adsads
cho co dai ma lam nhung dieu nay neu ban van muon co mot cong viec on dinh 3
Lượt Xem 9 K

Sở hữu một công việc ổn định đúng như mơ ước đã là điều khó khăn; thế nhưng, duy trì bản thân tiếp tục phát triển với công việc lí tưởng này lại còn là chuyện gian nan hơn gấp trăm lần. Nếu như bạn đang lên kế hoạch ổn định dài lâu cho bản thân, hãy cố gắng tránh ngay những sai lầm dưới đây để phòng ngừa sự nghiệp bị đẩy vào tình trạng bấp bênh nguy hiểm.

 

1. Nhảy việc liên tục

Nhiều người thường có xu hướng nhảy việc trong khoảng thời gian vô cùng ngắn. Nhiều khi, tuổi đời của họ ở một công ty chưa đến 6 tháng hay 1 năm đã kết thúc. Khi có một vị trí ứng tuyển hấp dẫn hơn hoặc được đề nghị một lợi ích, mức lương cao hơn so với nơi làm việc hiện tại, họ sẽ sẵn sàng dứt áo ra đi mà không nuối tiếc bất kỳ điều gì. Đây là sai lầm lớn nhất với những ai mong muốn có công việc ổn định. Nhà tuyển dụng sẽ không mấy hài lòng khi nhìn vào một CV với quá nhiều nơi làm việc khác nhau trong thời gian ngắn. Không chỉ vậy, việc đổi công ty liên tục sẽ làm bạn không thích ứng kịp với môi trường mới, khó khăn để chuẩn bị một kế hoạch dài hạn cho sự nghiệp trong tương lai.

 

2. Nước đến chân mới nhảy

Mỗi ngày bạn đi làm đều mang tâm trí tới đâu hay tới đó. Những điều bạn quan tâm duy nhất đó là tiền lương, thưởng cuối tháng và deadline hay KPIs trong ngày. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhân sự đã nghiên cứu và cho rằng, những nhân viên luôn trong trạng thái bị động sẽ luôn khó có cơ hội gắn bó lâu dài với công ty. Một phần do bạn không đủ tính cạnh tranh trong một môi trường liên tục có sự đào thải. Hơn nữa, nếu bạn không có kế hoạch dài hạn cho bản thân ở công ty, nấc thang sự nghiệp của bạn sẽ dừng lại ở chính vị trí bạn bắt đầu. Hãy luôn chuẩn bị những mục tiêu bạn cần đạt được ở nơi làm việc và phấn đấu đạt được chúng. Bạn sẽ luôn có động lực làm việc và sẵn sàng cho những biến động phía trước.

 

3. Việc ai người đó làm

Dĩ nhiên công ty sẽ luôn muốn tuyển dụng một cá nhân tập trung 100% nỗ lực và thời gian của mình vào công việc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn tảng lờ đi những hoạt động, tin tức của công ty hay bỏ mặc chuyện của các phòng ban khác. Hãy luôn nhớ rằng, bất kỳ một sự kiện nào diễn ra trong công sở cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công việc hoặc vị trí của bạn. Vì vậy, hãy liên tục cập nhật thông tin của công ty để có sự điều chỉnh hoặc phương án phù hợp với tình hình công việc hiện tại bạn đang đảm nhận.

 

4. Thờ ơ với đồng nghiệp

Liệu bạn có thể gắn bó với một công việc lâu dài khi xung quanh bạn chẳng có một đồng nghiệp nào để tâm sự hay trò chuyện? Đừng chỉ tập trung làm xong việc rồi đi về. Chẳng mấy chốc bạn sẽ bị đẩy ra khỏi vòng tròn quan hệ ở nơi công sở. Các đồng nghiệp có thể sẽ đánh giá bạn là kiểu người khó gần, kém thân thiện hoặc tệ hơn là không có tinh thần đồng đội. Lâu dần bạn sẽ cảm thấy chán nản và rời công ty với lí do không hợp văn hóa. Hãy chủ động hòa nhập với mọi người, tìm kiếm những đề tài có thể tìm hiểu thêm về các đồng nghiệp xung quanh trong giờ nghỉ trưa, hoặc cùng nhau order trà sữa, đồ ăn vặt chẳng hạn.

 

5. Yêu cầu tăng lương thường xuyên

Đây là một trong những sai lầm trầm trọng với những nhân viên có tuổi đời chưa quá cao ở công ty. Dĩ nhiên trong hợp đồng sẽ luôn quy định thời gian để các lãnh đạo cân nhắc việc tăng lương cho bạn. Thế nhưng, hãy lựa chọn đúng thời điểm để trình bày về vấn đề này thay vì liên tục yêu cầu chuyện lương bổng khiến các sếp phải đau đầu. Đừng biến bản thân trở thành một nhân viên thích đòi hỏi hay có quá nhiều yêu cầu trong mắt các sếp. Bạn nên khéo léo đề cập đến việc này hợp tình hợp lý nếu bạn cảm thấy thật sự xứng đáng.

 

6. Nghỉ phép nhiều như cơm bữa

Một nhân viên văn phòng luôn có khoảng từ 12 – 15 ngày nghỉ phép trong một năm. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu như bạn liên tục sử dụng ngày phép của mình, hoặc thậm chí nghỉ quá số ngày quy định cho những mục đích cá nhân. Sự vắng mặt của bạn ở công ty sẽ khiến mọi người dần quên lãng vị trí và hình ảnh bạn đang xây dựng. Không chỉ vậy, khi bạn trở về với môi trường làm việc sau một kỳ nghỉ dài, bản thân bạn cũng rất khó để thích ứng và dễ dàng lâm vào trạng thái chán nản, mệt mỏi thường xuyên.

Ổn định sự nghiệp là một quá trình liên tục và dài hạn, đòi hỏi một sự tập trung và kiên trì. Hãy cố gắng duy trì thái độ tích cực với công việc hiện tại để luôn tạo dựng đam mê, động lực cho bản thân. Đừng để những sai lầm không đáng có kể trên làm bạn mất đi niềm tin với công việc và chệch hướng khỏi suy nghĩ ổn định ban đầu.

Xem thêm việc làm tại VietnamWorks để có những bắt đầu quá trình ổn định sự nghiệp của mình!

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất, dịch vụ truyền thông cá nhân. PCS mang nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn giải mã PCS là gì, khám phá các ứng dụng cụ thể của nó trong từng lĩnh vực.

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền tải thông tin trực quan, dễ hiểu và chi phí thấp, Leaflet không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng một cách hiệu quả. Cùng khám phá Leaflet là gì, đặc điểm và lợi ích của Leaflet trong bài viết này.

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt? Đó chính là nhờ vào một Concept độc đáo và sáng tạo. Vậy concept là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công nhận. Thay vào đó, đây là cách để bạn duy trì sự khiêm tốn trong khi vẫn đạt được hiệu quả công việc cao và xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp.

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên sàn thương mại điện tử. Thông qua chỉ số này, bạn có thể đưa ra quyết định, cân nhắc về việc thay đổi chiến lược kinh doanh của mình.

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất, dịch vụ truyền thông cá nhân. PCS mang nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn giải mã PCS là gì, khám phá các ứng dụng cụ thể của nó trong từng lĩnh vực.

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền tải thông tin trực quan, dễ hiểu và chi phí thấp, Leaflet không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng một cách hiệu quả. Cùng khám phá Leaflet là gì, đặc điểm và lợi ích của Leaflet trong bài viết này.

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt? Đó chính là nhờ vào một Concept độc đáo và sáng tạo. Vậy concept là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công nhận. Thay vào đó, đây là cách để bạn duy trì sự khiêm tốn trong khi vẫn đạt được hiệu quả công việc cao và xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp.

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên sàn thương mại điện tử. Thông qua chỉ số này, bạn có thể đưa ra quyết định, cân nhắc về việc thay đổi chiến lược kinh doanh của mình.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers