• .
adsads
Thiết kế không tên 22 1
Lượt Xem 5 K

Tại sao việc gây được thiện cảm đối với ứng viên trong buổi phỏng vấn đầu tiên lại ít được nhắc tới?

Chúng ta vẫn thường thấy người ta hướng dẫn chuẩn bị phỏng vấn xin việc, dạy cách ứng xử khi gặp mặt các nhà tuyển dụng, luyện tập cách trả lời phỏng vấn sao cho có được ấn tượng tốt nhất nhưng chẳng bao giờ nói về cách làm thế nào để người ta cảm thấy muốn làm việc cho mình.

Bởi vì trong chúng ta luôn có một loại quan niệm kiên cố, rằng ai là người có tiền, kẻ đó là người có uy thế hơn. Và trong mối quan hệ nhà tuyển dụng – người tìm việc, chúng ta cũng mặc định hiểu rằng nhà tuyển dụng là những người đi tạo cơ hội cho người khác có công ăn việc làm, họ là người có quyền phán xét, đánh giá xem người này người kia có xứng đáng với số tiền họ bỏ ra hay không.

Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản thì sự việc thật ra lại như thế này: Nhà tuyển dụng là người cần một việc A được thực hiện, nhưng vì nhiều lí do nên bản thân anh ta không thể tự mình làm được việc đó. Nên anh ta mới cần đi nhờ người khác làm việc cho mình. Tuy nhiên nhờ không công thì không ai giúp, bởi vậy anh ta mới cần trả cho người đó một khoản để người ta giúp mình làm việc A. Như vậy, thực chất người tìm việc mới là người đi giúp chứ không phải nhà tuyển dụng. Khoản tiền bỏ ra chỉ là để trao đổi, chứ không phải một công cụ để cho phép nhà tuyển dụng nghĩ rằng mình là người ban ơn.

Chuyện tuyển dụng: Tôi đi tìm việc chứ không xin việc

Ở trong một đơn vị làm việc sẽ có những công việc cơ bản như sau: Việc A, B, C,… là những công việc nhỏ nhất, cụ thể nhất. Những việc này sau khi được làm xong thì cần phải có người đi sắp xếp, xâu chuỗi, tổng hợp và lưu trữ lại để nó tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh, trơn tru và ngăn nắp. Những việc này là những việc X, Y, Z. Nếu không có việc A, B, C thì sẽ không có việc X, Y, Z.

Nhân viên sẽ là những người đi làm việc A, B, C. Sếp và quản lý sẽ là những người đi làm các việc X, Y, Z. Như vậy, mỗi người một việc, mỗi người là một mảnh ghép. Nếu không có nhân viên thì cũng sẽ không có sếp.

Do đó nhà tuyển dụng cần phải hiểu rằng, các buổi phỏng vấn tuyển dụng được tổ chức là để xem xét liệu người này có sở hữu những tiêu chí phù hợp với công việc này hay không, chứ không phải là để đánh giá, xét nét xem liệu mình có muốn cho phép người này làm việc với mình hay không. Và tại đó, người tìm việc cũng sẽ có thể cân nhắc, xem xét liệu mình có muốn làm việc cho công ty này hay không.

 

Người tìm việc cũng cần ý thức được giá trị của bản thân

Tất nhiên không kiêu căng, không nghĩ mình hơn người khác nhưng cũng không cần phải tự ti, khép nép và nghĩ rằng mình đang đi xin xỏ một cái gì đó. Chỉ bởi vì các nhà tuyển dụng được ngồi đó hỏi bạn những câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến hóc búa, từ công việc đến cá nhân, từ nhà ra chợ,… không có nghĩa bạn cần phải trả lời hết tất cả những câu hỏi không liên quan. Bạn cũng có thể nêu ra những yêu cầu, đề nghị nếu cảm thấy cần thiết.

Mối quan hệ giữa việc và người là mối quan hệ sòng phẳng, ai cũng phải bỏ ra thời gian và công sức của mình để hoàn thành được công việc và đạt được điều mà mình mong muốn.

Nếu bạn là người tìm việc, khi đi phỏng vấn hãy tự tin và nghĩ theo hướng là phù hợp thì làm cùng nhau, đừng nghĩ mình phải cố gắng hành xử đúng mực thì người ta mới cho mình việc. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, hãy biết cách tôn trọng người khác và chấp nhận dần một sự thật, rằng thực ra thì bạn cần họ nhiều hơn là họ cần bạn.

Bạn có thể tham khảo các cơ hội Vũng Tàu tuyển dụng hoặc tìm việc làm tại Bình Dương để tích lũy kinh nghiệm. Nếu bạn muốn tìm việc làm Đà Nẵng hoặc tìm việc Đồng Nai, hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ ấn tượng. Đừng quên rằng việc xin việc làm tại Hà Nội hay tìm việc HCM cũng rất cạnh tranh, vì vậy hãy thể hiện tốt nhất khả năng của bạn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

— HR Insider/ Theo kenh14 —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có liên kết sâu sắc với tiềm thức của mình. Chính vì thế, hình ảnh đầu tiên lọt vào mắt bạn trong một bức tranh đa nghĩa có thể tiết lộ nhiều điều thú vị về điểm mạnh tiềm ẩn trong công việc của bạn.

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ quen thuộc với nhiều người sau mỗi kỳ performance review. Nhưng bạn có biết không, theo nghiên cứu từ Harvard Business Review, có đến 85% nhân viên thất bại trong việc thể hiện giá trị bản thân không phải vì năng lực kém, mà đơn giản là họ chưa biết cách "kể chuyện" về thành tích của mình.

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn của nhiều người với hy vọng mở ra cánh cửa thăng tiến, tăng lương và đạt được vị trí cao trong sự nghiệp.

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong sự chuyển dịch này. Theo báo cáo mới nhất từ World Economic Forum, gần 85 triệu việc làm sẽ bị thay thế bởi máy móc vào năm 2025, nhưng đồng thời, 97 triệu vị trí việc làm mới sẽ xuất hiện. Hãy cùng khám phá những ngành nghề được dự đoán sẽ "làm mưa làm gió" trong năm 2025.

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có liên kết sâu sắc với tiềm thức của mình. Chính vì thế, hình ảnh đầu tiên lọt vào mắt bạn trong một bức tranh đa nghĩa có thể tiết lộ nhiều điều thú vị về điểm mạnh tiềm ẩn trong công việc của bạn.

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ quen thuộc với nhiều người sau mỗi kỳ performance review. Nhưng bạn có biết không, theo nghiên cứu từ Harvard Business Review, có đến 85% nhân viên thất bại trong việc thể hiện giá trị bản thân không phải vì năng lực kém, mà đơn giản là họ chưa biết cách "kể chuyện" về thành tích của mình.

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn của nhiều người với hy vọng mở ra cánh cửa thăng tiến, tăng lương và đạt được vị trí cao trong sự nghiệp.

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong sự chuyển dịch này. Theo báo cáo mới nhất từ World Economic Forum, gần 85 triệu việc làm sẽ bị thay thế bởi máy móc vào năm 2025, nhưng đồng thời, 97 triệu vị trí việc làm mới sẽ xuất hiện. Hãy cùng khám phá những ngành nghề được dự đoán sẽ "làm mưa làm gió" trong năm 2025.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers