Trước tiên, kiểm soát cảm xúc và tránh bày tỏ thái độ tiêu cực
Khi bị đổ oan, ai cũng dễ mất bình tĩnh và trở nên bực tức và nóng giận. Theo đó, bạn dễ bày tỏ thái độ tiêu cực ra bên ngoài. Thậm chí có thể chửi mắng và hành hung kẻ vu khống mình. Nhất là với các bạn Newbie còn trẻ mới đi làm nên dễ bốc đồng và khó kiểm soát được cảm xúc.
Tuy nhiên, khi bị đổ oan, điều đầu tiên cần làm là cố gắng kiểm soát cảm xúc và tránh bày tỏ thái độ tiêu cực Newbie nhé. Giữ bình tĩnh giúp bạn suy nghĩ và hành động thấu đáo hơn. Lúc này sự tức giận và thái độ chửi mắng hay hành động hành hung của bạn chỉ càng khiến bản thân “mất điểm” trầm trọng trong mắt mọi người ở công ty thôi.
Đừng cố thanh minh giải thích dài dòng
Bạn càng cố gắng giải thích, mọi người càng nghĩ bạn đang bao biện cho lỗi sai của mình. Bạn càng nỗ lực thanh minh, mọi người càng nghĩ bạn đang nỗ lực đổ lỗi và chạy tội. Bạn càng giải thích thanh minh dài dòng, mọi người càng nghĩ theo chiều hướng tiêu cực và nghi ngờ bạn hơn mà thôi.
Chẳng hạn bạn bị đồng nghiệp có thâm niên làm việc lâu năm đổ oan ăn cắp ý tưởng của chị ấy, trong khi sự thật ý tưởng đó là của bạn. Lúc này, bạn càng cố gắng thanh minh đây là ý tưởng của mình, giải thích rằng chị ấy mới là người ăn cắp ý tưởng… thì mọi người càng nghĩ bạn đang bao biện và đổ lỗi. Nhất là khi bạn chỉ là Newbie mới vào công ty, còn chị ấy đã có thâm niên làm việc lâu năm.
Điều cần làm lúc này là bạn hãy tìm và show mọi bằng chứng chứng minh đây là ý tưởng của bản thân.
Tìm và show mọi bằng chứng chứng minh mình vô tội
“Trăm nghe không bằng mắt thấy”! Mọi lời giải thích thanh minh không bằng một bằng chứng vô tội. Vậy nên thay vì nhiều lời, dù bị thủ phạm xóa sạch chứng cứ, hãy cố gằng tìm mọi bằng chứng và cả nhân chứng nếu có bạn nhé.
Đó có thể là file dữ liệu lưu trong máy tính, là lịch sử nhắn tin trên điện thoại, hay là đồng nghiệp từng nghe bạn chia sẻ về ý tưởng này… Chỉ cần show ra được bằng chứng hoặc nhân chứng, mọi người trong công ty sẽ tin bạn. Nỗi oan của bạn lúc này sẽ được “rửa sạch”!
Im lặng và làm tốt công việc của mình
Tuy nhiên ở chốn công sở, không phải nỗi oan nào cũng được giải. Chẳng hạn bạn bị đồn “hối lộ” Sếp mới được nhận vào làm việc, hoặc “cặp đại gia” mới mua được xe sang… Với những thị phi như vậy, thay vì suy sụp tinh thần thì điều bạn cần làm là im lặng và làm tốt công việc của mình.
Bạn không thể sống mà cứ để ý đến lời đồn thiên hạ. Dù có bao thị phi xung quanh, hãy cứ mỉm cười đối mặt và im lặng làm việc bạn nhé. Lời đồn theo năm tháng sẽ phai mờ, nhưng khi bạn tập trung làm việc thì năng lực bản thân sẽ phát triển theo thời gian đấy.
Trường hợp nghiêm trọng, xử lý theo quy định Pháp luật về “Tội vu khống”
Điều 156 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vu khống như sau: Phạt tiền 10 – 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng – 1 năm khi:
– Bịa đặt hoặc loan truyền điều biết rõ sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp người khác.
– Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền…
Vậy nên nếu trường hợp bị đổ oan của bạn khá nghiêm trọng, hãy nhờ đến Pháp luật can thiệp và xử lý nhé.
“Cây ngay không sợ chết đứng” nhưng khi bị đổ oan thì phải xử lý thật khéo léo, Newbie nhé. Hy vọng những bí kíp nhỏ trên hữu ích với nhiều bạn trẻ mới đi làm. Chúc các bạn tìm được một môi trường làm việc lành mạnh và văn minh.
Xem thêm: Người Sếp đầu tiên khi đi làm sẽ dạy cho Newbie điều gì?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.