Vậy thì lúc này, bạn nên tiếp tục im lặng chờ đợi đợt tăng lương theo quy định công ty hay tự thân vận động? Bài nghiên cứu nho nhỏ sau của HR Insider sẽ giúp bạn gỡ rối vấn đề này.
Theo nghiên cứu của một mạng lưới nghề nghiệp lớn trên thế giới, có đến 2/3 số người lao động đòi tăng lương ít nhất một lần. Như vậy có thể thấy rằng, nếu bạn không chủ động đề cấp đến những “con số” mà chỉ im lặng chờ đợi thì việc thăng cấp lương sẽ rất khó xảy ra. Ngay cả khi cấp trên nhìn thấy được nỗ lực của bạn, họ cũng hiếm khi chủ động tăng lương nếu bạn không nói gì. Vậy bạn nên tự thân vận động như thế nào?
Nỗ lực để đạt được nhiều thành quả trong công việc
Làm việc lâu năm, đã đến lượt tăng lương mới, cần nhiều tiền trang trải cuộc sống,… không phải là những lý do để bạn được tăng lương. Các ông chủ chỉ đồng ý tăng lương cho bạn khi họ nhìn thấy bạn đã mang lại những gì cho công ty. Vậy nên, trước khi đòi hỏi chuyện tăng lương, bạn cần nỗ lực làm việc và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, đồng thời, hãy chủ động làm nhiều hơn những gì được giao.
Lý do duy nhất và thuyết phục nhất để được tăng lương đó là: Tôi đã cố gắng hết sức mình trong suốt những năm vừa qua. Các dự án tôi tham gia đều đã hoàn thành. Tôi mang về lợi nhuận cho công ty từ dự án Marketing tháng 1, Tôi đã chuẩn bị chu đáo về các tài liệu học thuật để làm khách hàng hài lòng 100% trong đợt Hội nghị tri ân khách hàng, Tôi đã giúp phòng Sales bán được 150% chỉ tiêu trong Quý I năm nay…
Khảo sát thực tế mức tăng lương
Khi “đòi” tăng lương, sếp chắc chắn sẽ hỏi bạn muốn tăng bao nhiêu. Tốt nhất, bạn nên khảo sát mức lương trên thị trường ở vị trí của bạn là bao nhiêu, khả năng chi trả của công ty và năng lực của bạn. Mức lương bạn muốn tăng phải tương thích với các tiêu chí này. Bạn cũng không nên ấn định một con số cụ thể để cấp trên dễ cân nhắc hơn. Theo khảo sát thực tế, mức tăng trung bình khoảng từ 1 – 5% so với tiền lương hiện tại.
Chuẩn bị tâm lý để nghe… từ chối
Không phải lúc nào tự thân vận động đòi hỏi tăng lương cũng được chấp thuận một cách dễ dàng. Chắc chắn sẽ có những trường hợp yêu cầu bị từ chối. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị tâm lý để nghe lời từ chối. Tuy nhiên, cũng đừng vì bị từ chối mà im lặng đi ra. Thay vào đó, bạn nên đưa ra yêu cầu đánh giá kết quả tạm thời và chia sẻ các mục tiêu trong thời gian tới với sếp để có định hướng mình sẽ làm gì thời gian tới.
Bên cạnh đó, nếu yêu cầu bị từ chối, bạn có thể chuyển sang những đòi hỏi “phi tài chính”, chẳng hạn được làm việc ở nhà hoặc một kỳ nghỉ dài ngày để nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian làm việc hết công suất.
Nhìn chung, việc chủ động đưa ra yêu cầu phải dựa trên thành tích trong công việc, năng lực của bạn cũng như tình hình của công ty và thị trường lao động. Do đó, bạn nên có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đề cập đến chuyện tăng lương với sếp.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.