Câu chuyện phía sau sự ra đời của công ty
Tháng 4 năm 2004, các giảng viên của trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý, thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã xây dựng Chương trình đào tạo trực tuyến và hợp tác quốc tế CRC-TOPIC. Dự án ươm mầm doanh nghiệp này đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Infodev.
Sau 15 năm nỗ lực phát triển, TOPICA đã trở thành tổ hợp giáo dục cung cấp các chương trình cử nhân trực tuyến chất lượng cao thông qua việc hợp tác với các trường Đại học, chương trình ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ cao. TOPICA đã trở thành đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, và là tổ chức Việt Nam đầu tiên xuất khẩu công nghệ giáo dục ra nước ngoài với sứ mệnh “Triệu người nâng trí tuệ”, nhân rộng mô hình đào tạo trực tuyến chất lượng cao tới người học ở Việt Nam và Đông Nam Á. Cụ thể đã có được những nền tảng như sau:
– TOPICA UNI (uni.topica.vn): là một sản phẩm cung cấp hạ tầng công nghệ và dịch vụ cho 16 trường Đại học ở Việt Nam, Mỹ và Philippines để triển khai chương trình đào tạo Cử nhân trực tuyến chất lượng cao. Trong đó các trường Đại học là đơn vị chủ trì tuyển sinh, chuyên môn vận hành, khảo thí và cấp bằng Đại học.
– TOPICA Native (br1. topicanative.edu.vn): triển khai chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến cho học viên tại Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, và là đơn vị đầu tiên trên thế giới phát triển ứng dụng luyện nói qua Google Glass.
– TOPICA Founder Institute (ivy. topica.asia/tfi/): vườn ươm khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam đã có các startup nhận đầu tư tổng cộng gần 10 triệu USD.
– TOPICA Edumall (edumall.vn): chợ các khoá học trực tuyến với hơn 2.000.000 lượt truy cập mỗi tháng; hơn 200.000 học viên đang theo học
Trên đà phát triển không ngừng nghỉ, TOPICA đang ôm giấc mơ vĩ đại đó là trở thành đơn vị giáo dục trực tuyến đứng đầu châu Á, xuất khẩu công nghệ giáo dục được ra nhiều nước hơn nữa.
Chặng đường đầy thách thức
Để đạt được những thành tựu nhất định như ngày hôm nay, chặng đường thăng trầm mà họ đi qua không hề rải đầy hoa hồng. Những câu hỏi nhỏ với CEO kiêm Founder của Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA – Phạm Minh Tuấn sẽ giúp chúng ta hiểu thêm được về quá khứ đầy khó khăn thử thách đối với tổ hợp Công nghệ Giáo dục hàng đầu này.
Chúc mừng anh và công ty về khoản gọi vốn 50 triệu USD mới nhất. Vài năm trước, anh có một bài đăng trên Facebook về cách điều hành một startup giống như đang chạy đua Ironman. Vậy đâu là bài học quan trọng mà anh đã có được khi điều hành một công ty khởi nghiệp và phát triển nó lên tới 1.700 nhân viên?
“Ý chí mới là quan trọng, không phải vẻ bề ngoài”. Tôi từng nghĩ một vận động viên Ironman phải có cơ bắp, rám nắng, với nhiều “đồ nghề” chuyên dụng. Nhưng tham gia cuộc thi có những người nặng hơn trăm ký và cả những người phụ nữ mong manh. Họ đều hoàn thành cuộc đua một cách ngoạn mục. Người ta nói với tôi “Nhìn vẻ bề ngoài tôi đã không nghĩ là anh có thể hoàn thành Ironman”. Với tôi, đó là một lời khen ngọt ngào.
Một nhà đầu tư từng nói họ đặt cược vào các startup, không phải vì trình độ, giải thưởng hay sơ yếu lý lịch của họ, mà vì các startup này chứng minh được rằng họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc dù có phải bò trên đường để tới đích.
Giai đoạn chưa lớn mạnh như hiện nay, TOPICA đã làm thế nào để thu hút các nhà đầu tư?
Tôi đoán sự kiên trì của chúng tôi đã giúp thuyết phục các nhà đầu tư. Họ đã chứng kiến chúng tôi qua nhiều thăng trầm và thấy cách chúng tôi giữ vững đội hình, với cùng một tầm nhìn, và những con số chứng minh.
Khoảnh khắc khó khăn nhất anh phải đối mặt là gì? Anh đã bao giờ cảm thấy muốn từ bỏ?
Những ngày đầu, chúng tôi thiết lập gian hàng tại một trung tâm triển lãm và đặt hẹn cho vài trăm học viên tiềm năng đến để xem sản phẩm demo. Đó là khoảng thời gian đáng sợ trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những tháng tiếp theo, dù đã nỗ lực hết sức, chúng tôi vẫn khá bế tắc.
Tôi ngồi lại với một thành viên trong nhóm của mình để thông báo chậm lương và nghĩ rằng anh ấy sẽ chán ngấy, phải làm gì để thuyết phục anh ở lại, bởi không sẽ bắt đầu một phản ứng dây chuyền với những người khác, và cuối cùng chính tôi sẽ từ bỏ. Nhưng anh ấy đã không làm thế. Anh ấy nói với tôi: “Tôi biết anh sẽ luôn nghĩ ra cách”.
Từ một góc nhìn khác
Sẽ chưa được khách quan lắm nếu chúng ta chỉ bàn về đề tài này từ góc nhìn từ những người quản trị, hãy cùng nhìn khó khăn qua những góc nhìn mới – từ nhân viên làm việc trực tiếp trong môi trường TOPICA:
“ Trên bàn không rượu cũng không bia
Mỗi gói mỳ tôm một chút ấm lòng
Đêm nay OT ngồi fix bug
Cố nốt một đêm chắc là xong”
Chắc hẳn không ít lần anh em IT (Information systems – Người làm mảng Công nghệ thông tin ) thấy hình ảnh của mình phảng phất trong bài thơ trên phải không?
Làm sao để thoát khỏi kiếp FA OT (OT – Overtime: Làm việc quá giờ) một mình không ai đồng hành?
Anh Vũ Văn Thúy, một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, đã tìm thấy cho mình 1 con đường hạnh phúc mà vẫn được sống với đam mê của chính mình.
Sau khi tốt nghiệp, là một cậu sinh viên chân ướt chân ráo bước vào công ty, anh hoang mang rằng một mình giữa những mã code quái lạ trên màn hình sẽ khiến anh choáng váng.
Kéo anh thoát khỏi lo lắng ấy ngay từ những ngày đầu tiên vào đời, các chuyên gia Super Trainers đã đến, đồng hành và nâng cấp level cho anh. Chỉ sau 3 tháng ngắn ngủi được đào tạo lập trình bài bản, với sự phối hợp tận tình của 500 anh em TOPICAn, anh đã được làm chủ được hệ thống học tập trực tuyến 4.0 với những tính năng quản trị hệ thống, quản trị thanh toán, quản lí gói học, tính lương cho nhân viên. Sau 6 tháng, anh đã lập và quản trị các sơ đồ kiến trúc hệ thống để hỗ trợ cho công việc điều hành của mình.
Mỗi ngày đi làm là một ngày vui. Anh thực sự tìm thấy đam mê mới trong việc ứng dụng PHP vào xây dựng các hệ thống hàng nghìn người dùng với hàng trăm nghiệp vụ khác nhau, điều mà anh chưa bao giờ được trải nghiệm khi còn đi học hay trải nghiệm ở nơi nào. Hay đôi khi là những lúc điên đầu vì điểm nóng phát sinh đột xuất. “Nhưng tất cả những căng thẳng bỗng chốc thu bé lại vừa bằng sự hỗ trợ đoàn kết từ anh em đồng đội và nụ cười xinh tươi của các cô giáo phòng kế bên”. Anh nhận ra đây là nơi làm việc mang đến cho anh nhiều bất ngờ, không khô khan như môi trường IT vốn có.
Điều hạnh phúc hơn cả là anh được sống với chính mình trong công việc. Anh chợt nhận ra mình có thể làm được nhiều điều hơn nữa. Sau 1 năm làm việc ở vị trí OX – chuyên viên, anh được lên bậc chuyên gia của Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA. Giờ đây, anh vẫn đang từng ngày, từng giờ gắn bó với tình yêu to lớn ấy. Và con đường của anh chắc chắn sẽ không dừng lại ở đây. Anh chia sẻ: “Khi lên chuyên gia thì mình lại tiếp tục có những cơ hội khác như đào tạo cho nhân viên mới, hay làm leader cho các team dự án, cảm thấy bản thân được phát triển kỹ năng khác, không chỉ là lĩnh vực chuyên môn.”
Thành tựu ngọt ngào sau bao ngày nằm gai nếm mật
Hiện Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA có đội ngũ 400 nhân viên, 1100 giảng viên, cùng đội ngũ hơn 1000 quản lý, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp, tổ chức đã tham gia giảng dạy, tư vấn, đóng góp những phương pháp giảng dạy mới nhất, tích hợp cùng những công nghệ giáo dục hiện đại nhất trong việc “gắn kết doanh nghiệp với nhà trường”.
Cùng nhìn lại chặng đường phát triển mạnh mẽ này trên những nấc thang thời gian:
Năm 2006, Chủ tịch Microsoft, Bill Gates và Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã khởi động TOPIC64, một dự án phát triển cơ sở hạ tầng học trực tuyến trên 64 tỉnh thành của Việt Nam. Qualcomm cho biết tập đoàn này là một trong những nhà tài trợ cho dự án này bên cạnh Microsoft, Hewlett Packard và USAID.
Năm 2008, tổ hợp giáo dục TOPICA được thành lập như một doanh nghiệp công nghệ giáo dục với sứ mệnh nhân rộng mô hình đào tạo trực tuyến chất lượng cao tới người học ở Việt Nam.
Cùng năm, TOPICA đã áp dụng công nghệ 3D vào giảng dạy trực tuyến mang lại trải nghiệm chân thật trong không gian ảo Second Life.
Năm 2010, CRC-TOPIC triển khai khóa học đào tạo trực tuyến cho 105 nhà quản lý đến từ 15 quốc gia châu Á- Thái Bình Dương về Ươm mầm doanh nghiệp.
Năm 2011, khóa huấn luyện khởi nghiệp từ Thung lũng Silicon khai giảng tại Hà Nội.
Năm 2013, TOPICA triển khai ứng dụng học Đại học trên điện thoại tại Việt Nam.
Năm 2014, công ty áp dụng TOPMITO (TOPICA Native) luyện nói tiếng Anh qua Google Glass.
Đến năm 2016, tổ hợp giáo dục TOPICA là đối tác của 11 trường Đại học tại Việt Nam, Philippines và Mỹ.
Tháng 4 năm 2016, theo E27, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA đã ký thỏa thuận đối tác với Coursera. Theo đó, một trong những đối tác của TOPICA ở Việt Nam, Đại học Vinh, sẽ công nhận tín chỉ từ 1800 khóa học online của Coursera.
Với những thành công đã rõ ràng như ngày hôm nay, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đặt niềm tin vào TOPICA sẽ trở thành tổ hợp Công nghệ Giáo dục hàng đầu châu Á!
— HR Insider —
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.