adsads
Lượt Xem 2 K

Tuy nhiên, cũng có người chủ động tìm cách nâng cao giá trị bản thân và khéo léo đàm phán để đạt được mức lương xứng đáng. Vậy, bạn thuộc nhóm nào? 

Ngồi chờ lương tăng: Bài học từ những lần bỏ lỡ cơ hội

Anh Duy Minh (25 tuổi, Quận 7) – UX/UI designer tại một công ty chuyên về dịch vụ thiết kế cho biết: “Khi mới ra trường mình luôn tin rằng “cứ làm tốt, sếp sẽ thấy và tự động tăng lương”. Suốt 02 năm gắn bó với công ty, mình không một lần đề cập đến chuyện lương bổng, phần vì ngại, phần vì nghĩ mình chưa đủ giỏi để đưa ra yêu cầu. 

Đến khi nhận ra đồng nghiệp cùng vào thời gian với mình đã được tăng lương, thậm chí có người đã được thăng chức, lúc này mình mới bắt đầu cảm thấy lo lắng. Thời gian đó mình không hiểu tại sao người khác lại được chú ý còn mình thì không”. 

Anh Minh cũng bày tỏ sự đồng tình với một sự thật là, trong môi trường công việc hiện đại, những đóng góp dù có xuất sắc đến đâu cũng có thể bị “bỏ quên” nếu bạn không chủ động khẳng định giá trị của mình.

Salary offer from hand of employer to happy employees. Tiny rich corporate people enjoy money, profit growth and bonuses flat vector illustration. Incentive to work, satisfaction, investment concept

Việc ngồi chờ lương tự động tăng đôi khi khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn. Giống như anh, nhiều người không biết rằng chính sự im lặng là nguyên nhân khiến họ bị thụt lùi so với đồng nghiệp. Cấp trên có thể rất bận rộn, họ không phải lúc nào cũng theo sát và nhận ra sự tiến bộ của mỗi người. Do đó, nếu không tự thân vận động, bạn có thể sẽ mãi mắc kẹt ở vị trí cũ, với mức lương không thay đổi. 

Để cải thiện kỹ năng quản lý và vận hành doanh nghiệp, bạn có thể tìm hiểu về foc là gì và nghiên cứu thêm về chức năng chính của microsoft word là gì để tối ưu hóa công việc hàng ngày.

Tăng lương không khó – Chiến thuật giúp bạn tự tin đàm phán với sếp

Chuẩn bị dữ liệu: Hiểu rõ giá trị của bản thân

Trước khi bước vào “cuộc chiến” đàm phán lương, điều quan trọng trước hết là bạn phải biết rõ giá trị của mình trong tổ chức. Bạn hãy bắt đầu bằng việc tổng hợp lại những thành tựu bạn đã đạt được trong thời gian qua, chẳng hạn như các dự án thành công, doanh số vượt chỉ tiêu, hay bất kỳ sáng kiến nào mà bạn đã đóng góp cho phòng ban hoặc công ty. 

Những con số cụ thể sẽ giúp bạn có cơ sở vững chắc khi yêu cầu tăng lương. Ví dụ nếu bạn là một nhân viên kinh doanh và đã tăng trưởng doanh số 20% trong vòng 6 tháng qua, hãy đề cập rõ thành tựu này trong buổi đàm phán.

Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong ngành tài chính, hãy tìm hiểu về pa là gì và khám phá thêm về banker là gì để hiểu rõ hơn về các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này.

Chọn đúng thời điểm và cách tiếp cận khéo léo

Đàm phán lương không phải chỉ là việc nói ra con số mà bạn mong muốn một cách đơn giản. Việc bạn chọn thời điểm để mở lời cũng là yếu tố rất quan trọng. Bạn lưu ý hãy chọn những thời điểm mà bạn vừa đạt được thành tựu lớn, hoặc khi công ty đang có kết quả kinh doanh tốt. Tránh đề cập đến chuyện lương trong lúc công ty gặp khó khăn hoặc khi sếp đang căng thẳng.

Management is counting bonus money for company employees. The staff feel happy, beaming.

Không những thế, bạn cũng nên tập cách tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng, không nên bắt đầu bằng những câu nói có phần sỗ sàng như là “Em muốn tăng lương, sếp có thể tăng lương cho em không”… Thay vào đó, hãy mở đầu bằng một cuộc trò chuyện về hiệu suất công việc: “Em rất vui vì trong thời gian qua em đã đóng góp cho đội ngũ qua dự án X. Không biết công ty có chính sách xem xét lương thưởng cho những thành tích này không ạ?”

Việc nghiên cứu về khấu hao là gì và hiểu thêm về khái niệm tiên trách kỷ hậu trách nhân sẽ giúp bạn cải thiện khả năng quản lý tài chính và phát triển tư duy lãnh đạo.

Giữ vững tinh thần và chuyên nghiệp

Đàm phán lương có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, nhưng để dễ thành công, bạn phải giữ tinh thần tự tin và thái độ chuyên nghiệp. Bạn đang đàm phán để nhận được sự ghi nhận xứng đáng, không phải đòi hỏi hay tạo áp lực cho cấp trên. Thậm chí nếu sếp từ chối đề nghị tăng lương của bạn, bạn có thể tự nhiên đặt ra câu hỏi về những gì bạn cần cải thiện để có cơ hội xem xét lại trong tương lai.

Ví dụ như nếu sếp nói: “Hiện tại công ty chưa có chính sách tăng lương,” bạn có thể trả lời với tinh thần cầu thị và tích cực như là: “Vậy có thể cho em biết những tiêu chí nào em cần đạt được hoặc cải thiện để được xem xét trong đợt tiếp theo không ạ?” Điều này thể hiện bạn không chỉ quan tâm đến tiền lương, mà còn cho thấy bạn là một nhân viên có ý chí phấn đấu và phát triển sự nghiệp lâu dài.

Tăng lương không chỉ đơn giản là việc chờ đợi hay may mắn gặp đúng thời điểm, mà quá trình này đòi hỏi sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh tế trong cách tiếp cận. Bằng cách hiểu rõ giá trị của mình và áp dụng những chiến thuật đàm phán hợp lý, bạn hoàn toàn có thể tạo ra sự thay đổi trong mức thu nhập mà không phải hy sinh sự chuyên nghiệp hay mối quan hệ với sếp. Hãy bắt đầu hành trình xây dựng giá trị từ hôm nay, và đừng để cơ hội tăng lương vụt mất vì sự ngại ngùng hay chờ đợi thụ động bạn nhé!

Xem thêm: Top những lời nói thật “hại thân”, người đi làm cần cân nhắc

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường...

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn...

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được...

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers