Cuộc sống càng hối hả bận rộn thì càng nhiều người bị mắc kẹt với những công việc khiến chúng ta kiệt quệ cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Thậm chí, một nghiên cứu của Giáo sư Jeffrey Pfeffer còn chỉ ra, hiện tượng nhân viên không hài lòng với công việc tại các công ty Mỹ chiếm tới 8% chi phí y tế hàng năm và liên quan đến 120.000 ca tử vong vượt mức mỗi năm.
Khi phải chịu đựng một công việc mà bạn chán ghét, cơ thể sẽ phản ứng lại và hậu quả bạn phải chịu chính là sức khỏe giảm sút, căng thẳng triền miên. Đứng trước những công việc không tốt cho sức khỏe, cơ thể đều có những dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý để có lựa chọn thay đổi cho phù hợp.
Mất ngủ
Những nỗi lo lắng, những sự thúc giục có thể khiến cho một đêm của bạn trở nên khó ngủ. Nhưng nếu bạn thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm hoặc mất ngủ triền miên vì nghĩ đến công việc thì đó là dấu hiệu cho thấy công việc này đang đem lại những tác hại xấu cho sức khỏe của bạn đấy.
Đau đầu
Cơ thể chúng ta có cơ chế tự gồng cơ bắp lên để bảo vệ khỏi những chấn thương. Nếu bạn đang ở trong một môi trường mà cơ thể hay não bộ cho rằng nơi đó nguy hiểm thì cơ bắp sẽ tự động co cứng, gây ra những cơn đau đầu, đau cổ hay vai gáy.
Đau cơ
Như đã đề cập, khi não bộ cảm thấy nó đang phải “chiến đấu” với một khối lượng lớn các mối đe dọa như deadline, sếp và đồng nghiệp… Lúc này, cơ thể sẽ tự động sản sinh các hormone căng thẳng như adrenaline và khiến bạn luôn trong trạng thái gồng mình lên.
Nếu bạn luôn ngồi làm việc với tư thế gù xuống, vai căng lên và hàm siết chặt thì đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy công việc đang ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn đấy.
Sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng
Căng thẳng kéo dài có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tinh thần hiện có. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng căng thẳng chính là sự đối xử không công bằng trong công việc.
Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng, cảm thấy yếu kém và không được công nhận, trong khi bạn xứng đáng được đối xử công bằng như tất cả mọi người.
Thường xuyên bị ốm
Nếu bạn bị cảm lạnh liên tục, hãy xem xét đến sự tác động của công việc. Một nghiên cứu về cơ thể người đã chỉ ra, căng thẳng mãn tính có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh hơn.
Ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình
Cách bạn dành thời gian cho mọi việc phản ánh sự coi trọng của bạn với việc đó. Khi bạn mang công việc về nhà, các mối quan hệ có thể bị ảnh hưởng, dù thân thiết đến thế nào. Hiệp hội Tâm lý Mỹ lưu ý rằng khi phụ nữ phải chịu những mối căng thẳng thì có thể làm giảm ham muốn tình dục, thường xuyên cáu gắt với người bạn đời.
Đối với nam giới, căng thẳng mãn tính này có thể dẫn đến sản xuất testosterone thấp hơn, từ đó dẫn đến ham muốn thấp hơn.
Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi
Sự mệt mỏi này thậm chí còn ngấm vào tận xương tủy khiến chúng ta không buồn vận động hay không muốn nhấc mình ra khỏi giường. Bạn không thể làm gì để thay đổi môi trường làm việc hay công việc nhưng sự mệt mỏi chắc chắn nằm trong phạm vi của các triệu chứng thực thể mà bạn có thể cảm thấy.
Các công việc độc hại có thể tạo ra một chu kỳ làm chúng ta kiệt sức. Bạn cảm thấy quá tải vì phải làm việc quá lâu và bạn làm việc lâu vì cảm thấy bị quá tải, đó là một vòng tròn không hồi kết.
Các triệu chứng liên quan đến dạ dày
Khó tiêu, táo bón, đầy hơi đều có thể liên quan đến căng thẳng, bởi vì căng thẳng ảnh hưởng đến những gì ruột tiêu hóa và cũng có thể thay đổi vi khuẩn đường ruột của chúng ta, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng. Đó là lý do vì sao bạn có thể bị đau bụng khi buồn bã bạn lại có thể cảm thấy đau bụng.
Nhu cầu ăn uống thay đổi liên tục
Sự thèm ăn có mối liên hệ chặt chẽ với não bộ. Khi bạn căng thẳng, adrenaline được giải phóng và ra lệnh cho cơ thể ngăn chặn quá trình tiêu hóa để tập trung vào việc đối phó với những nguy hiểm.
Dưới sự nguy hiểm kéo dài, cơ thể bạn sẽ tiết ra tuyến thượng thận và tích tụ cortisol, một loại hormone có thể làm tăng cơn đói. Vì thế, khi phải chịu quá nhiều áp lực, bạn sẽ lại thèm ăn, nhất là các thực phẩm có đường.
Để chống lại điều này, bạn buộc phải tự tìm cách cho bản thân vì rất khó để thay đổi tính chất công việc. Bạn nên nghỉ ngơi để thư giãn và để hệ thống thần kinh tái thiết lập lại các chức năng. Thiền, yoga hay thể dục có thể giúp bạn khá nhiều.
Một cách khác nữa là tập chuyển hướng suy nghĩ tiêu cực của bạn. Thay vì rối loạn với tất cả công việc đang diễn ra, bạn có thể chỉ cần tập trung vào tình huống mà bản thân có thể kiểm soát.
Còn nếu không thể thay đổi được gì nữa, không thể tự chủ trong công việc, lịch trình hay những kế hoạch tài chính thì lời khuyên cho bạn là nên tìm một công việc mới. Điều bạn cần là khắc phục vấn đề tiềm ẩn chứ không phải chỉ là triệu chứng.
— HR Insider / Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.