adsads
Shutterstock 2114241449 1
Lượt Xem 4 K

Trên thực tế, sự so sánh luôn tồn tại trong mỗi con người. Chúng ta luôn hơn thua nhau từ vẻ bề ngoài, mức lương, mối quan hệ, sự yếu quý của sếp dành cho ai nhiều hơn. Đặc biệt, sự thiên vị từ sếp dành cho bạn quá rõ ràng, chỉ trích là điều tất yếu sẽ xảy ra. Đứng trước tình huống này, nhiều người tìm cách “giải thoát” khỏi sự bủa vây đàm tiếu, hoặc công khai đối đầu với chính đồng nghiệp của mình. Dù là hình thức nào, chúng ta không thể cứ vùng vẩy trong sự đố kỵ hoặc cố chiều lòng những “kẻ thị phi” này. Với những đồng nghiệp khó chiều, bạn nên “xử lý” sao cho đẹp ?

Lên kế hoạch chinh phục đồng nghiệp

Hàng ngày, bạn phải dành từ 8 tiếng hoặc nhiều hơn  để làm việc và đối mặt với những mối quan hệ nơi công sở. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận những lợi ích từ đồng nghiệp mang lại. Những đồng minh này là cánh tay đắc lực hỗ trợ chúng ta khi gặp khó khăn trong công việc, đôi khi lại là người bạn thân thiết để ta tâm sự. Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải tiếp xúc và đối mặt với họ mỗi ngày. Vì thế, hãy lên phương án chinh phục và kéo họ về phía ta trước khi quá muộn. 

Những cái chào hỏi xã giao, từng cái mỉm cười thân thiện trao đi sẽ kéo gần khoảng cách giữa người với người. Bạn có thể tạo điều kiện tiếp xúc bằng những buổi ăn tối ngoài giờ làm, những buổi họp mặt cuối tuần,… Hoặc họ gặp khó khăn đừng ngần ngại giúp đỡ, bởi suy cho cùng sự tương trợ lẫn nhau trong công việc là điều cần thiết. Chỉ cần bạn dùng tâm cư xử, chắc chắn đồng nghiệp xung quanh sẽ cảm nhận được. 

Tuy nhiên, bạn cần sáng suốt trong các mối quan hệ. Vì môi trường công sở có nhiều người với đầy sự đấu đá, toan tính thiệt hơn. Ai cũng có sự tính toán cho riêng mình, nếu quá “non” trong cách chọn bạn, thiện chí kết giao này sẽ tiềm ẩn những rắc rối không lường trước. Nếu không tìm được bạn tâm giao, tuyệt đối không sa vào các mối quan hệ không cần thiết, việc này chỉ khiến bạn rơi vào các mối quan hệ ảo lợi bất cập hại.

Chứng minh năng lực của bản thân

Có một câu nói rất hay “ Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Muốn biết lý do bị ghét, bạn cần phải tìm hiểu vấn đề và xem xét lại chính bản thân mình. Đôi khi sự tự tin thái quá hoặc cách góp ý kém tinh tế là lý do khiến bạn trở thành tâm điểm của sự chỉ trích. Một nhân viên giỏi phải có năng lực xuất sắc luôn song hành kèm khả năng ứng xử tốt. Thế nên, hãy tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra hướng giải quyết. 

Thực tế cho thấy, lòng đố kỵ sẽ luôn che mờ đi lí trí. Chẳng ai nhìn ra được ưu điểm của người mình ghét, đa phần họ thường soi khuyết điểm của bạn để chỉ trích. Vì thế, bạn phải cố chứng minh sự yêu quý và tín nhiệm của sếp dành cho bạn hoàn toàn có cơ sở thuyết phục. Đừng nói với người không muốn nghe. Đừng cố giải thích với người không muốn hiểu. Hãy dùng hành động để xóa tan mọi nghi hoặc về năng lực của mình với họ. Để biến sự ganh ghét thành công nhận, chẳng có cách nào khác ngoài sự nổ lực làm việc với mục tiêu định vị được thương hiệu cá nhân trong lòng mọi người. 

Thay vì cố làm hài lòng tất cả, chúng ta cần trau dồi kiến thức và nâng cấp bản thân thành một phiên bản độc nhất, để người khác tâm phục năng lực làm việc của mình.

Xem thêm: Ứng phó tình trạng nghỉ việc sau khi lấy thưởng

Đừng cố chiều lòng ai cả

Sau tất cả, bạn vốn không có nghĩa vụ phải làm hài lòng đồng nghiệp. Đừng vì những ghen ghét hay nói xấu từ đồng nghiệp làm ảnh hưởng đến công việc. Nên nhớ, công ty là nơi làm việc, tuyệt đối không phải để kết giao buôn chuyện. Nhiệm vụ chính của bạn phải hoàn thành công việc tốt. Công ty sẽ không đuổi chỉ vì nhân viên không thân thiện với đồng nghiệp. Nhưng deadline không hoàn thành, bạn chắc chắn sẽ bị sa thải. Vì thế, chúng ta phải phân biệt đâu là việc cần thiết phải thực hiện. Hãy làm tốt việc được giao trước khi làm việc khác. 

Đối với các mối quan hệ chốn công sở, nếu có thể tìm được đồng minh “chia ngọt sẻ bùi” càng tốt. Nếu không, hãy cứ tận hưởng công việc và cuộc sống theo cách bạn muốn.

Sau cùng, hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt, luôn lạc quan trước mọi tình huống xảy ra. Bởi chinh phục đồng nghiệp thì dễ, được sếp yêu quý rất khó. Đừng vì tác động tiêu cực bên ngoài khiến bạn thoái chí rời đi.

Sẽ thật mệt mỏi nếu bạn quá chú trọng vào suy nghĩ của người khác. Nên nhớ: Bạn chỉ có một cuộc đời để sống! Sự gièm pha và đố kỵ chỉ là phép thử giúp ta trưởng thành hơn trong cách ứng xử. Bạn không thể buộc ai đó im lặng, nhưng hoàn toàn có thể khiến bản thân trở nên bình thản trước sự vùi dập của họ. Thay vì cố khiến người khác thích mình, bạn nên không ngừng phấn đấu để bản thân trở nên hoàn thiện nhất. 

Tham khảo nhu cầu tuyền dụng các ngành tiềm năng – Tham gia ứng tuyển ngay tại VietnamWorks!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên chưa thể tăng lương..." - Câu nói quen thuộc mà nhiều người đi làm đã nghe ít nhất một lần trong đời. 

Nhân tài rời đi không phải vì rời bỏ công việc, mà vì quản lý cấp trung

Tôi vừa quyết định nghỉ việc dù công việc tốt, lương thưởng cao, đồng nghiệp thân thiện và được làm đúng lĩnh vực mình yêu thích. Lý do duy nhất khiến tôi rời bỏ công ty là vì quản lý cấp trung của mình.

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi khi Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp

Bị cô lập chốn công sở đã khó chịu, bị cả Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp của mình còn ức chế hơn. Sự phớt lờ này không chỉ tác động tiêu cực đến lòng tự tôn mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và hiệu suất làm việc. Vậy làm thế nào để vượt qua cảm giác bị bỏ rơi này, cùng VietnamWorks tìm giải pháp trong bài viết này bạn nhé!

Đồng nghiệp quá thân thiết dẫn đến cả nể trong công việc, tôi nên xử khéo thế nào?

Steve Jobs từng nói:“Quyết định việc chúng ta không nên làm cũng quan trọng như quyết định việc chúng ta cần làm”. Khi đồng nghiệp thân thiết khiến bạn cả nể nơi công sở, biết cách từ chối giúp bạn dành nhiều thời gian và tâm trí hơn cho công việc của mình. Cùng VietnamWork học nghệ thuật “xử khéo” tinh tế khi đồng nghiệp nhờ vả mà không khiến đối phương phật ý trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Top những tình huống "kém duyên" trong phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm

Có thể trình độ học vấn bạn cao, năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm làm việc đều tốt… nhưng bạn lại “tạch” phỏng vấn chỉ vì ứng xử “kém duyên”. Cùng VietnamWorks điểm danh TOP những tình huống “kém duyên” bạn nên tránh nếu không muốn bị “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng!

Bài Viết Liên Quan

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên chưa thể tăng lương..." - Câu nói quen thuộc mà nhiều người đi làm đã nghe ít nhất một lần trong đời. 

Nhân tài rời đi không phải vì rời bỏ công việc, mà vì quản lý cấp trung

Tôi vừa quyết định nghỉ việc dù công việc tốt, lương thưởng cao, đồng nghiệp thân thiện và được làm đúng lĩnh vực mình yêu thích. Lý do duy nhất khiến tôi rời bỏ công ty là vì quản lý cấp trung của mình.

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi khi Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp

Bị cô lập chốn công sở đã khó chịu, bị cả Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp của mình còn ức chế hơn. Sự phớt lờ này không chỉ tác động tiêu cực đến lòng tự tôn mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và hiệu suất làm việc. Vậy làm thế nào để vượt qua cảm giác bị bỏ rơi này, cùng VietnamWorks tìm giải pháp trong bài viết này bạn nhé!

Đồng nghiệp quá thân thiết dẫn đến cả nể trong công việc, tôi nên xử khéo thế nào?

Steve Jobs từng nói:“Quyết định việc chúng ta không nên làm cũng quan trọng như quyết định việc chúng ta cần làm”. Khi đồng nghiệp thân thiết khiến bạn cả nể nơi công sở, biết cách từ chối giúp bạn dành nhiều thời gian và tâm trí hơn cho công việc của mình. Cùng VietnamWork học nghệ thuật “xử khéo” tinh tế khi đồng nghiệp nhờ vả mà không khiến đối phương phật ý trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Top những tình huống "kém duyên" trong phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm

Có thể trình độ học vấn bạn cao, năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm làm việc đều tốt… nhưng bạn lại “tạch” phỏng vấn chỉ vì ứng xử “kém duyên”. Cùng VietnamWorks điểm danh TOP những tình huống “kém duyên” bạn nên tránh nếu không muốn bị “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers