adsads
Shutterstock 1992363935 1
Lượt Xem 628

CFO là gì?

CFO là gì? CFO chính là viết tắt của từ Chief Finance Officer, hay còn được gọi là Giám đốc tài chính. Đây là một chức danh để chỉ một vị trí công việc có liên quan đến tài chính. Giám đốc tài chính là chức danh quan trọng trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và công tác tài chính của doanh nghiệp đó. 

Giám đốc tài chính phụ trách công việc về quản lý tài chính gồm nghiên cứu, phân tích, xây dựng và xử lý các vấn đề rủi ro có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp xây dựng các kế hoạch tài chính cũng như khai thác nguồn vốn hiệu quả, đưa ra các cảnh báo đối với những mối nguy hại của doanh nghiệp thông qua những phân tích tài chính.

Vai trò của một CFO công ty gồm những gì?

Hiểu khái niệm CFO là gì? Chúng ta thấy được vị trí CFO thực sự có vai trò vô cùng quan trọng trong sự đánh giá và phát triển của một doanh nghiệp. Gồm có có 4 vai trò chính như sau:

Cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và đối tác

Giám đốc tài chính có thể giúp doanh nghiệp giành về các hợp đồng có lợi bởi họ dễ dàng đàm phán với đối tác qua việc nhìn thấu bức tranh tài chính và kiến thức siêu đẳng về các con số. Họ chính là cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và các đối tác, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Người hoạch định chiến lược

Với việc phân tích các con số, những báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp có thể tỏ tường các đường đi, nước bước. Nhờ đó có thể kiểm soát được dòng tiền ra vào doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các chiến lược phát triển cụ thể nhằm gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp cho từng giai đoạn.

Nhà quản trị thiên tài

Tùy theo cơ cấu, quy mô cũng như hoạt động của doanh nghiệp mà CFO sẽ áp dụng mô hình tài chính phù hợp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Nhờ có các thống kê đầu vào và đầu ra cụ thể của từng hoạt động tài chính mà giám đốc tài chính sẽ giúp hạn chế thấp nhất các rủi ro về tài chính cũng như sử dụng thông minh quỹ ngân sách của doanh nghiệp.

Xem thêm:

cfo-la-gi

CFO chính là cánh tay đắc lực của CEO để hoạt động của bộ máy doanh nghiệp trơn tru và hiệu quả hơn.

Công việc của một CFO

Theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính

Các hoạt động và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp luôn được kiểm tra sát sao. Việc khai thác các hoạt động tài chính như quản lý dòng tiền thu – chi sẽ giúp giám đốc tài chính có thể dễ dàng nhận diện được các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, kế hoạch nào kém hiệu quả. Từ đó, có sự điều chỉnh thích hợp, đảm bảo các chỉ số đều tăng.

Tư vấn kế hoạch tài chính lâu dài cho doanh nghiệp

Từ việc có thể xác định được các điểm yếu và yếu điểm trong các kế hoạch tài chính trước và hiện tại của doanh nghiệp, CFO có thể góp phần giúp doanh nghiệp xử lý khủng hoảng tài chính. CFO sẽ giúp tư vấn cho ban giám đốc những kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả cho các hoạt động đầu tư hoặc huy động vốn cho doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính

Vai trò cơ bản của giám đốc tài chính chính là tối ưu hóa khả năng tài chính cho doanh nghiệp. Việc lập và phân tích các báo cáo tài chính sẽ chiếm hầu hết thời gian của họ.

Thanh khoản

Giám đốc tài chính cần đảm bảo việc doanh nghiệp có khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn. Nếu chỉ số thanh khoản lớn hơn 1 đồng nghĩa với việc sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đang ở đỉnh cao và tỷ lệ doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng là 0.

Tối ưu hóa chỉ số ROI (tức lợi nhuận trên chi phí đầu tư)

Kế hoạch kinh doanh đều nhắm đến việc gia tăng chỉ số ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng). Giá trị ROI ngày càng cao thì hiệu quả của hoạt động kinh doanh càng lớn, bởi lợi nhuận thu về sẽ áp đảo chi phí đầu tư.

công việc của cfo

Công việc của CFO là tối ưu hóa chỉ số ROI

Bên cạnh đó, Giám đốc kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp tính toán và phân biệt sự rạch ròi giữa doanh thu và lợi nhuận. Nếu doanh thu cao nhưng chưa đảm bảo sản sinh lợi nhuận thì CFO cần phải nhìn nhận lại kế hoạch tài chính của mình và kế hoạch kinh doanh của bộ phận Marketing.

>>> Cập nhật tin tức tuyển dụng hấp dẫn tại các tỉnh thành và khu vực mong muốn của bạn: Việc làm Mê LinhViệc làm Long BiênViệc làm Cầu GiấyViệc làm Thạch ThấtViệc làm Hoài Đức – Việc làm Thường Tín

Phối hợp với Giám đốc Marketing

Truyền thông là hoạt động thực sự rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Việc thực hiện các chiến dịch truyền thông cần có chi phí vận hành. Vì vậy, việc hoạch định chi phí trước cho kế hoạch truyền thông và quảng cáo hình ảnh thương hiệu cùng với cân đối ngân sách tổ chức thì rủi ro về tài chính sẽ được hạn chế tối ưu.

Chính vì vậy, việc phối hợp giữa CFOCMO là thực sự cần thiết và quan trọng trong việc hoạch định chi phí cho các chiến dịch diễn ra có kiểm soát và mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Phối hợp ăn ý với Giám đốc nhân sự (CHRO)

Giám đốc tài chính CFO cũng cần hợp tác với Giám đốc nhân sự (CHRO) để có thể giúp hạn chế thất thoát chi phí trong quá trình tuyển dụng. Bởi chi phí tuyển dụng cũng chiếm một phần lớn ngân sách.

Đặc biệt, trong các trường hợp ứng viên “bùng” hoặc trượt phỏng vấn, mất hút sau những ngày thử việc,… Từ đó có thể thấy rủi ro về việc phải tuyển dụng nhân sự mới đã làm tổn hại đến tài chính doanh nghiệp như thế nào.

Thiết lập và phát triển mối quan hệ với các quản lý cấp cao, các đối tác và cổ đông nước ngoài

Trong các hoạt động đối ngoại, giám đốc tài chính cần đẩy mạnh khi là người đảm trách về các nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp. CFO đóng vai trò vừa là bạn vừa là đối tác tin cậy của các nhà đầu tư. CFO sẽ giúp doanh nghiệp gìn giữ các mối quan hệ về mặt  tài chính để có thể tạo bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển hơn.

Tham khảo ngay:

Hỗ trợ các hoạt động kiểm toán

Giám đốc tài chính sẽ hỗ trợ các hoạt động kiểm toán trong việc chứng minh các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đang diễn ra một cách minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật. Họ có trách nhiệm giải trình tính hợp pháp cũng như trung thực về báo cáo tài chính và sổ sách. Sẵn sàng tiếp nhận các tư vấn của kiểm toán viên về các lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh để tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục.

Quản trị công nợ

Doanh nghiệp cần minh bạch và luôn sẵn sàng đương đầu với các khoản nợ. Vì thế, người đảm trách các hợp đồng pháp lý, các khoản nợ tiềm ẩn và nghĩa vụ theo luật định và thuế,…chính là giám đốc tài chính.

Yêu cầu để trở thành CFO, cần có những tố chất gì?

CFO thực sự là một vị trí có quyền lực cao và đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Để có thể trở thành một Giám đốc tài chính thực thụ, bạn cần có những tố chất sau:

Kiến thức

Vị trí Giám đốc tài chính có trách nhiệm đưa ra các quyết định tài chính, họ cần có kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán, tín dụng, pháp luật tài chính,…vững vàng.

Yêu cầu để trở thành CFO

CFO cần có kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán, tín dụng, pháp luật tài chính

Họ cần có bằng cử nhân về tài chính hoặc kế toán. Bên cạnh đó, cần có các chứng chỉ khác như ACCA, CPA, CFA,… Những kiến thức và kỹ năng tại trường đại học cũng là cần thiết để trở thành một Giám đốc tài chính. Quá trình học tập giúp nâng cao khả năng tư duy, nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề tốt hơn. Đây có thể coi là những bước đệm đầu tiên trên con đường trở thành CFO.

Kinh nghiệm

Tất nhiên, không có ai có thể ngay lập tức trở thành một Giám đốc tài chính khi chưa có kinh nghiệm. Để trở thành một CFO cần phải trải qua quá trình học tập, làm việc để nâng cao khả năng tư duy, nhìn nhận, đánh giá để có thể xử lý các vấn đề tốt hơn.

CFO đòi hỏi các ứng viên phải đi từ các vị trí từ thấp rồi tiến cao hơn. Ví dụ như từ chuyên viên phân tích tài chính đến chuyên viên phân tích tài chính cấp cao, chuyên viên hoạch định tài chính, trưởng phòng phân tích tài chính và bước cuối là giám đốc tài chính.

Ngoài ra, một CFO tương lai cũng có thể có xuất phát điểm từ nhân viên kế toán, sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm cùng với kiến thức nâng cao cùng kỹ năng phân tích và quản lý tài chính thì có thể được đề bạt lên kế toán trưởng và sau đó là giám đốc tài chính.

Kỹ năng

Ngoài những kiến thức chuyên môn thì CFO cũng cần có những kỹ năng mềm khác, nhằm hỗ trợ công việc một cách tối ưu. Các kỹ năng mềm đó phải kể đến như:

  • Kỹ năng phân tích tài chính: Đây chính là kỹ năng quan trọng nhất của CFO, giúp nắm được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp một cách tổng thể. Nhanh chóng tìm ra các lỗ hổng về tài chính để kịp thời ứng phó.
  • Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: Đây là kỹ năng giúp giám đốc tài chính phác họa bản kế hoạch tài chính cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng quản lý dòng tiền: Đây là kỹ năng giúp CFO có thể chuyển dòng tiền ra vào doanh nghiệp một cách hài hòa. Đặc biệt, tránh tình trạng thiếu khả năng chi trả, gây phá sản cho doanh nghiệp.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong công việc, đặc biệt là liên quan đến tài chính khó tránh khỏi việc phát sinh nhiều vấn đề, vì vậy các CFO cần có kỹ năng phân tích, trực giác và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất thì mới có thể đem lại kết quả tốt và lợi nhuận cao cho công ty.
  • Các kỹ năng khác: Bên cạnh những kỹ năng về nghiệp vụ kế trên, CFO cần có rất nhiều kỹ năng khác để có thể hỗ trợ công việc tốt hơn, đặc biệt là việc quản lý và trao đổi với nhân viên như: kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xây dựng tương lai, kỹ năng nhẫn nại, kỹ năng quan sát, kỹ năng ứng biến, kỹ năng tập trung,…
kỹ năng của CFO

CFO cần có kỹ năng phân tích và lập kế hoạch tài chính

Tinh thần chịu áp lực cao

Là một vị trí có quyền lực cao, đóng vai trò cực kỳ quan trọng, liên quan đến nhiều vấn đề sinh tồn của công ty, không thể phủ nhận CFO là vị trí cực kỳ áp lực. Chính vì vậy, để trở thành một CFO có thể đứng vững trên vị trí của mình để đối đầu với những thử thách và khó khăn trong công việc gặp phải thì cần có tinh thần chịu áp lực cao.

Mức lương của CFO bao nhiêu?

Với vị trí có vai trò quan trọng, đòi hỏi cao về kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm thì mức lương của vị trí CFO cũng cao hơn so với nhiều trí việc làm khác hiện nay. Mức lương tối thiểu của một CFO tại công ty nhỏ đã là 15 triệu/ tháng.

Thường thì mức lương trung bình của một Giám đốc tài chính ở Việt Nam rơi vào khoảng từ 40 – 50 triệu/ tháng. Mức lương này có thể tăng lên vài trăm hoặc tiền tỷ mỗi tháng, tùy vào năng lực.

Muốn trở thành CFO nên học ngành gì?

Để trở thành một Giám đốc tài chính, bạn cần sở hữu nền tảng kiến thức vững vàng trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Vì vậy, bạn cần tích lũy chuyên môn theo hướng đào tạo bài bản hơn việc tự học.

Nếu muốn trở thành CFO, bạn cần lấy bằng Cử nhân hay Thạc sĩ về kế toán hoặc tài chính. Sau đó, bạn nên theo học các khóa đào tạo cao cấp như: CPA, ACCA, CFA,…

Bạn cũng cần tích lũy chuyên môn Kế toán, Pháp luật tài chính, Quản trị tài chính dự án, lập trình dòng tiền, xử lý khủng hoảng tài chính,… Đặc biệt, nếu muốn hệ thống lại kiến thức cũng như nắm vững vai trò và nhiệm vụ của một CFO, bạn có thể tham gia các khóa học CFO tại các trung tâm đào tạo phù hợp.

Như vậy bài viết đã chia sẻ về chủ đề CFO là gì, vai trò cũng như các yêu cầu và kỹ năng trong công việc. Chúng tôi hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về vị trí Giám đốc tài chính để có thể xây dựng định hướng nghề nghiệp cho bản thân rõ ràng trên hành trình trở thành một CFO chuyên nghiệp.

Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí CFO tại các doanh nghiệp uy tín hiện nay, tham khảo ngay tại ứng dụng tìm kiếm việc làm VietnamWorks – uy tín hàng đầu hiện nay. Tại đây cập nhật nhanh chóng các thông tin tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn, phúc lợi toàn diện nhanh chóng và hiệu quả. Đồng hành cùng VietnamWorks để chớp lấy cơ hội thăng tiến vượt bậc cho mình nhé.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: TH tuyển dụng, TokyoLife tuyển dụng, DAFC tuyển dụng, Elise tuyển dụng, Tamson tuyển dụng, Sixdo tuyển dụng, VM Style tuyển dụng, và Ivy Moda tuyển dụng.

adsads
Bài Viết Liên Quan
lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn là một lĩnh vực có triển vọng rộng mở cho...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn mang tính chiến lược cao, đặc biệt là...

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo hiểm là bước quan trọng để khắc phục hậu quả....

lương của công chứng viên

Tìm hiểu về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay

Làm việc tại các cơ quan và tổ chức, công chứng viên sẽ được hưởng các mức lương phù hợp, được thỏa thuận trong hợp...

Bài Viết Liên Quan
lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định...

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo...

lương của công chứng viên

Tìm hiểu về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay

Làm việc tại các cơ quan và tổ chức, công chứng viên sẽ được hưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers