Khi “ma cũ” ngầm chống lại sự đổi mới từ “ma mới”…
Muôn hình vạn trạng tình trạng nhân viên cũ bắt nạt và chèn ép nhân viên mới, đặc biệt là khi muốn chống đối sự đổi mới để giữ vững chiếc ghế của mình.
Điển hình nhất là khi người mới đề xuất ý tưởng mới, dù ý tưởng sáng tạo thế nào cũng bị “ma cũ” phản bác và chê bai. Thậm chí, có “ma cũ” còn “nhúng tay” phá hoại làm hỏng ý tưởng hoặc tệ hơn là cướp công, đánh cắp ý tưởng của “ma mới”. Trong công việc thường ngày thì hay soi mói, bắt lỗi… Tất cả xuất phát từ sự tự ti trước năng lực của người mới và lòng bất an về sự “soán ngôi” chiếc ghế của mình.
Bên cạnh đó, nhiều “ma cũ” còn thích phô trương quyền lực để thị uy với “ma mới” bằng cách lớn tiếng la mắng hoặc cho bản thân quyền sai vặt nhân viên mới. Chẳng hạn như sai đi mua đồ ăn sáng và café, xuống sảnh nhận hàng shipper giao, in tài liệu…
Ngoài ra, “ma cũ” còn cố tình cô lập “ma mới” bằng nhiều lời nói và hành động bài xích. Ví dụ như không mời người mới tham gia nhóm chat của phòng hoặc không rủ đi ăn chung… Nhiều người còn bịa chuyện để hạ nhục danh phẩm khiến nhân viên mới phải tự nộp đơn rời khỏi công ty.
“Ma mới” làm gì để chống lại sự bắt nạt của “ma cũ”?
Khi bị bắt nạt chốn công sở, nếu bạn không tìm cách đối phó sẽ khiến tinh thần bị căng thẳng và rối loạn dẫn đến năng suất làm việc thấp. Vậy phải làm gì để chống lại sự bắt nạt và chèn ép ấy?
Kiểm soát cảm xúc
Một nhân viên mới lớn tiếng tranh cãi với nhân viên cũ chỉ khiến mọi người mất thiện cảm về bạn. Và cũng chẳng vị Sếp nào đánh giá cao một nhân viên mới đi làm đã gây xích mích mâu thuẫn với đồng nghiệp, cũng như không biết cách kiểm soát cảm xúc. Do đó dù ấm ức thế nào bạn cũng phải cố gắng giữ bình tĩnh, tiết chế cảm xúc, không tranh cãi và không có hành động quá khích.
Hoàn thành tốt mọi công việc được giao
Kết quả công việc chính là thước đo chính xác nhất cho năng lực và nỗ lực của nhân viên mới. Nhiều “ma cũ” thường đùn đẩy công việc và đổ thừa trách nhiệm để làm bạn xao nhãng tinh thần, không làm tròn nhiệm vụ được giao và “mất điểm” trong mắt Sếp.
Vì vậy, đừng để họ đạt được mục đích bạn nhé. Thay vì hao tổn tâm trí và thời gian vào những kẻ ấy, bạn hãy dành toàn bộ sức lực để cố gắng hoàn thành tốt nhất mọi công việc được giao. Chất lượng công việc không chỉ giúp Sếp đánh giá cao về bạn mà còn khiến “ma cũ” chẳng có lý do gì để phê bình bạn được.
Lưu lại bằng chứng để tố cáo khi đến thời điểm
Kiểm soát cảm xúc và tập trung vào công việc không đồng nghĩa bạn chấp nhận im lặng chịu trận mãi.
Trước tiên, bạn cần luôn giữ tư thế ngẩng cao đầu tự tin vì những kẻ yếu ớt và tự ti thường trở thành “con mồi” lâu dài của “ma cũ”. Sau đó, hãy âm thầm lưu lại bằng chứng bắt nạt và chèn ép để đứng lên tố cáo, vạch trần khi đến thời điểm bạn nhé. Bạn có thể chụp lại tin nhắn, email hoặc ghi âm, quay phim lại những bằng chứng “ma cũ” bắt nạt mình.
Hòa đồng, gắn kết với tập thể
Bị cô lập sẽ khiến không ai đứng ra bênh vực khi bạn bị bắt nạt. Vì vậy hãy cố gắng hòa đồng với tập thể và kết giao với đồng nghiệp bạn nhé. Bạn nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của công ty, không từ chối các buổi tụ tập ăn uống của phòng ban sau giờ làm, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp và cởi mở kết thân với vài người trong công ty…
Trong môi trường làm việc, “ma cũ” thường ngầm chống lại sự đổi mới từ “ma mới”, tạo ra rào cản cho sự phát triển của tổ chức. Việc đổi mới này có thể gây ảnh hưởng đến những vị trí hiện tại và tạo ra sự xung đột giữa nhân viên lâu năm và nhân sự mới. Để giải quyết vấn đề này, các công ty nên hợp tác với agency tuyển dụng uy tín, đồng thời đẩy mạnh tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng và các vị trí liên quan đến việc làm ngành môi trường.
Việc linh hoạt trong nhân viên part time hay tuyển dụng photographer cũng có thể giúp cân bằng lực lượng lao động. Đồng thời, cơ hội như sân bay Tân Sơn Nhất tuyển dụng và tuyển dụng nhân viên thu mua cần được chú trọng. Các vị trí tuyển dụng thực tập sinh, tuyển dụng trợ giảng tiếng Anh, và trợ lý giám đốc cũng như các cơ hội work from home có thể giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và đổi mới.
Hy vọng những cách đối phó trên giúp bạn chống lại được sự bắt nạt và chèn ép của “ma cũ”. Hãy nhớ, chỉ có năng lực làm việc và hiệu suất công việc mới là “vũ khí” hiệu quả nhất trị “ma cũ” chốn công sở bạn nhé!
Xem thêm: Khi đề xuất tăng lương bất thành: Làm sao để tiếp tục có động lực làm việc?
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.