Lãnh đạo bằng sự đồng cảm, chìa khóa giúp bạn chiến thắng cuộc khủng hoảng Covid-19
Trong thời kì căng thẳng và nhiều biến động hiện nay, nhà quản lý buộc phải giữ trọng trách cao cả là nơi nương tựa tinh thần và sức khỏe cho toàn bộ nhân viên của mình.
Cuộc khủng hoảng covid-19 khiến các nhà quản lý – ngoài nhiệm vụ chính của mình – phải gồng gánh thêm rất nhiều áp lực đến từ những xáo trộn trong nội bộ nhân lực, những rủi ro về mặt sức khỏe đang ngày càng gia tăng; đồng thời họ còn phải cố gắng cân bằng giữa cuộc sống và công việc, cũng như luôn cập nhật thông tin về diễn biến dịch bệnh hàng ngày nữa.
Và, với một sự thật rằng nhân viên đang chịu rất nhiều áp lực về mặt tinh thần vì cơn đại dịch này, người quản lý cũng được kêu gọi nhằm hỗ trợ tâm lý cho những ai cần đến.
Nghe có vẻ như họ phải làm rất nhiều việc, nhưng sự thật đúng là như vậy đấy!
Nhà lãnh đạo sẽ chẳng thể dẫn dắt công ty hiệu quả nếu họ cũng đang phải chật vật. Trên máy bay, hành khách được khuyên là nên đeo khẩu trang oxy của chính mình trước khi giúp đeo cho người khác. Trường hợp của người quản lý cũng tương tự như vậy.
Dưới đây là một vài chiến lược, nhằm giúp các nhà quản lý cũng như nhân viên công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Để trở thành một tấm gương sáng cho bản thân cũng như cấp dưới, người quản lý trước tiên cần phải biết cách chăm sóc tốt cho chính mình.
Kỹ năng lãnh đạo trong “mùa dịch”
Có quá nhiều stress sẽ ảnh hưởng đến cách mà ta làm việc. Những nhân viên dù bình tĩnh nhất cũng có thể bị “rối tung rối mù”. Những nhóm làm việc đã quen với cách vận hành nhịp nhàng trước deadline như trước đây cũng có thể trở nên khó kiểm soát khi chuyển sang làm việc với cường độ cao hơn.
Đây không phải lúc để ta áp dụng phương pháp quản lý kiểu “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.
Một nghiên cứu về hỗ trợ nhà quản lý cho total worker health cho thấy rằng, đối với phần lớn nhân công, cứu trợ xã hội và sự cảm thông chính là chìa khóa then chốt giúp họ giải tỏa stress cũng như điều chỉnh tốt giữa công việc và cuộc sống.
Các nhà quản lý cần phải tự làm tấm gương cho chính bản thân mình, đồng thời ủng hộ và hưởng ứng những nhu cầu về mặt sức khỏe tinh thần cho nhân viên giữa cơn đại dịch covid-19.
Điều này có thể được thực hiện với hai phương pháp quản lý hiệu quả dựa vào chứng cứ là: hỗ trợ về mặt tinh thần và làm hình mẫu.
Ủng hộ về mặt tinh thần
Ủng hộ tinh thần bao gồm việc cho nhân viên biết rằng họ đang được quan tâm, và rằng họ cần thoải mái chia sẻ về những khó khăn trong công việc cũng như ngoài cuộc sống.
Người cấp trên cũng cần truyền tải thông điệp rằng họ thấu hiểu những tác động mà covid-19 đang ảnh hưởng đến đời sống và công việc của nhân viên. Và phương pháp ủng hộ tinh thần bao gồm:
- An ủi và quan sát nếu nhân viên có bất kì dấu hiệu xấu nào; ví như nỗi lo lắng, tách biệt với xã hội, biểu hiện làm việc không hiệu quả. Đồng thời biết khi nào thì nên hỏi ý kiến chuyên gia cho tình hình của một nhân viên nào đó.
- Nhận biết rằng một vài nhân viên đang có người thân cần sự chăm sóc đặc biệt, vì thế hãy thẳng thắn hỏi nhân viên về cách mà họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống như thế nào.
- Thăm hỏi họ thường xuyên và khuyến khích nhân viên kết nối online với những đồng nghiệp, gia đình và bạn bè khác đối với những ai không sống cùng nhà với người thân trong thời kỳ giãn cách xã hội.
- Củng cố tinh thần bằng cách cho nhân viên biết rằng bạn rất cảm thông và luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay “từ xa” khi ai cần tâm sự điều gì đó.
Làm mẫu với các thói quen làm việc lành mạnh
Phương pháp làm mẫu đòi hỏi người quản lý phải thông qua các hành vi và chỉ dẫn của mình, chỉ cho nhân viên thấy được cách kết hợp công việc – cuộc sống với ý thức tự bảo vệ bản thân như thế nào trong “mùa dịch”.
Đơn giản là, nhà lãnh đạo cần làm gương trước để nhân viên quan sát và học hỏi. Một phương pháp làm mẫu hiệu quả chính là:
- Chắc rằng bạn luôn cập nhật những thông tin có liên quan về an toàn và sức khỏe cộng đồng cho nhân viên cùng biết.
- Nắm rõ những phương pháp phòng tránh dịch bệnh mới nhất cho bản thân và mọi người. Nhắc nhở những phương pháp này một cách thường xuyên trong các cuộc họp. Đăng thông tin trên các kênh làm việc online, trên trang web công ty, và cả các nơi chia sẻ chung khác nữa.
- Tự vạch ra ranh giới và xác định rõ thứ tự ưu tiên đối với giờ làm việc, giờ phản hồi – và chia sẻ thông tin đó cho các thành viên trong gia đình biết. Sau đó, ước lượng tính nhất quán trong khả năng của bạn, nhằm tuân thủ tốt các ranh giới này.
- Sử dụng nghỉ phép có trả lương và nghỉ ốm khi cần thiết. Khuyến khích nhân viên của bạn làm điều tương tự, hoặc giúp họ tìm điều độ nguồn lực để hỗ trợ nghỉ phép chẳng hạn.
Tích cực ủng hộ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Một số cách khác mà nhà quản lý có thể giúp nhân viên cân bằng công việc – cuộc sống, cũng như làm giảm những gánh nặng không đáng có – chính là cung cấp cho họ những dự án có deadline linh hoạt, ưu tiên những nhiệm vụ mang tính chất quan trọng trước, loại bỏ bớt những việc không liên quan, hoặc khiến những nhân viên lần đầu trải nghiệm làm việc từ xa tránh cái cảm giác rằng mình phải luôn luôn “có mặt đúng giờ”
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những nhân viên với trách nhiệm phải chăm sóc người khác tại gia (ví dụ như con cái, hay cha mẹ lớn tuổi) thường có biểu hiện công việc cao hơn, và duy trì sức khỏe tốt hơn khi chính sách làm việc ở nhà được đưa vào thực hiện.
Cơn khủng hoảng covid-19 đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả mọi người. Vì thế trong thời gian này, hãy đồng hành với nhân viên của mình với một niềm cảm thông sâu sắc, hướng đến sự linh hoạt trong mọi chuyện, và làm một tấm gương tiêu biểu với tiêu chí sức khỏe là hàng đầu nhé!
>>Xem thêm: Tìm việc sau đại dịch: Đừng bị mờ mắt bởi mức đãi ngộ cao mà không tìm hiểu rõ công việc mới
— HR Insider/Theo theconversation—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.