adsads
Lượt Xem 359

Những năm gần đây khái niệm “chuyển đổi số” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy chuyển đổi số là gì? Nó sẽ tác động như thế nào đến đời sống và công việc của chúng ta? Hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu rõ hơn về khái niệm chuyển đổi số trong bài viết dưới đây.

Nội Dung Bài Viết

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số là quá trình thay đổi toàn diện và sâu sắc trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất của cá nhân và tổ chức, dựa trên nền tảng các công nghệ số.

Theo định nghĩa trên, có thể hiểu chuyển đổi số quốc gia là quá trình thay đổi toàn diện và sâu sắc của cá nhân và tổ chức trong một quốc gia về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất, dựa vào nền tảng các công nghệ số.

Quá trình chuyển đổi số được áp dụng nhiều công nghệ hiện đại nhưtrí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), công nghệ điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big Data),… và nhiều công nghệ khác để tối ưu hóa quy trình hoạt động và sản xuất. Nhằm cải thiện chất lượng nhiều mặt khi tương tác với khách hàng, tăng trải nghiệm người dùng và tính cạnh tranh cho tổ chức.

chuyển đổi số là gì

Ứng dụng công nghệ số giúp tối ưu hóa quy trình và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số

Ví dụ về chuyển đổi số

Trong báo chí, thói quen tiêu thụ thông tin của độc giả đang dần thay đổi, từ việc đọc báo in hay xem truyền hình sang lướt web trên các nền tảng số, sử dụng ứng dụng và tiếp cận thông tin thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube, WhatsApp. Trước làn sóng chuyển đổi số, nhiều cơ quan truyền thông và báo chí đã tận dụng nền tảng công nghệ mạng xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của nhiều tờ báo hiện nay.

Một ví dụ tiêu biểu khác về chuyển đổi số thành công trong lĩnh vực nông nghiệp là công ty Vinamilk. Công ty đã ứng dụng công nghệ Internet of Things (IoT) để giám sát chặt chẽ các quy trình chăn nuôi, từ việc kiểm soát khẩu phần ăn đến chăm sóc, đảm bảo theo tiêu chuẩn nông nghiệp thông minh.

Nhờ đó, lượng sữa thu hoạch tại trang trại tăng đáng kể, đạt trung bình 23 lít mỗi ngày trên mỗi con bò. Đồng thời, trang trại còn đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu, khẳng định vị thế của Vinamilk trong việc xây dựng môi trường sản xuất nông nghiệp bền vững.

Các giai đoạn chính trong quá trình chuyển đổi số

Để thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện, thông thường sẽ phải trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1 – Số hóa thông tin: Ở giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu là chuyển đổi dữ liệu từ dạng truyền thống sang kỹ thuật số. Doanh nghiệp bắt đầu áp dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh và vận hành.
  • Giai đoạn 2 – Số hóa quy trình: Doanh nghiệp mở rộng áp dụng công nghệ số hóa, bao gồm cả mô hình quản lý và nhân sự, nhằm tối ưu hóa thông tin thu thập được trong giai đoạn trước. Điều này tạo nên sự liên kết vững chắc giữa con người và dữ liệu, đòi hỏi tất cả các thành viên trong tổ chức đều thành thạo trong việc sử dụng công nghệ số.
  • Giai đoạn 3 – Chuyển đổi số: Đây là giai đoạn mà chuyển đổi số đã hoàn thiện. Cả hệ thống máy móc và con người đều đã được trang bị công nghệ số, cho phép các hệ thống kinh doanh và quản trị tích hợp chặt chẽ và dễ dàng theo dõi số liệu theo thời gian thực.
chuyển đổi kỹ thuật số

Các giai đoạn chính trong quá trình chuyển đổi số

Một chiến lược chuyển đổi số thành công sẽ bắt đầu từ sự thống nhất về chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ như một hỗ trợ đắc lực tác động tích cực lên quá trình phát triển công ty. Nhìn chung, hiện nay cả xã hội đều đang rất quan tâm đến chuyển đối số. Tuy nhiên, các tổ chức thực sự quan tâm đến mục tiêu áp dụng chuyển đổi số thường là những doanh nghiệp lớn.

Các cấp độ của chuyển đổi số

Quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể chia thành các cấp độ sau:

  • Mức 0 – Chưa tiến hành chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như chưa thực hiện hoặc mới có rất ít hoạt động liên quan đến chuyển đổi số.
  • Mức 1 – Bước đầu: Doanh nghiệp bắt đầu triển khai một số hoạt động chuyển đổi số nhỏ lẻ.
  • Mức 2 – Khởi động: Doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu thực hiện các hoạt động theo từng trụ cột, đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
  • Mức 3 – Định hình: Chuyển đổi số được triển khai toàn diện theo các trụ cột chính, mang lại lợi ích thực tế cho doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp dần phát triển thành một doanh nghiệp số.
  • Mức 4 – Phát triển: Doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số, tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh và trải nghiệm khách hàng thông qua nền tảng công nghệ và dữ liệu số, chuyển đổi mô hình kinh doanh sang dạng số hóa.
  • Mức 5 – Tiên phong: Doanh nghiệp đạt đến mức chuyển đổi số gần hoàn thiện, vận hành chủ yếu dựa trên nền tảng số và dữ liệu. Ở mức này, doanh nghiệp không chỉ chuyển đổi mà còn có khả năng dẫn dắt, tạo dựng một hệ sinh thái số cho các doanh nghiệp vệ tinh khác.

Ba trụ cột chính của chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số quốc gia tập trung vào ba trụ cột chính: Chính phủ sốXã hội số và Kinh tế số. Mỗi trụ cột đều giữ vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa và phát triển toàn diện:

  • Chính phủ số: Đây là hệ thống quản lý và vận hành dựa trên nền tảng kỹ thuật số, sử dụng dữ liệu và công nghệ để tối ưu hóa các quy trình. Chính phủ số giúp nắm bắt nhu cầu của người dân thông qua dữ liệu, từ đó cung cấp dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả hơn và cải thiện chất lượng phục vụ.
  • Xã hội số: Một xã hội mà công nghệ số được tích hợp sâu rộng trong mọi mặt của đời sống, thay đổi cách chúng ta học tập, làm việc, mua sắm và giải trí. Xã hội số không chỉ thúc đẩy sự phát triển bền vững mà còn định hình công dân số và văn hóa số hiện đại.
  • Kinh tế số: Đây là nền kinh tế vận hành trên các nền tảng và công nghệ số, tối ưu hóa quá trình sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ trực tuyến. Kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất kinh doanh và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

Tại sao lại cần chuyển đổi số?

Sau khi hiểu chuyển đổi số là gì, bạn có thắc mắc rằng nó sẽ đem lại lợi ích gì cho các doanh nghiệp, tổ chức không? Việc chuyển đối số hiện nay được xem là cơ hội cho các doanh nghiệp có được vị thế vững chắc trên thị trường.

Nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Theo báo cáo của The Hackett Group, khi áp dụng chuyển đổi số, các tổ chức có thể dám đến hơn 40% chi phí. Hoạt động này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ vận hành công việc ở hiệu suất cao nhất. Cụ thể quá trình chuyển đổi số sẽ gia tăng hiệu suất thông qua:

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị: Sự tối ưu hoạt động khi chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện các vấn đề về chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm. Ngoài ra quá trình chuyển đổi này còn hỗ trợ đo lường và báo cáo thông số dựa trên số liệu thời gian thực.
  • Tối ưu hóa quy trình: Các hoạt động trong mô hình truyền thống sẽ được thực hiện thủ công hoặc bán thủ công. Điều này gây lãng phí thời gian, khiến hiệu quả công việc của nhiều phòng ban bị ảnh hưởng. Việc áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp thay đổi phương thức hoạt động sang tự động hóa làm các quy trình diễn ra trôi chảy, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
  • Tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp: Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với nhiều công nghệ mới trên thế giới. Sự khác biệt đó tạo nên ưu thế cạnh tranh lớn so với các đối thủ cùng ngành.

Tăng khả năng mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác

Doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số vào quá trình hoạt động và thương mại sẽ dễ dàng mở rộng thị trường và kết nối hợp tác hơn so với phương thức truyền thống. Theo thống kê, trung bình những công ty đa quốc gia thường có đến 70% khách hàng mới trên các nền tảng số. Đặc biệt, tỷ lệ và số lượng các nhóm hàng dịch vụ online hay nền tảng số cũng đang tăng dần qua từng năm.

Tăng khả năng mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường và kết nối đối tác mới

Mở ra nhiều hướng hoạt động tiềm năng

Ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh đem lại tiềm năng vô cùng lớn cho nhiều lĩnh vực.

Thực tế trong những năm gần đây ở Việt Nam, các sản phẩm áp dụng công nghệ như như Mobile Banking, Fintech,E-Commerce,… với hạ tầng chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động này không chỉ thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp và tổ chức mà còn nhận được sự ủng hộ từ Chính phủ và người dân.

Khó khăn trong chuyển đổi số

Đến đây có lẽ hầu hết mọi người đều đã nhận thức được việc chuyển đổi số là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong thực tế, quá trình chuyển đổi này sẽ gồm rất nhiều mặt và chứa đầy thách thức.

Hạn chế về nhận thức tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số

Dù khái niệm chuyển đổi số đã dần trở nên phổ biến trong cuộc sống nhưng vẫn có không ít người chưa nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Điều này dẫn đến sự hời hợt, thiếu trách nhiệm khi hoạch định chiến lược và triển khai quy trình.

Đối mặt với thách thức này, doanh nghiệp cần chú ý đào tạo chuyên sâu về nhận thức từ lãnh đạo đến toàn thể nhân viên để mọi người đồng lòng thực hiện. Đặc biệt việc xây dựng lộ trình rõ ràng là điều kiện quyết định để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công hoặc thất bại.

Hạn chế về năng lực áp dụng công nghệ

Thực tế trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được công nghệ mới. Việc ít tiếp cận và thiếu kinh nghiệm ứng dụng, khai thác công nghệ sẽ gây nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số.

Theo thống kê tại các nước Châu Âu, có đến 77% công ty coi việc thiếu nhân lực công nghệ số là rào cản lớn trong quá trình chuyển đổi số của họ. Tại Việt Nam, việc thiếu nguồn nhân lực chuyển đổi số cũng là vấn đề vô cùng quan trọng được nhiều doanh nghiệp và tổ chức chú trọng.

chuyển đổi kỹ thuật số digital transformation là gì

Thiếu hụt nhân lực công nghệ đang cản trở quá trình chuyển đổi số tại nhiều doanh nghiệp

Lo ngại về bảo mật và an ninh mạng

Công nghệ phát triển nhanh chóng gây ra nhiều mối đe dọa hơn cho vấn đề an ninh thông tin. Tìm kiếm chiếc lược bảo mật phù hợp là vấn đề xuyên suốt không thể tách rời để chuyển đổi số thành công và bền vững.

Sự tồn tại của các vấn đề an ninh mạng đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức trong việc nâng cao khả năng bảo mật. Đây là điểm then chốt cần được thực hiện ngay từ các bước đầu của hành trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi và điều chỉnh văn hóa tổ chức

Thực hiện chuyển đổi số sẽ làm thay đổi hoàn toàn thói quen và cách thức làm việc của doanh nghiệp. Dẫn đến sự đổi mới vai trò phòng ban hoặc tái cơ cấu tổ chức theo định hướng mới hoàn toàn. Từ đó tạo nên thách thức thay đổi thói quen cho các bộ máy đã triển khai lâu năm.

Vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số

Chuyển đổi số đang dần trở thành một xu hướng không thể thiếu cho tương lai và đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Quá trình này có tác động sâu rộng đến toàn xã hội, đặc biệt đến ba nhóm chính:

Đối với Chính phủ

Chính phủ Việt Nam không ngừng thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực để nâng cao hiệu quả hoạt động, cải tiến chất lượng dịch vụ công và nâng cao đời sống của người dân. Chuyển đổi số mang lại cho chính phủ nhiều lợi ích trên các mặt như:

  • Tự động hóa quy trình thủ công, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Tăng cường khả năng quản lý và giám sát nhân viên.
  • Cải thiện năng suất lao động.
  • Đảm bảo chính phủ tiếp cận với người dân và doanh nghiệp một cách hiệu quả.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ công.
  • Tăng cường minh bạch và trách nhiệm.
  • Xây dựng lòng tin của người dân với chính phủ.
  • Thúc đẩy sáng tạo, tạo thêm việc làm mới.
  • Dễ dàng chia sẻ thông tin và giúp người dân nắm bắt các kế hoạch, đề án mới.
chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuyển đổi số giúp tạo ra đột phá toàn diện, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp

Đối với Doanh nghiệp

Theo báo cáo của IDC, 82% các tổ chức và doanh nghiệp cho rằng “phải đầu tư vào chuyển đổi số để không bị tụt hậu”. Việc đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và triển khai chuyển đổi số giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu tốt hơn, từ đó dễ dàng đạt thành công trong môi trường kỹ thuật số hiện nay.

Các vai trò của chuyển đổi số trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Quản lý nhân sự hiệu quả hơn.
  • Nâng cao mức độ tương tác với khách hàng.
  • Rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường.
  • Tăng trưởng doanh thu.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh.
  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
  • Giúp mô hình quản trị doanh nghiệp trơn tru.
  • Đẩy mạnh đổi mới sản phẩm và mô hình kinh doanh.

Đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng cũng nhận được nhiều tiện ích từ các hoạt động chuyển đổi số của chính phủ và doanh nghiệp:

  • Dễ dàng tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ qua các kênh trực tuyến.
  • Thực hiện các dịch vụ công nhanh chóng mà không cần đến trực tiếp cơ quan.
  • Chuyển đổi số đã thay đổi thói quen tiêu dùng, làm cho việc sử dụng dịch vụ trực tuyến trở thành thói quen hằng ngày và doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu số để củng cố niềm tin với khách hàng.

Các lĩnh vực ứng dụng chuyển đổi số hiện nay

Chuyển đổi số giáo dục 

Chuyển đổi số trong giáo dục đề cập đến việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số và các hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý.

Quá trình này bao gồm việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cấp thiết bị và công cụ hỗ trợ học tập, cũng như nâng cao trải nghiệm của học sinh, sinh viên và các đối tượng tham gia đào tạo.

Mục tiêu chính của chuyển đổi số trong giáo dục là nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng một môi trường học tập hiện đại, linh hoạt và bình đẳng. Qua đó, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học, đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế.

Chuyển đổi số trong hành chính công

Chuyển đổi số trong hành chính công là việc ứng dụng công nghệ số để cải tiến cách thức hoạt động của các cơ quan nhà nước, từ đó nâng cao hiệu suất, chất lượng dịch vụ và đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Các hoạt động chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước bao gồm:

  • Phát triển hạ tầng số: Triển khai hệ thống mạng, trung tâm dữ liệu và các nền tảng quản lý thông tin hỗ trợ hoạt động của cơ quan nhà nước.
  • Số hóa dữ liệu: Sử dụng công nghệ để thu thập, lưu trữ, xử lý và khai thác dữ liệu hiệu quả hơn.
  • Tự động hóa quy trình: Ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian.
  • Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Mang đến cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công qua nền tảng trực tuyến, giúp tăng sự tiện lợi và minh bạch.
  • Xây dựng chính phủ điện tử: Hình thành một chính phủ hoạt động dựa trên nền tảng số, gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng người dân.
digital transformation chuyển đổi kỹ thuật

Chuyển đổi số đang được ứng dụng mạnh mẽ trong Y tế, Giáo dục, Tài chính, Kinh doanh và Thị trường lao động

Xu hướng của chuyển đổi số trong tương lai

Nắm bắt xu hướng chuyển đổi số sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp biết được những thay đổi mới nhất về công nghệ để cập nhật và nâng cao hiệu quả công việc. Điều này giúp đảm bảo các tổ chức đã đi đúng hướng trong quá trình chuyển đổi. Dưới đây là 9 xu hướng chuyển đổi số hàng đầu hiện nay.

Áp dụng nền tảng low-code, no-code

Đây là phương pháp phát triển phần mềm yêu cầu ít hoặc không cần viết code để xây dựng. Thay vì sử dụng các ngôn ngữ lập trình phức tạp thì low-code cho phép người dùng phát triển ứng dụng dựng trên việc kéo thả giao diện với các logic đơn giản.

Low-code và no-code: Phương pháp giúp đơn giản hóa quy trình phát triển ứng dụng

Tăng cường sử dụng điện toán đám mây 

Mô hình dịch vụ này cho phép người dùng truy cập tài nguyên dùng chung thông qua kết nối mạng. Từ đó các tổ chức và doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí và cải thiện khả năng tiếp cận thông tin nội bộ.

Áp dụng trí tuệ nhân tạo, học máy và học sâu 

AI và ứng dụng của nó đang được thảo luận rất nhiều trong quá trình chuyển đổi số. Các tổ chức có thể áp dụng ứng dụng AI vào hoạt động chuyển đổi số để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Áp dụng trí tuệ nhân tạo, học máy, và học sâu để tạo lợi thế cạnh tranh

Tìm kiếm thông minh 

Đây là quá trình định vị nhanh chóng các thông tin, tài liệu cần thiết để cung cấp cho người dùng kết quả chính xác nhất. Nó phá vỡ rào cản dữ liệu không đồng nhất trong các doanh nghiệp và cho phép trích xuất thông tin từ nguồn bất kỳ.

Tăng cường đầu tư vào công nghệ chuỗi Blockchain 

Công nghệ chuỗi khối cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số để giúp doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu. Ứng dụng của nó sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi đơn hàng, giao dịch thanh toán trực tuyến để nâng cao bảo mật và ngăn chặn giao dịch trái phép.

Tăng cường đầu tư vào Blockchain: Công nghệ chuỗi khối giúp doanh nghiệp bảo mật dữ liệu

Tự động hóa quy trình 

Xu hướng này được hiểu là thay thế các quy trình thủ công bằng việc áp dụng công nghệ vào thực hiện nhiệm vụ. Ta có thể sử dụng nó để loại bỏ các tác vụ lặp đi lặp lại để giúp giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả.

Khám phá thêm những bài viết đặc sắc khác cùng VietnamWorks như: “ngành kế toán”,  “kế toán doanh nghiệp”, và một số mẹo vặt cuộc sống mà bạn có thể chưa biết. Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ những chủ đề hấp dẫn về mẫu cv kế toánlương kế toán.

Câu hỏi thường gặp

Chuyển đổi số và số hóa khác nhau như thế nào?

Chuyển đổi số và số hoá là hai khái niệm riêng biệt, dù có những điểm tương đồng nhưng vẫn khác nhau ở nhiều khía cạnh như sau:

Điểm tương đồng: Cả số hóa và chuyển đổi số đều áp dụng công nghệ để cải thiện các quy trình vận hành trong tổ chức, giúp tăng hiệu suất và nâng cao chất lượng công việc.

Mối liên quan: Số hóa, số hóa quy trình và chuyển đổi số đều có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong việc hiện đại hóa tổ chức.

Điểm khác biệt:

Tiêu chí Số hóa Chuyển đổi số
Yếu tố con người Cần đội ngũ nhân sự chuyên về công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống lưu trữ trực tuyến. Yêu cầu toàn bộ nhân sự doanh nghiệp tham gia, không chỉ cấp quản lý mà tất cả các nhân viên đều đóng vai trò quan trọng.
Thời gian thực hiện Thường chỉ kéo dài vài tháng, tùy thuộc vào lượng thông tin, hạ tầng và năng lực nhân sự. Tối thiểu từ 3 đến 5 năm, do phải thay đổi toàn diện mô hình kinh doanh, cách vận hành và tư duy làm việc của đội ngũ.

Mục tiêu chính của chuyển đổi số quốc gia là gì?

Mục tiêu chính của chuyển đổi số quốc gia là nâng cao năng lực cạnh tranh, sự phát triển bền vững và hạnh phúc của người dân.

Việt Nam bắt đầu chuyển đổi số từ khi nào?

Việt Nam bắt đầu chuyển đổi số từ năm 2018. Đến ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.

Mục tiêu chuyển đổi số đến 2030 là gì?

Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ban hành ngày 03/6/2022, Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đặt mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia số, phát triển ổn định và thịnh vượng, đồng thời dẫn đầu trong việc thử nghiệm các công nghệ và mô hình đổi mới.

Ai là trung tâm của chuyển đổi số

Người dân đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi số. Mục tiêu của chuyển đổi số là mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ công, tiện ích xã hội nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả, từ đó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển.

Vì sao chuyển đổi số thất bại?

Có nhiều yếu tố dẫn đến thất bại trong quá trình chuyển đổi số. Dưới đây là 12 lý do phổ biến mà các doanh nghiệp thường gặp phải:

  • Thiếu mục tiêu cụ thể trong việc thực hiện chuyển đổi số.
  • Phạm vi thực hiện hạn chế, không đạt được hiệu quả mong muốn.
  • Chậm trễ nắm bắt cơ hội, bị đối thủ vượt qua.
  • Sự thiếu cam kết và tham gia tích cực từ ban lãnh đạo.
  • Hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số.
  • Nhân viên không tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi.
  • Công nghệ được lựa chọn không phù hợp với nhu cầu.
  • Thiếu kế hoạch triển khai rõ ràng, gây khó khăn trong thực hiện.
  • Không đánh giá và đo lường hiệu quả của dự án.
  • Không quan tâm đến trải nghiệm khách hàng, làm giảm giá trị mang lại.
  • Thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho những thay đổi lớn.
  • Không thích ứng kịp thời với sự thay đổi, dẫn đến gián đoạn.

Chuyển đổi số có thay thế con người không?

Không, chuyển đổi số không nhằm mục đích thay thế con người. Thay vào đó, mục tiêu của chuyển đổi số là giúp mọi người tiết kiệm thời gian và giảm thiểu công việc không hiệu quả, tạo điều kiện cho họ tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn.

Công nghệ được thiết kế để hỗ trợ và tăng cường khả năng của con người, nhưng không thể thay thế những kỹ năng như tư duy sáng tạo, phân tích phản biện, lập chiến lược, cũng như khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa các cá nhân.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyển đổi số là gì và các tác động của nó. Chuyển đổi số sẽ diễn ra liên tục và cần sự hợp tác của toàn bộ tổ chức và xã hội để hướng đến nhiều hoạt động tiện lợi, thông minh hơn cho nhân loại. Nếu bạn có thắc mắc hay cần tìm hiểu thêm về dịch vụ, hãy liên hệ với HRI để được giải đáp nhanh chóng bạn nhé!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Wall Street English tuyển dụng, Marathon Education tuyển dụng, Hocmai tuyển dụng, Langmaster tuyển dụng, Kyna tuyển dụngAmerican Study tuyển dụngEmasi tuyển dụngEsuhai tuyển dụng.

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan
999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Ý nghĩa của Tết Công Gô là gì?

Tết Công Gô là gì? Ý nghĩa và vì sao luôn nói chờ đến Tết Công Gô?

Ai trong chúng ta cũng từng một lần nói đùa "Đợi đến Tết Công Gô!" để ám chỉ một việc gì đó rất lâu mới...

Kho hình nền Giáng sinh miễn phí cho dân văn phòng

Kho ảnh đẹp về hình nền Giáng sinh miễn phí cho dân văn phòng

Giáng Sinh đang đến gần, mang theo không khí ấm áp và rực rỡ. Nếu bạn đang tìm kiếm những hình nền Giáng sinh đẹp...

Bài Viết Liên Quan
999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Ý nghĩa của Tết Công Gô là gì?

Tết Công Gô là gì? Ý nghĩa và vì sao luôn nói chờ đến Tết Công Gô?

Ai trong chúng ta cũng từng một lần nói đùa "Đợi đến Tết Công Gô!"...

Kho hình nền Giáng sinh miễn phí cho dân văn phòng

Kho ảnh đẹp về hình nền Giáng sinh miễn phí cho dân văn phòng

Giáng Sinh đang đến gần, mang theo không khí ấm áp và rực rỡ. Nếu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers