Hãy bắt đầu thực hành cách ứng xử với sếp ngay từ hôm nay để đạt thành công vững chắc hơn nữa.
Chán công việc của mình
Có thể bạn chán việc, nhưng đừng bao giờ nói với ai ở công ty, nhất là với sếp. Cách tốt hơn là nhận diện những thách thức mà bạn muốn giải quyết rồi đề nghị với sếp cho bạn nhận thêm nhiệm vụ đó, hoặc chuyển nhiệm vụ khác. Không ai muốn biết là bạn có chán việc hay không, vì thế, hãy giữ điều đó cho riêng mình. Nếu không, rất có thể bạn sẽ lại rơi vào cảnh phải đi tìm một công việc khác.
Đã đến lúc nghỉ chưa?
Không nên để lại ấn tượng rằng, bạn cảm thấy lẽ ra đang ở một nơi khác rồi chứ không phải là còn ở lại cơ quan. Cho dù công việc của bạn không thú vị thì trong giờ làm việc, bạn hãy tập trung và đừng để người khác nhìn thấy bạn lúc nào cũng lén nhìn đồng hồ. Nếu làm vậy, bạn sẽ rất dễ lâm vào cảnh thất nghiệp.
Bất kỳ câu nào có từ “nhưng” theo sau
Chẳng hạn “Tôi là một người làm việc theo nhóm, nhưng…” hay “Tôi không có ý phàn nàn, nhưng…”. Từ “nhưng” trong những câu này có ý nghĩa phủ nhận hoàn toàn những nội dung trong vế trước. Nếu bạn không muốn phàn nàn thì sẽ không có từ “nhưng” nào cả.
Nếu bạn là một người làm việc theo nhóm, đừng nêu với sếp lý do về việc bạn không hòa đồng với nhóm. Hãy cân nhắc về cách trình bày suy nghĩ của bản thân. Nếu bạn nói những câu tương tự như trên, rất có thể bạn đã nói nhiều lần. Qua nhiều lần, cách nói như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt đẹp với sếp.
“Không, tôi không thể”
Có nhiều tình huống mà bạn biết chắc mình không thể hoàn thành một công việc nào đó. Nhưng lập tức nói “không” với sếp khi nhận nhiệm vụ thì thật thiếu khôn ngoan. Một cách khả dĩ hơn là bạn đề nghị sếp cho bạn thêm thời gian để suy nghĩ về công việc, tìm ra cách hoàn thành. Sẽ là hợp lý nếu bạn xin sếp bổ sung nguồn lực, bao gồm cả nhân lực, cần thiết để giải quyết công việc, nhưng tránh nói “hoàn toàn không thể” nếu bạn còn chưa thử tìm kiếm các giải pháp.
Công ty khác mời bạn đầu quân cho họ
Sử dụng lời mời làm việc từ công ty khác để đòi hỏi sếp tăng lương sẽ không phải là một quyết định khôn ngoan. Sếp sẽ cho rằng, bạn đang có ý định xin nghỉ và nếu công ty rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bạn có thể là người bị sa thải đầu tiên. Chính vì thế, nếu muốn tăng lương thì hãy thể hiện bằng chính năng lực làm việc của bạn.
Bạn chỉ làm được đến thế
Bạn có bài thuyết trình tối hôm trước, nhưng sếp lại không đánh giá cao kế hoạch của bạn. Có thể do bạn làm việc quá tách biệt hoặc bạn không có nhiều sự hỗ trợ, song đừng dại gì mà khẳng định với sếp bạn chỉ có thể làm được đến thế. Hãy cho sếp thấy rằng bạn đã cố gắng hết sức và bạn sẽ không dừng lại ở đó.
Lương ở đây thấp hơn năng lực của bạn
99% là bạn sai khi nói điều này bởi đó là cách phản ứng tiêu cực. Sếp hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi: Thế thì bạn đang ở đây làm gì? Hãy kiếm việc khác! Bạn hãy chứng tỏ khả năng của mình trước khi đưa ra yêu cầu hay đòi hỏi.
Xem thêm: 5 bước xây dựng mối quan hệ cho sinh viên sắp ra trường
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.