Chán nản công việc hiện tại nhưng không muốn thoát ra
Xác định lý do tại sao bạn chán nản công việc
Khi bạn nhận ra mình đang vô cùng chán chường với công việc đang gắn bó này, thì cũng chính là lúc cần ngồi lại suy ngẫm về cảm xúc của bạn để ngăn chúng ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và tinh thần của bạn. Bạn có thể tự hỏi bản thân bằng những câu hỏi sau để hiểu được bản thân đang cần gì để có thể vượt qua sự buồn chán này:
- Bạn có hài lòng với công việc đang làm không?
- Bạn cảm thấy mức lương này đã xứng đáng hay chưa?
- Vị trí và trách nhiệm có tương đồng không?
- Bạn có thấy ý nghĩa trong công việc mình đang làm không?
- Bạn có thích những gì đang làm?
- Bạn có đang muốn làm điều gì khác không?
Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ tìm cho mình được cách khắc phục tình trạng chán nản công việc.
Hãy nhớ lại động lực làm việc ban đầu
Khi bạn làm một công việc với một vị trí cố định trong một thời gian dài, và điều này đã trở thành thói quen. Nhưng đến một ngày bạn không còn hài lòng với công việc, hãy dành một chút thời gian suy ngẫm để tìm lại động lực làm việc ban đầu là gì? Bạn đã học hỏi được những gì? Và đã cải thiện, thay đổi ra sao?
Hãy đánh giá lại cuộc hành trình vừa qua của mình và xác định thêm cho bản thân những đoạn đường mới, mục tiêu mới để vực dậy cảm xúc làm việc tại thời điểm hiện tại.
Chia sẻ với sếp
Chán nản công việc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc của mình cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Lúc này bạn đừng e dè mà hãy chia sẻ thành thật với người quản lý trực tiếp của mình. Họ có thể không trực tiếp giúp bạn nhưng cho bạn những lời khuyên chân thành nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đề cập những mong muốn, nguyện vọng cá nhân về định hướng sắp tới. Biết đâu sếp của bạn có thể cho bạn những giải pháp hay hướng đi mới thì sao. Thậm chí có thể cho bạn làm các vị trí công việc mới thích hợp hơn.
Học tiếp
Sự thiếu kiến thức trong công việc cũng là một trong những lý do chính khiến bạn không hoàn thành nhiệm vụ. Tình trạng cứ lặp đi lặp lại sẽ khiến bạn cảm thấy bị stress, cộng thêm những tâm lý lo lắng sợ lời chỉ trích từ đồng nghiệp và sếp lại làm tăng thêm sự chán nản và không muốn tiếp tục công việc nữa.
Lời khuyên ngay lúc này dành cho bạn chính là hãy “hoãn” mọi ước mơ, hoài bão, cảm xúc trong công việc lại để nâng cao trình độ, học vấn cho bản thân. Việc tiếp thu những kiến thức mới về lĩnh vực đang làm sẽ giúp bạn cảm thấy hào hứng trong công việc hơn, đặc biệt sẽ tiếp động lực cho bạn sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn.
Chủ động đảm nhiệm công việc mới
Nếu bạn cảm thấy chán nản công việc bởi năng lượng chưa được sử dụng tối đa, bạn có thể thử đề xuất được làm thêm việc để lấp trống khoảng thời gian nhàn rỗi của mình. Điều này có thể giúp bạn thu lại những đánh giá cao trong sự nghiệp, đi kèm là trách nhiệm cao hơn và tất nhiên phúc lợi cũng sẽ phải tương xứng với nỗ lực mà bạn bỏ ra.
Học thêm kỹ năng mới
Học thêm kiến thức để nâng cấp bản thân là một việc làm cần thiết, giúp bạn tránh khỏi tình trạng chán nản trong công việc. Hãy thử tạo cho mình cơ hội phát triển mới bằng cách đăng ký một khóa học đào tạo mới, một lớp kỹ năng mới hay tham gia các workshop để bản thân trở nên hoàn thiện và tỏa sáng hơn.
Điều này cũng sẽ giúp bạn dễ dàng có những bước tiến mới trong sự nghiệp và được sự công nhận từ sếp cùng đồng nghiệp xung quanh.
Đặt mục tiêu cho bản thân
Khi có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ làm việc với một tinh thần quyết liệt hơn, có thể là một vị trí cao hơn hay một mức thu nhập hấp dẫn. Bất kể mục tiêu của bạn là gì thì nó cũng sẽ vực dậy tinh thần và thoát khỏi tình trạng chán nản công việc. Bởi khi mong muốn đạt được điều gì đó, bạn sẽ tìm mọi cách để hiện thực hóa. Lúc này công việc của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.
Xem thêm: Sếp nhỏ tuổi & sếp lớn tuổi, đâu là những khác biệt cần biết?
Chọn một nghề “tay trái”
Bán hàng online hay tham gia góp vốn đầu tư cùng bạn bè, người thân,… là cách để bạn kiếm thêm thu nhập và tìm thấy niềm vui ngoài những giờ làm việc căng thẳng, cố định trên văn phòng. Bạn cũng có thể lựa chọn bất cứ công việc nào miễn bạn cảm thấy thích và có khả năng.
Hãy bắt đầu công việc “tay trái” bằng chính những lợi thế bạn đang có. Chẳng hạn như bạn là một phiên dịch, bạn có thể làm gia sư ngoại ngữ. Hay bạn viết chữ đẹp thì nên nhận kèm học sinh luyện chữ, hoặc có khiếu kinh doanh thì có thể bán một số mặt hàng qua mạng,…
Tham khảo cơ hội thực tập sinh từ các nhà tuyển dụng tại đây:
Tìm một công việc mới
Đôi khi một sự thay đổi nhỏ sẽ mang lại những năng lượng tích cực lớn. Nếu bạn cảm thấy chán nản bởi những tác động không mấy tích cực từ môi trường làm việc hay tính chất công việc không còn phù hợp, vậy thì tại sao không thử lựa chọn một lối đi mới? Đừng bó hẹp bản thân trong vùng an toàn của mình. Đừng ngại ngần khi phải đối mặt với những thử thách khi tìm công việc mới.
Hãy đi tìm một nơi mà bạn có thể thỏa mãn được các tiêu chí mà bản thân đặt ra. Xác định những gì bản thân cần gặt hái được trong những năm tháng tiếp theo và lên kế hoạch thực hiện nó. Mọi nỗ lực của bạn rồi sẽ được đền đáp xứng đáng.
Tùy vào lý do khiến bản thân cảm thấy chán nản công việc để hành xử cho phù hợp nhất, cho dù quyết định cuối cùng bạn là gì đi chăng nữa nhé. Chúc các bạn tìm được công việc tốt như mong muốn trên kênh tìm việc làm nhé!
Các công việc hấp dẫn được đăng tuyển tại VietnamWorks:
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.