cầu nối để đưa ra những giải quyết vấn đề tồn đọng giữa các bên.

Chuyên viên pháp lý sẽ giải quyết các vấn đề kiện tụng, khiếu nại dựa trên các cơ sở pháp luật để thỏa mãn tối đa quyền lợi cho các bên.

Một số nhiệm vụ khác

Chuyên viên pháp lý cũng sẽ đảm nhiệm luôn cả những trách nhiệm khác do trưởng phòng pháp chế phân bố xuống. Đó có thể là cập nhật, nghiên cứu các thông tin về pháp luật, các nghị định, thông tư, thay đổi về chính sách,…có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Chuyên viên pháp lý là làm gì

Chuyên viên pháp lý là làm gì?

Kỹ năng cần có của chuyên viên pháp lý

Để trở thành một chuyên viên pháp lý thực thụ bạn sẽ cần có và trau dồi những kỹ năng sau đây.

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Không chỉ làm việc với các tài liệu, văn bản pháp luật,… Các chuyên viên pháp lý còn cần làm việc với rất nhiều đơn vị và cá nhân liên quan khác. Để có thể đàm phán với các đối tác bên ngoài, chuyên viên pháp lý cần có kỹ năng giao tiếp tốt.

Hơn nữa, chuyên viên pháp lý còn có vai trò truyền đạt và tư vấn pháp luật cho các cấp quản lý, vì thể cần thể hiện sự rõ ràng và chi tiết qua từng lời nói, tránh gây có hiểu cho người tiếp nhận thông tin.

Ngoài ra, vị trí này còn phải tiếp xúc với các cơ quan pháp luật, truyền thông, công chúng. Vì vậy, việc sở hữu kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt sẽ giúp chuyên viên pháp lý có thể xử lý công việc thuận lợi và nhanh chóng hơn, tránh gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Bảo mật thông tin

Chuyên viên pháp lý đóng vai trò xây dựng cũng như kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách cùng các thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Họ cũng chính là những người thực hiện soạn thảo văn bản pháp lý, hợp đồng của doanh nghiệp. Chính vì thế chuyên viên pháp lý cần bảo mật tuyệt đối các thông tin.

Kỹ năng làm việc nhóm

Vấn đề liên quan đến pháp lý sẽ gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi nhân viên trong phòng ban sẽ đảm nhận vai trò riêng, từ đó tổng hợp và xâu chuỗi lại với nhau để phục vụ cho mục tiêu của doanh nghiệp.

Vì vậy, bên cạnh có khả năng làm việc độc lập thì bạn cũng cần trau dồi kỹ làm việc nhóm và đảm bảo công việc riêng của mình sẽ phối hợp nhịp nhàng với công việc của đội.

Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề

chuyên viên pháp lý cần có khả năng lập luận, phân tích sắc bén, đảm bảo các vấn đề pháp lý không có các cơ sở.

Để có thể làm như vậy, các chuyên viên pháp lý cần phải chuẩn bị kỹ càng tài liệu, điều luật, chính sách,… Từ đó có cơ sở vững vàng để đưa ra lập luận logic.

Khả năng thích ứng, chịu áp lực cao

Thị trường, kinh tế biến đổi không ngừng. Đi đôi với đó là các quy định cũng như luật kinh doanh sẽ ngày một phức tạp hơn. Vì vậy, các điều lệ liên quan đến luật kinh doanh cũng sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, chuyên viên pháp chế cần nắm bắt các thông tin, cập nhật nhanh chóng và tường tận để áp dụng và có khả năng thích ứng kịp thời.

Công việc liên quan đến pháp chế vì vậy, chuyên viên pháp lý chính là người đứng mũi chịu sào, áp lực căng thẳng là điều khó tránh khỏi. Vì vậy bạn cần chuẩn bị cũng như tôi luyện mình để có tinh thần thép để giải quyết các vấn đề trơn tru hơn.

Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý cần kỹ năng gì?

Mức lương của chuyên viên pháp lý

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng vị trí chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp ngày càng tăng. Bởi vấn đề liên quan đến pháp lý và tuân thủ pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Với yêu cầu cao và cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc, mức lương trung bình của vị trí này cao hơn so với ngành nghề khác. Cụ thể, mức lương trung bình của vị trí này bạn có thể tham khảo như sau:

  • Mức lương trung bình: 17.000.000 đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 100.000 – 18.600.000 đồng/tháng.
  • Mức lương thấp nhất: 600.000 đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 46.400.000 đồng/tháng.

Mức lương của chuyên viên pháp lý sẽ còn phụ thuộc vào năng lực làm việc và kinh nghiệm thực tế.

Học ngành gì để làm chuyên viên pháp lý?

Để có thể trở thành một chuyên viên pháp lý, yêu cầu tối thiểu là bạn cần có bằng tốt nghiệp Đại học ngành Luật. Bên cạnh đó, bạn cần sở hữu những chứng chỉ uy tín, được công nhận để ứng tuyển vào các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Ngoài ra, yếu tố học thuật buộc phải có với ngành nghề đặc thù này. Bạn cần luôn liên tục trau dồi các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, phân tích, phản biện,… Như thế, bạn mới thực sự thuyết phục được nhà tuyển dụng cũng như những người cùng làm việc với mình.

Một số câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý

Tất nhiên, để có thể được nhận vào một doanh nghiệp với vị trí chuyên viên pháp lý, bạn cần phải trải qua các cuộc phỏng vấn, nhằm giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu thêm về năng lực và kinh nghiệm của bạn. Để chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn của mình bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau đây.

Theo bạn người làm pháp lý nên có tính cách như thế nào?

Đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn khai thác xem nhận định của ứng viên đối với yếu tố cần cho công việc.

Theo đó, ứng viên cần cân nhắc về vai trò với vị trí chuyên viên pháp lý với tính cách đặc thù liên quan, đồng thời liên hệ tới bản thân mình có được những nét tính cách đó hay chưa?

  • Gợi ý trả lời:

Theo quan điểm của tôi, là một chuyên viên pháp lý nói riêng và ngành Luật nói chung cần nhất là sự trung thực và cẩn thận trong tính cách. Bên cạnh đó, người làm pháp lý cần hiểu rõ được vai trò của ngành, có chuyên môn để tư vấn cho khách hàng. Tôi đánh giá bản thân mình trong suốt thời gian học tập, rèn luyện về kiến thức, kỹ năng đã đáp ứng được các yếu tố trong ngành. Bản thân tôi sẽ cố gắng hoàn thiện mình để phù hợp với ngành và sự phát triển của ngành.

Tình huống nào khiến bạn cảm thấy phức tạp nhất trong công việc này?

Với câu hỏi về tình huống, nhà tuyển dụng chuyên viên pháp lý đang muốn khai thác sâu hơn về kinh nghiệm của ứng viên. Do đó, bạn không chỉ trả lời trên phương diện lý thuyết mà cần nêu rõ vấn đề mà bản thân gặp phải, sau đó mô tả lại cách thức bạn giải quyết tình huống đó như thế nào?

Bạn sẽ làm gì nếu có vấn đề liên quan đến pháp lý phức tạp xảy ra?

Câu hỏi này được nhà tuyển dụng đưa ra nhằm xác định xem khả năng xử lý các vấn đề của bạn như thế nào. bạn có thể đưa ra câu trả lời cho tình huống giả định, sau đó đưa ra các yếu tố triết lý của bản thân về luật pháp vào trong câu trả lời của mình.

Bạn xử lý như thế nào nếu phải làm việc trong tình huống mà có liên quan đến các vấn đề đạo đức?

Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng chuyên viên pháp lý sử dụng để xác định khả năng giải quyết những mâu thuẫn liên quan giữa niềm tin cá nhân của bạn và công việc. Họ cũng muốn xác định xem bạn có phải là người dễ bị lung lay và bất chấp để có thể hoàn thành được công việc của mình hay không. Vì vậy, bạn nên lưu ý đưa ra được cách giải quyết dung hòa giữa niềm tin cá nhân và công việc của mình. Hãy đảm bảo yếu tố liên quan đến vấn đề đạo đức và tính chính trực của mình lên đầu.

Bạn sẽ đối diện với stress như thế nào?

Làm về Luật pháp thì việc đối diện với stress là vấn đề không còn xa lạ, đây cũng là vấn đề nổi cộm và xuất hiện trong một số thời điểm. Câu hỏi này cũng rất được nhà tuyển dụng quan tâm, người làm luật cần phải có cách đối diện và xử lý những áp lực thì mới có thể làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với ngành được.

  • Gợi ý trả lời:

Đối với tôi, stress luôn xuất hiện ở bất kỳ thời điểm và vấn đề nào trong công việc. Tuy nhiên, tôi sẽ đối diện với nó một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Tôi coi đó là một thử thách và cũng là động lực lớn để biết rằng bản thân cần phải cố gắng hơn nhiều. Tôi sẽ luôn tích cực học hỏi hơn, nâng cao kiến thức bản thân thì stress sẽ từ đó mà giảm dần hoặc là tôi sẽ thích nghi với công việc hơn, nâng cao về khả năng đối diện với các vấn đề gặp phải.

Tìm việc làm chuyên viên pháp lý ở đâu?

Hiện nay, cùng với với sự phát triển của mạng lưới internet, bạn có thể tìm kiếm các tin tuyển chuyên viên pháp lý một cách khá dễ dàng. Bạn có thể tham khảo một số kênh tìm việc làm như sau:

  • Đến nộp hồ sơ trực tiếp thông qua theo dõi các thông báo liên quan đến tuyển dụng của doanh nghiệp thông qua các website, fanpage chính thức.
  • Tham gia và tìm kiếm các thông tin tuyển dụng chuyên viên pháp lý tại các group trên các nền tảng mạng xã hội liên quan đến tuyển dụng, ngành pháp chế.
  • Tìm kiếm việc làm tại các website tuyển dụng trung gian uy tín như  Vietnamworks, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù hợp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian qua hiệu quả.

Tìm việc chuyên viên pháp lý tại VietnamWorks

Tìm việc chuyên viên pháp lý tại VietnamWorks

Tại Vietnamworks bạn chỉ gõ cụm “chuyên viên pháp lý” trên thanh tìm kiếm là hàng trăm mẫu tin tuyển dụng từ các công ty và doanh nghiệp đang tiến hàng tuyển dụng hiện ra. Với danh sách hàng trăm nhà tuyển dụng, bạn có thể dễ dàng lựa chọn doanh nghiệp và tiêu chí tuyển dụng phù hợp cho mình như: mức lương, vị trí công việc, điểm điểm, chế độ đãi ngộ.

Hy vọng với những thông tin bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về chuyên viên pháp lý là gì và cần làm những công việc gì. Đừng quên truy cập ngay vào Vietnamworks để có thể kết nối với các công ty tuyển dụng chuyên viên pháp lý hiện nay và có được cho mình những cơ hội việc làm hấp dẫn với mức lương mơ ước nhé. Chúc các bạn thành công với những gì mình theo đuổi!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: TTC tuyển dụng, Xhome tuyển dụng, FPTS tuyển dụng, PMC tuyển dụng, VietjetAir tuyển dụng, Payoo tuyển dụng, Alphanam tuyển dụngWorldQuant tuyển dụng.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Tự mãn là gì? Kẻ thù cản trở sự thăng tiến trong công việc

Tự mãn là gì? Kẻ thù cản trở sự thăng tiến trong công việc

Tự mãn là một thuật ngữ chỉ tính cách của một số người trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Tuy...

Khám phá tất tần tật về phương thức UNC trong tài chính

UNC là gì? Giải đáp thắc mắc về ủy nhiệm chi siêu dễ hiểu

Trong các giao dịch tài chính, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ UNC. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý...

Giải đáp tất tần tật kiến thức về giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội

Những điều cần biết khi xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là một trong những loại giấy tờ quan trọng để người lao động hưởng các chế độ khi tham gia...

Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Tự mãn là gì? Kẻ thù cản trở sự thăng tiến trong công việc

Tự mãn là gì? Kẻ thù cản trở sự thăng tiến trong công việc

Tự mãn là một thuật ngữ chỉ tính cách của một số người trong cuộc...

Khám phá tất tần tật về phương thức UNC trong tài chính

UNC là gì? Giải đáp thắc mắc về ủy nhiệm chi siêu dễ hiểu

Trong các giao dịch tài chính, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ...

Giải đáp tất tần tật kiến thức về giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội

Những điều cần biết khi xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là một trong những loại giấy tờ quan trọng để...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers