Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác này như tôi? Ngày nào cũng có cả một danh sách dài những việc cần làm, cắm mặt vào màn hình từ sáng tới tối nhưng vẫn không hết việc. Mỗi khi đi làm nhìn vào núi công việc ngổn ngang chất chồng, lại thở dài không biết bản thân nên bắt đầu từ đâu? Bạn có bao giờ tự hỏi là lỗi do sếp giao việc quá nhiều hay bản thân chưa biết cách làm việc hiệu quả?
Bạn có tìm thấy hình bóng của chính mình ở tôi? Công việc nhiều vô kể mà lại không thể nhờ vả đồng nghiệp xung quanh. Mỗi ngày phải loay hoay giữa những việc còn tồn đọng của ngày cũ, lại thêm nhiệm vụ mới của hôm nay chất chồng, khiến việc cứ thế mà nhiều thêm. Bàn làm việc thì lúc nào cũng ngổn ngang giấy tờ chưa kịp đọc, giấy nhớ vứt tứ tung với chi chít ti tỉ thứ cần phải làm. Dạo mới đi làm, tôi luôn cố gắng ăn mặc thật chỉn chu, tươm tất nhất có thể để tạo ấn tượng tốt đẹp với mọi người xung quanh. Nhưng bây giờ, thời gian nghỉ trưa còn không có, lấy đâu ra để tôi chú tâm vào chuyện trang phục nữa? Hình ảnh thường thấy nhất của tôi bây giờ, là một nhân viên đầu bù tóc rối, quần áo luộm thuộm, chạy thoăn thoắt như con thoi giữa các phòng ban và “chết đuối” trong giấy tờ không biết cách nào thoát ra…
Bạn có biết cách tính lương gross net để hiểu rõ hơn về thu nhập thực tế của mình khi tìm kiếm việc làm?
Trong những lúc bế tắc như thế này, tôi thường đổ lỗi tại công việc quá nhiều, tại đồng nghiệp thờ ơ hay chỉ vì sếp giao khối lượng công viêc quá lớn làm tôi không tài nào đảm đương nổi. Thế nhưng, chỉ khi tôi phát hiện ra những cách làm việc hiệu quả dưới đây, tôi mới nhận ra sự thật phũ phàng, bấy lâu nay mình đã đi sai đường khiến chuỗi ngày ở công sở trở nên thật tăm tối:
Dành thời gian để lên kế hoạch công việc
Tôi thường có thói quen xấu là không bao giờ sắp xếp những việc cần làm mà chỉ muốn bắt tay vào thực hiện ngay. Chính bởi nguyên nhân này, tôi rất dễ bị “rối” mỗi khi làm việc và không bao giờ hoàn thành hết được tất cả những việc cần làm. Nguyên nhân của điều này là bởi tôi không biết cách sắp xếp và lên kế hoạch cho công việc. Thay vì đụng đâu làm đấy, tôi nên ưu tiên sắp xếp thứ tự công việc của mình theo thời gian và mức độ quan trọng của mỗi nhiệm vụ. Đây là cách làm việc hiệu quả để đảm bảo tôi luôn hoàn thành bất kỳ “deadline” nào.
Thư giãn khi cần thiết
Khi khối lượng công việc quá lớn, “deadline” rượt đuổi dồn dập, tôi có xu hướng cố làm nốt cho xong thay vì dành thời gian nghỉ giải lao trong chốc lát. Điều này càng khiến tinh thần của tôi trở nên mệt mỏi và quá tải vào cuối ngày. 10 phút tản bộ ngoài văn phòng hoặc thư giãn đầu óc với một bản nhạc nhẹ sẽ giúp tôi cảm thấy sảng khoái, minh mẫn hơn để bắt tay vào khung giờ làm việc buổi chiều.
Tập trung vào những việc quan trọng nhất
Tôi thường dành đến khoảng 60% thời gian làm việc của mình chỉ để loay hoay trả lời email, giải quyết những công việc giấy tờ lặt vặt hoặc không có mục đích cụ thể. Điều này khiến quỹ thời gian còn lại để tôi bắt tay vào những công việc quan trọng eo hẹp đi hẳn. Dù tôi có hoàn thành tốt hoặc nhanh chóng những việc vặt này, nhưng tôi lại chẳng đạt được lợi ích gì lớn lao từ chúng. Thay vào đó, tôi đã học được kinh nghiệm chọn lựa ngay top 3 việc quan trọng nhất cần xử lí trong ngày, và cố gắng hoàn thành từ trên xuống để không tồn đọng qua hôm sau. Tin tôi đi. Ngay cả khi bạn chỉ làm được một việc trong số đó, bạn vẫn sẽ có cảm giác tự hào vì đã làm được một điều quan trọng cho bản thân và có thêm động lực để phấn đấu vào ngày mai.
Chủ động kiểm soát thời gian của mình
Smartphone, khách hàng, hay thậm chí là đồng nghiệp đều là những nguyên nhân khiến khoảng thời gian của tôi ở công ty bị tiêu tốn gần hết. Tôi không thể từ chối trò chuyện với khách hàng hay đồng nghiệp bởi tôi cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với họ. Tuy nhiên, tôi lại không dễ dàng thoát ra khỏi cuộc hội thoại để tiếp tục tập trung năng lượng cho công việc của mình. Bây giờ, tôi đã rút ra được bài học về phân chia khoảng thời gian hợp lí cho việc tập trung 100% cao độ, thời gian để trao đổi với khách hàng, thời gian nghỉ giải lao cùng các đồng nghiệp. Việc xây dựng các hoạt động theo một khung giờ nhất định sẽ giúp tôi dễ kiểm soát thời gian của mình, tránh việc bị sa đà vào một hoạt động quá lâu ảnh hưởng đến các nhiệm vụ cần thực hiện khác.
Chủ động học hỏi từ người xung quanh
Tại sao tôi luôn bận rộn “đầu tắt mặt tối” trong khi các đồng nghiệp khác vẫn luôn có thời gian thảnh thơi cho những chuyện cá nhân? Câu trả lời không nằm ở vấn đề họ có ít việc hơn tôi, mà bởi vì các đồng nghiệp có những cách làm việc hiệu quả của riêng họ. Vậy thì tôi còn ngại ngần gì mà không tham khảo kinh nghiệm từ các “tiền bối”? Rất nhiều đồng nghiệp đã chỉ cho tôi những cách làm mới, những công cụ mới cho phép tôi rút ngắn thời gian làm việc lặt vặt để tập trung hơn cho việc chính. Dần dần, tôi cũng đã tự mày mò và thiết kế nên một quy trình và áp dụng cách làm việc hiệu quả của riêng mình.
Đừng nghĩ rằng do công việc quá tải hay dằn vặt bản thân chỉ vì không thể hoàn thành tốt mọi việc trong ngày. Nếu như bạn thật sự đã áp dụng các cách làm việc hiệu quả của tôi mà vẫn không thể “cứu vãn” tình hình làm việc căng thẳng nơi công sở, hãy thử sắp xếp một buổi trò chuyện với lãnh đạo trực tiếp, trình bày vấn đề của bạn để tìm kiếm hướng đi mới cho mình. Và trên hết, hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và tích cực nhất trước mọi vấn đề. Chỉ khi bạn đón nhận mọi điều xảy đến bằng một nụ cười, bạn mới có tự tin để vượt qua được tất cả.
Chủ động học hỏi từ người xung quanh là cách tốt nhất để phát triển bản thân và sự nghiệp. Khi bạn sẵn sàng lắng nghe và học từ đồng nghiệp, bạn sẽ nhanh chóng nâng cao kỹ năng và mở rộng tầm nhìn. Dù bạn đang tìm việc làm Bà Rịa Vũng Tàu hay quan tâm đến tuyển dụng việc làm tại Bắc Ninh, việc học hỏi không ngừng là chìa khóa. Những người tìm việc Bình Dương, tìm việc làm Đồng Nai hoặc tìm việc làm ở Hà Nội cũng sẽ có nhiều cơ hội phát triển khi biết cách tận dụng kiến thức từ người khác.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.