Trong ngành xuất nhập khẩu, việc quản lý và tối ưu hóa không gian vận chuyển là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Một trong những công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp thực hiện việc này là đơn vị đo thể tích gọi là CBM. Vậy cụ thể CBM là gì? Ý nghĩa của CBM trong xuất nhập khẩu và cách quy đổi CBM thế nào? Cùng HR Insider tìm hiểu ngay.
CBM là gì?
CBM (Cubic Meter) là khối mét – một đơn vị đo thể tích được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như vận tải, logistics và kho bãi. Một CBM tương đương với thể tích của một khối có kích thước 1 mét x 1 mét x 1 mét. Đơn vị này giúp đánh giá và quản lý thể tích hàng hóa một cách chính xác. Đặc biệt, CBM quan trọng trong việc xác định không gian cần thiết để lưu trữ hoặc vận chuyển hàng hóa.
Trong ngành vận tải, việc tính toán CBM giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa việc đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Từ đó, giảm chi phí và tăng cường hiệu quả cho các hoạt động.
Ví dụ, khi một lô hàng được vận chuyển quốc tế, các công ty vận tải sử dụng CBM để tính toán khối lượng tổng thể và lên kế hoạch cho việc xếp hàng trên các phương tiện vận chuyển như tàu, máy bay, container. Đồng thời, việc xác định CBM cũng hỗ trợ trong việc tính toán chi phí vận chuyển dựa trên khối
Ý nghĩa của CBM trong hoạt động xuất nhập khẩu
Khi đã biết được CBM là gì thì bạn hãy tìm hiểu ý nghĩa của CBM trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Ý nghĩa của CBM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như sau:
- Đo lường khối lượng hàng hóa: CBM là đơn vị phổ biến giúp các bên bán và giao hàng xác định khối lượng hàng hóa một cách chính xác. Qua đó, tính toán phương thức vận chuyển sao cho tối ưu và tiết kiệm không gian.
- Chuẩn đo lường quốc tế: CBM là đơn vị đo lường quốc tế được công nhận, áp dụng cho mọi loại hình vận tải, giúp thống nhất quy chuẩn trong ngành logistics toàn cầu.
- Tối ưu không gian vận chuyển: Việc sử dụng CBM hỗ trợ tính toán không gian chứa hàng hóa, giúp sắp xếp được nhiều hàng hơn trong cùng một không gian. Điều này giúp tăng hiệu quả vận chuyển và giảm thời gian giao hàng.
- Hỗ trợ tính toán cước phí vận chuyển: CBM là cơ sở để các đơn vị vận tải xác định cước phí phù hợp với khối lượng hàng hóa. Đồng thời, giúp người bán hàng biết trước chi phí phải chi trả và tránh sai sót trong quá trình tính toán.
- Tối ưu chi phí vận chuyển: Nhờ vào việc tính toán CBM, các công ty vận tải có thể đưa ra mức phí hợp lý cho khách hàng, giúp đảm bảo lợi nhuận trong khi vẫn hạn chế thất thoát.
- Sử dụng rộng rãi trong xuất nhập khẩu: CBM là một trong những đơn vị đo lường được sử dụng thường xuyên nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này là do tính linh hoạt và dễ áp dụng của CBM trên nhiều phương thức vận tải khác nhau.
Mô tả công việc của Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là gì chi tiết.
Cách quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu
Ở các phần trên, bạn đã tìm hiểu CBM là gì và ý nghĩa của nó trong logistic. Vậy hãy tiếp tục xem cách quy đổi CMB một cách chính xác.
Cách tính CBM
CBM (Cubic Meter) là đơn vị đo mét khối, được tính theo công thức sau:
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Lưu ý: Đơn vị của chiều dài, chiều rộng và chiều cao phải được chuyển đổi sang mét (m) trước khi tính.
Ví dụ minh họa:
Giả sử bạn có một lô hàng gồm 15 kiện hàng quần áo từ Việt Nam xuất sang Thái Lan, với thông tin kích thước mỗi kiện hàng như sau:
- Chiều dài: 3m.
- Chiều rộng: 2,5m.
- Chiều cao: 2,7m.
- Trọng lượng mỗi kiện: 180kg.
Tính CBM cho lô hàng: CBM = (3m × 2,5m × 2,7m) × 15 kiện = 303,75 (CBM).
Kết quả cho thấy tổng thể tích lô hàng là 303,75 mét khối.
Đừng bỏ lỡ giải thích về công việc Nhân viên điều phối là gì.
Chi tiết Nhân viên xuất nhập khẩu là gì tại đây.
Cách quy đổi CBM sang Kg
Tỷ lệ quy đổi từ CBM (Mét khối) sang Kg (Kilogram) phụ thuộc vào phương thức vận chuyển cụ thể. Dưới đây là các tỷ lệ quy đổi phổ biến:
- Đường hàng không: 1 CBM được tính bằng 167 Kg.
- Đường bộ: 1 CBM được tính bằng 333 Kg.
- Đường biển: 1 CBM được tính bằng 1000 Kg.
Trong ngành vận tải hàng hóa, khi khối lượng và kích thước hàng hóa khác nhau, việc tính toán giá cước sẽ được điều chỉnh để phù hợp.
Ví dụ tính cước vận chuyển cho hàng LCL: Giả sử bạn có một lô hàng gồm 15 kiện sắt xuất từ Việt Nam sang Thái Lan, vận chuyển bằng đường bộ. Các thông tin chi tiết của lô hàng như sau:
- Kích thước mỗi kiện là 3,5m x 2,5m x 0,5m.
- Trọng lượng mỗi kiện là 1650 Kg.
- Đơn giá sẽ vận chuyển là 150 USD/1000 Kg.
Tính toán CBM và giá vận chuyển:
- Tính CBM của lô hàng: CBM = (3,5m × 2,5m × 0,5m) × 15 = 65,625 CBM.
- Tính khối lượng tương đương trong Kg: Khối lượng quy đổi = 65,625 CBM × 333 Kg/CBM = 21853,125 Kg.
- Tính trọng lượng tổng của lô hàng: Trọng lượng lô hàng = 1650 Kg/kiện × 15 = 2.4750 Kg.
- Xác định cách tính cước vận chuyển: Do trọng lượng lô hàng (24750 Kg) lớn hơn khối lượng quy đổi (21853,125 Kg), giá vận chuyển sẽ được tính theo trọng lượng thực tế. Cước vận chuyển = 24750 Kg × 0,15 USD/Kg = 3712,5 USD.
Ghi chú: Mặc dù khối lượng hàng hóa khác nhau có thể yêu cầu nhiều container, việc tính cước vận chuyển theo thể tích hoặc khối lượng đảm bảo tính hợp lý trong các trường hợp khác nhau.
Khám phá cơ hội nghề nghiệp xuất nhập khẩu tại VietnamWorks
Nhu cầu tuyển dụng xuất nhập khẩu đang tăng cao! Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế, kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân tài trong lĩnh vực này.
VietnamWorks đang kết nối bạn với hàng ngàn cơ hội việc làm hấp dẫn trong lĩnh vực sôi động này. Từ chuyên viên xuất nhập khẩu, nhân viên khai báo hải quan, quản lý logistics, chuyên viên giao dịch quốc tế, nhân viên hải quan đến quản lý chuỗi cung ứng, bạn sẽ được khám phá một thế giới đa dạng của hàng hóa, văn hóa và các mối quan hệ kinh doanh quốc tế. Hãy để VietnamWorks giúp bạn tìm thấy công việc phù hợp và phát triển sự nghiệp của mình.
Hy vọng rằng bài viết này của HR Insider đã giúp bạn hiểu rõ hơn về CBM là gì và cách quy đổi nó trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việc hiểu và áp dụng chính xác CBM trong xuất nhập khẩu là rất quan trọng để tối ưu hóa quy trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa. Bằng cách sử dụng CBM hiệu quả, các doanh nghiệp có thể quản lý không gian, tính toán chi phí vận chuyển chính xác và lập kế hoạch vận chuyển tốt hơn.
Đón đọc thêm các bài viết trong ngành xuất nhập khẩu:
- FOC là gì? Tác động của FOC đến quy trình xuất nhập khẩu
- Forwarder là gì? Giải mã vai trò then chốt trong ngành giao nhận hàng hóa
- OPS là gì? Điều kiện để trở thành một nhân viên giao nhận hiện trường OPS
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.