• .
adsads
Untitled design 5
Lượt Xem 4 K

Một nhà quản lí không thể xác định sự hòa hợp về văn hóa chỉ bằng cách lướt qua đơn ứng tuyển và CV cá nhân. Bạn chỉ có thể thật sự thấu hiểu ứng viên khi bạn trực tiếp gặp gỡ họ, và trao đổi bằng những câu hỏi phỏng vấn giúp tìm ra nhân vật phù hợp cho nhóm của bạn.

 

Anh/chị nghĩ quản lí cũ sẽ nhận xét gì về điểm yếu của anh/chị?

Thông thường, một thư giới thiệu sẽ chỉ có những tuyên dương, khen ngợi về thành tích hoặc phẩm chất cá nhân. Việc nắm bắt điểm yếu của ứng viên từ người quản lí cũ là vô cùng cần thiết bởi vì điều này sẽ cho thấy sự đánh giá của nơi làm việc cũ về ứng viên. Câu hỏi này yêu cầu tính trung thực vô cùng cao. Ứng viên khi được hỏi bất ngờ có thể hoảng loạn, hoặc chia sẻ rằng họ chưa tìm ra điểm yếu của mình hay nói về những điểm liên quan đến công việc tương lai này. Câu trả lời của ứng viên sẽ cho thấy liệu họ có thật sự phù hợp với văn hóa công ty hay không.

 

Nếu xuất bản một cuốn tự truyện về mình, anh/chị sẽ đặt tên là gì?

Câu hỏi phỏng vấn này hiệu quả khi bạn đang cần tìm kiếm mảnh ghép hoàn hảo cho team Marketing của mình. Nó đòi hỏi tính sáng tạo trong câu trả lời của các ứng viên. Câu hỏi này sẽ tạo ra một cuộc đối thoại giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Bằng cách trả lời nó, ứng viên sẽ tiết lộ một số vấn đề mang tính chất cá nhân. Hơn nữa, câu trả lời cũng đòi hỏi kỹ năng về Copywriting, Brainstorming, và tính sáng tạo để đưa ra một cái tên thật hoàn hảo!

 

Điều gì làm anh/chị cảm thấy khó chịu khi làm việc theo nhóm?

Những ý tưởng trao đổi giữa các thành viên trong một nhóm đôi khi sẽ dẫn đến xung đột. Câu hỏi này sẽ tiết lộ cách ứng viên phản ứng và xử lí trước tình huống này như thế nào. Liệu ứng viên có hòa hợp được với những thành viên khác trong nhóm? Một ứng viên bình thường sẽ kể lể một loạt danh sách những điều họ cảm thấy không hài lòng khi làm việc nhóm. Nếu như ứng viên buột miệng nói xấu về các đồng nghiệp trước đây, thì đây chắc chắn là câu hỏi cuối cùng bạn trao đổi với nhân vật này. Dĩ nhiên đôi lúc ai cũng sẽ gặp trường hợp bị làm phiền hoặc khó chịu với đồng nghiệp. Tuy nhiên, hãy giải quyết với người có quyền hạn xử lí với một thái độ tích cực, rõ ràng.

 

Sở thích của anh/chị là gì?

Bạn có thể tuyển chọn người có chất lượng phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển, tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn nếu như những sở thích của ứng viên hài hòa với văn hóa công ty. Ví dụ, nếu công ty của bạn đang nỗ lực làm ra thực phẩm sạch tươi ngon, bạn cần nhắm đến tuyển chọn những ứng viên thích vận động và ăn uống lành mạnh. Thấu hiểu ứng viên là chìa khóa quan trọng để phát triển chiến lược Marketing hiệu quả.

 

Anh/chị có thể chia sẻ về một lần trễ deadline?

Chúng ta đều biết tầm quan trọng của deadline, nhưng việc một cá nhân trễ thời gian hoàn thành công việc sẽ có thể thông cảm được nếu như họ có lý do hợp lí. Đôi khi, nhân viên là một phần của tập thể và sẽ ra sao nếu như có một cá nhân làm chậm tiến độ làm việc của cả nhóm? Ứng viên sẽ xử trí thế nào trong tình huống này? Là một nhà tuyển dụng, bạn chắc chắn sẽ muốn chọn một người chú trọng làm việc hợp tác với nhóm và luôn bình tĩnh để xử lí mọi tình huống bất ngờ xảy ra.

Hãy thử những câu hỏi phỏng vấn trên đây cho lần phỏng vấn sắp đến nhé. Biết đâu, theo cách này, bạn có thể đánh giá tính cách của ứng viên thật hoàn hảo, đánh giá xem liệu họ có thật sự phù hợp với văn hóa công ty hay không.

 

Phỏng vấn ngay bằng cách tìm kiếm các cơ hội việc làm tại VietnamWorks!

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Bài Viết Liên Quan

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers