adsads
cau hoi phong van cua ban huu ich hay rap khuon 3
Lượt Xem 16 K

 

Bạn là một nhà tuyển dụng và bạn đang cần tuyển gấp một vị trí. Chắc hẳn bạn cũng biết đến những câu hỏi phỏng vấn quen thuộc như “Hãy giới thiệu về bạn” hay “Điểm yếu, điểm mạnh của bạn là gì?” Những câu hỏi dạng ấy quá chung chung và rập khuôn, và không giúp bạn đánh giá ứng viên ấy tiềm năng hay không. Nếu công ty bạn chỉ có khoảng trên dưới mười nhân viên, một quyết định tuyển dụng sai lầm cũng đủ khiến bạn trả giá đắt.

Tránh những câu hỏi khuôn mẫu

Martin Yate – tác giả “Chiến thuật tuyển dụng nhân viên thành công” chia sẻ rằng nếu đặt câu hỏi rập khuôn, ứng viên sẽ trả lời bằng những mẫu câu có sẵn, khi đó quyết định tuyển dụng sẽ  dựa trên những yếu tố thiếu chính xác. Giám đốc doanh nghiệp có con mắt nhìn người rất tốt. Họ tuyển những nhân viên mà bề ngoài và cách nói chuyện giống họ, và có nền tảng gia đình – xã hội tương tự.

Để phỏng vấn, cần đặt những câu hỏi cụ thể liên quan đến yêu cầu công việc. Những câu hỏi tuyển dụng hay nhất sẽ tiết lộ kỹ năng và năng lực ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc hay không.

Suy nghĩ lại về 5 câu hỏi mẫu

Lần tới phỏng vấn ứng viên, hãy thử những câu hỏi gợi ý hay như sau:

1. Câu hỏi quen thuộc: “Hãy giới thiệu bản thân bạn”.

Câu này sẽ cung cấp những gì sẵn có trên hồ sơ của ứng viên – những thông tin mà bạn đã biết rồi. Chuyên gia phỏng vấn Doug Hardy gợi ý rằng thêm thắt một tí vào câu hỏi này sẽ thu thập thêm nhiều thông tin mới về ứng viên.

Câu hỏi gợi ý: Hãy mô tả về bạn sau sáu tháng làm việc ở đây.

2. Câu hỏi quen thuộc: Điểm yếu, điểm mạnh của bạn là gì?

Giả sử ứng viên có trả lời thật, câu hỏi này cũng không giúp bạn biết được thông tin cần thiết: điểm yếu và điểm mạnh của ứng viên có liên quan đến những kỹ năng cần thiết của vị trí tuyển dụng hay không. Điểm mạnh liệu có giúp họ hoàn thành việc tốt? Còn điểm yếu sẽ khiến họ thất bại không?

Câu hỏi gợi ý: Vị trí này yêu cầu sự kiên nhẫn và khả năng giải quyết vấn đề khách hàng. Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn đánh giá kỹ năng giao tiếp của bạn mấy điểm và vì sao?

3. Câu hỏi quen thuộc: Hãy kể một thử thách mà bạn đã vượt qua

Ai cũng phải đối diện với những thử thách. Có thể ứng viên của bạn từ bé đã rèn luyện để lọt vào đội tuyển thể thao quốc gia và phấn đấu đến khi giành huy chương vàng Olympic. Câu trả lời của ứng viên sẽ chứng tỏ anh ấy giỏi thể thao thế nào.

Thông tin này cũng hay đấy – nhưng chỉ khi bạn cần tuyển huấn luyện viên thể thao thôi.

Hãy tập trung vào những kỹ năng công việc mà bạn mong muốn ứng viên sở hữu và đặt câu hỏi về kỹ năng đó.

Câu hỏi gợi ý: Ngày hôm qua, kế toán thông báo trường hợp không thể chấp nhận sản phẩm hoàn trả của một khách hàng vì quá thời hạn 60 ngày. Khách hàng đó lớn tiếng cãi lại. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

4. Câu hỏi quen thuộc: “Tại sao bạn nghỉ việc?” hoặc “Tại sao bạn muốn làm vị trí này?”

Những câu dạng này sẽ không đem lại câu trả lời thành thật. Ứng viên sẽ chỉ đáp lại đại loại như “Sếp cũ của tôi chẳng ra gì, và lần cuối tôi nhận tiền thưởng là khi Công Gô đón tết”.

Điều bạn muốn biết là những việc yếu tố quan trọng giúp ứng viên hoàn thành công việc mỗi ngày. Hãy đặt một câu hỏi tập trung vào các kỹ năng mà ứng viên tin nó có ích trong công việc. Dựa vào đó, đánh giá khả năng phù hợp của ứng viên.

Câu hỏi gợi ý: Ai là người tuyệt nhất bạn từng có cơ hội làm việc cùng? Điều gì anh/chị ấy làm hằng ngày đã gây ấn tượng với bạn?

5. Câu hỏi quen thuộc: Bạn muốn trở thành người thế nào trong 5 năm tới?

Bạn có thể hỏi câu này vì bạn muốn tìm hiểu vị trí này có phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp của ứng viên hay không. Nếu đúng như thế, hãy đi thẳng vào vấn đề với câu “Vị trí này phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của bạn ra sao” hoặc “Điều gì ở công việc này khiến bạn hứng thú”.

Nếu nhân viên có khuynh hướng làm việc ở công ty bạn dưới 5 năm, sẽ hữu ích hơn nếu bạn tìm hiểu những việc họ có thể làm vào tháng tới hơn là những gì họ muốn làm trong 5 năm nữa.

Câu hỏi gợi ý: Nếu tôi tuyển bạn, 3 điều đầu tiên bạn sẽ làm là gì?

Khi tiến hành phỏng vấn, mục tiêu của bạn là tìm ứng viên có kỹ năng và khả năng giúp công ty phát triển. Và đừng quên, ứng viên muốn tìm một vị trí mà họ được thử thách và thành công. Nếu chỉ hỏi những câu hỏi rập khuôn sẽ không giúp bạn đạt được mục tiêu quan trọng này.

— HR Insider —

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers