adsads
Untitled design 187
Lượt Xem 2 K

Shobin Uralil hiện tại là nhà đồng sáng lập và là COO của Lively, Inc – một mô hình tài khoản tiết kiệm cho sức khỏe hiện đại (Health Savings Account, HSA) tại Mỹ. Ông có hơn 4 năm kinh nghiệm trong ngành Đầu tư – Ngân hàng, Phát triển kinh doanh, Mua bán và Sáp nhập, 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ. Ông được biết đến như một người thích trải nghiệm, có lối suy nghĩ sáng tạo, không gò bó khuôn phép, và chấp nhận làm bất kì công việc gì để tìm kiếm những cơ hội mới nơi không ai đoái hoài đến.

Những trải nghiệm của ông trong hơn 3 năm làm việc tại một công ty liên quan đến chăm sóc sức khỏe ở một đất nước có chi phí chăm sóc sức khỏe đắt đỏ như Mỹ, tận mắt trải nghiệm ý nghĩa và mối liên hệ mất thiết giữa sức khỏe tài chính – và sức khỏe cá nhân, Shobin đã chia sẻ góc nhìn của mình về chiến lược tối ưu hóa chi phí chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho nhân viên.

Ngoài lương thưởng, các công ty ngày nay chạy đua tạo ra những chương trình và phúc lợi khác cho nhân viên, giúp họ vượt lên trong cuộc chiến thu hút và giữ chân nhân tài. Ở cương vị là một nhà lãnh đạo, việc tìm kiếm và mang đến cho nhân viên của bạn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, nhưng vẫn cân đối về mặt tài chính cho công ty là điều không hề dễ dàng.

Chi phí doanh nghiệp phải chi ra cho bảo hiểm ý tế, bảo hiểm sức khỏe là không hề nhỏ và leo thang mỗi ngày. Vậy đâu là cách tối ưu tốt nhất?

Chiến lược tối ưu hóa chi phí chăm sóc sức khỏe cho nhân viên hiệu quả

 

Tối ưu hóa chi phí không đồng nghĩa với việc chọn loại bảo hiểm rẻ tiền, hãy chọn loại có giá trị

Hiểu được sự khác biệt giữa “rẻ tiền” và “có giá trị” sẽ giúp ích rất nhiều cho chất lượng của các chương trình chăm sóc sức khỏe mà bạn đang cung cấp cho nhân viên của mình. Những kế hoạch bảo hiểm rẻ tiền thường có khấu trừ cao và tiền thưởng theo tháng thấp. Những loại bảo hiểm này tuy có giá rẻ nhất, nhưng không cung cấp đủ các hạng mục và dịch vụ mà nhân viên cần.

Ngược lại, các loại bảo hiểm mang lại giá trị thực sự cho nhân viên có thể tốn nhiều chi phí hơn, nhưng không quá đắt đỏ.

Một sai lầm khá nhiều doanh nghiệp mắc phải nhưng không phải ai cũng nhận ra được chính là trả một cái giá quá đắt đỏ để có nhiều hạng mục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm trong chương trình bảo hiểm cho nhân viên. Điều này khiến ngân sách bỏ ra cho phúc lợi nhân viên đi lên, trong khi tác động chẳng mấy tích cực tới việc giữ chân và thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.

Theo kinh nghiệm của riêng Shobin Uralil, ý tưởng về một “kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất” thường thì sẽ bao gồm đầy đủ hạng mục và khoản bồi thường cho các rủi ro nhiều nhất. Với những nhân viên thường phải chi trả nhiều chi phí chăm sóc sức khỏe, đó là một phúc lợi hợp lí. Tuy nhiên, với một bộ phận nhân viên có sức khỏe tốt, đó sẽ là chi trả quá mức cho những rủi ro mà họ không cần hoặc không sử dụng đến. Đó là lí do tại sao một kế hoạch chăm sóc sức khỏe “có giá trị” cho nhân viên là một chiến lược cần có nhiều thời gian cân đong, đo đếm.

Vậy làm thế nào để làm được điều đó?

Đầu tiên, hãy bắt đầu thực hiện một cuộc khảo sát ẩn danh với tất cả nhân viên của bạn để xác định những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của mỗi người, và xem nó có thực sự quan trọng với họ hay không. Bằng cách này, bạn có thể biết được đâu là những hạng mục cần thiết, đâu là không, từ đó thiết kế một kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho nhân viên, cũng như dễ dàng đàm phám với nhà cung cấp.

 

Đảm bảo rằng nhân viên của bạn hiểu về kế hoạch sức khỏe của họ

Rất nhiều các thuật ngữ về y tế và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các từ viết tắt sẽ làm nhân viên của bạn hiểu sai, nắm bắt sót thông tin, hoặc không màng đọc kỹ nội dung, kế hoạch và các hạng mục mà bạn đã bỏ ra một chi phí không hề nhỏ để bảo hiểm chi trả cho nhân viên và các quyền lợi quan trọng mà họ được nhận.

Vì vậy hãy cung cấp cho họ đủ thông tin trước khi tham gia bất cứ một kế hoạch chăm sóc sức khỏe nào. Nếu bạn không thể đi quá chi tiết, hãy cố gắng khuyến khích nhân viên tìm hiểu kỹ, so sánh kế hoạch của các năm với nhau để hiểu hơn về sự khác nhau và tác động về tài chính của  mỗi năm.

Đừng ngần ngại liên hệ với nhà cung cấp để có thêm nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và truyền đạt lại cho nhân viên. Cuối cùng, đừng biến việc này thành một sự kiện chỉ diễn ra một lần trong năm. Hãy tổ chức những buổi trả lời câu hỏi nội bộ hàng quý, và những buổi hội thảo trực tuyến trong nhóm, để đảm bảo rằng mối quan tâm của mọi người đều được thảo luận trong suốt một năm làm việc.

 

Cân nhắc những sự lựa chọn khác nhau qua các năm để luôn cải tiến, tối ưu chi phí và chất lượng các chương trình chăm sóc sức khỏe

Cho dù bạn chọn bất kì kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân viên nào, rất nhiều trong số đó bị giới hạn bởi sự đổi mới hay tuyển dụng hàng năm. Đó là lí do tại sao chuẩn bị cho tương lai luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Vì thế, làm cách nào để có thể giúp cho nhân viên của mình có sự chuẩn bị tốt hơn cho các chi phí sức khỏe và giảm bớt nỗi lo về mặt tài chính?

Vì vậy, đâu được cho là thật sự là kế hoạch bảo an “tốt nhất” cho nhân viên của bạn?

  • Đó không phải là loại bảo hiểm với chi phí tốn kém và đắt đỏ nhất mà có khi nhân viên của bạn chưa thể sử dụng hết.
  • Đó nên là một tập hợp các phúc lợi về sức khỏe giúp nhân viên của bạn lên kế hoạch được cho chi phí năm nay và nhiều năm tới.

Điều này yêu cầu bạn phải biết ước lượng đúng những nhu cầu có trước có sau – về sức khỏe, tài chính và thậm chí là nghỉ hưu khi cân nhắc chọn lựa các gói bảo hiểm. Chế độ bảo an tốt nhất còn nằm ngoài những gì mà công ty bảo hiểm hứa hẹn cho bạn nữa đấy!

 

—  HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers