“Có nên nghỉ việc không?” bạn đã từng có suy nghĩ này? Những dấu hiệu sau chính là lời nhắc nhở bạn đã không còn phù hợp với công việc nữa.
1. Không có cơ hội phát triển bản thân
- Bạn có nhận thấy mình không có đường thăng tiến trong công ty hiện tại không? Nếu có, đây là một trong những dấu hiệu hàng đầu rằng bạn nên ra đi.
- Rất có thể, bạn đang ở trong một công ty mà “có ai đó ở trên không bao giờ nghỉ việc. Đó có thể là nhân viên siêu sao, hoặc người thân của sếp”. “Dù là ai cũng thế thôi. Sự thật là bạn không thể thăng tiến, vì chẳng ai rời đi cả”.
- Nếu bạn đang bị “mắc kẹt” trong công việc và không phát huy được kỹ năng của mình, hãy bắt đầu tìm công việc khác phù hợp hơn. Còn nếu bạn thỏa mãn với những gì đang có, thì hãy tiếp tục.
- Nhưng hãy nhớ rằng dù làm công việc gì, thì công việc ấy phải đề cao được kỹ năng của bạn, và chính bạn cũng phải thường xuyên trau dồi chúng.
- Nếu bạn không học hỏi những thứ mới, mà lúc nào cũng tất tả với những việc lặp đi lặp lại, cũng như không phát huy được giá trị của bản thân, trong khi những người xung quanh của bạn có rất nhiều cơ hội thăng tiến và được phân những công việc “béo bở”, thì đó cũng là lúc bạn nên nghỉ việc.
2. Có nên nghỉ việc khi không còn đam mê với công việc?
- Câu trả lời tất nhiên là “ CÓ! “
- Nếu bạn cảm thấy chán sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, đó là tín hiệu rõ ràng đã đến lúc ra đi.
- Cuộc sống rất ngắn ngủi và quý giá. Đừng dành 40-50 tiếng mỗi tuần để làm việc với thứ bạn không tin tưởng. Thay vào đó, hãy tìm một công ty khiến bạn tự hào nói rằng ‘Tôi làm việc ở đây”.
- Ngay cả khi bạn vẫn rất yêu quý công ty, cấp trên, hay đồng nghiệp của mình, thì bạn cũng không nên gồng mình để tiếp tục công việc mà bạn thấy chán ghét.
- Bởi nếu không cẩn thận, sự thờ ơ của bạn với công việc sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân. Trong giờ làm, nếu bạn dành nhiều thời gian để mua sắm trực tuyến, lướt web… hơn để làm việc, và chỉ mong tiếng chuông công sở đổ, thì đó là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã không còn hứng thú với công việc nữa.
- Đam mê là nhân tố then chốt quyết định thành công. Nếu bạn chán nản công việc hiện tại thì đã đến lúc bạn cần định hướng lại sự nghiệp của mình. Nhưng trước khi bỏ việc, bạn cần chắc rằng đó không phải là những cảm xúc nhất thời.
3. Bạn có năng lực hơn cấp trên hoặc cấp trên làm khó bạn!
- Bạn sẽ cảm thấy bực mình khi làm việc dưới trướng của người mà bạn cho rằng kỹ năng và hiểu biết của họ không bằng bạn, nhưng vấn đề thực sự còn nan giải hơn rất nhiều.
- Nếu bạn tin rằng lãnh đạo công ty bạn không thể đưa ra được quyết định đúng đắn và lèo lái con tàu đi đúng hướng, thì bạn sẽ luôn sống trong tình trạng lo lắng, đứng ngồi không yên.
- Và nếu ngay cả các lãnh đạo của bạn cũng không biết được những gì họ đang làm, thì đồng nghĩa với việc bản thân bạn cũng không còn việc gì để làm ở đó nữa.
- Nếu bạn có một cấp trên năng lực kém, nhưng lại rất được lòng lãnh đạo cấp cao, thì bạn là người nên rời đi.
- Ngoài việc khiến bạn chật vật, một người quản lý sống hai mặt sẽ thường được lãnh đạo cấp cao yêu quý, và họ có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn bằng việc lấy hết công trạng, nói xấu bạn với người khác, và đổ lỗi cho bạn mỗi khi xảy ra chuyện.
4. Có nên nghỉ việc khi công ty đang dần cạn kiệt tài chính?
- Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có đến 71% công ty nhỏ phải đóng cửa khi mới có “tuổi đời” chưa đến 10 năm.
- Bạn hãy để ý các manh mối như đột nhiên công ty yêu cầu phải có sự phê duyệt của lãnh đạo ngay cả với các khoản chi tiêu nhỏ, các buổi họp kín tăng dần, hay sự “ra đi” của các quản lý cấp cao.
- Nếu bạn nghi ngờ rằng công ty mình đang đối mặt với rắc rối, và “sự vững mạnh” của công ty là điều làm bạn bận tâm, thì có lẽ đây là thời điểm hợp lý để bạn đặt câu hỏi “có nên nghỉ việc ?” và lựa chọn rời đi.
- Bởi nếu ở lại cho đến khi công ty đóng cửa, bạn sẽ có nguy cơ phải cạnh tranh với các đồng nghiệp cũ của mình trên thị trường tuyển dụng.
5. Công việc ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống cá nhân và bạn muốn chuyển hướng kinh doanh riêng?
- Phần lớn thời gian bạn đã dành cho công việc, không có thời gian để chăm sóc bản thân, thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè,… và bạn muốn thay đổi điều đó thì bạn có thể xem xét chuyện nghỉ việc. Nếu bạn cảm thấy việc kinh doanh riêng phù hợp với mình hơn, bạn có thể thử. Tuy nhiên, cần tiết kiệm đủ tiền trước khi nghỉ để đảm bảo bạn không rơi vào tình trạng khó khăn tài chính khi công việc kinh doanh riêng của bạn không khả quan.
- Nếu bạn luôn bị thôi thúc mỗi sáng, trưa và tối rằng phải làm gì đó của riêng mình, đã đến lúc bạn nghỉ việc.
- Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng mình đã sẵn sàng khởi nghiệp. Hãy nhớ điều này, kinh doanh riêng sẽ không hiệu quả nếu bạn không có một ý tưởng tuyệt vời. Nếu có rồi, hãy theo đuổi nó. Còn nếu không, hãy đợi cho đến khi bạn có!
6. Môi trường làm việc độc hại
Môi trường làm việc độc hại là một trong những lý do được nhiều người đưa ra ở làn sóng nghỉ việc ồ ạt trên thế giới trong cuộc khủng hoảng lao động. Môi trường làm việc độc hại không chỉ ảnh hưởng đến công việc chuyên môn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên. Nó bao gồm: mâu thuẫn nội bộ, đồng nghiệp không tôn trọng nhau, quấy rối nơi công sở. Vì thế, nếu gặp môi trường làm việc như vậy đồng nghĩa với việc đã đến lúc bạn “say yes” với câu hỏi “có nên nghỉ việc không?” rồi đó.
7. Công ty không có hướng đi đúng đắn
Nếu định hướng công ty không thể đảm bảo lộ trình sự nghiệp bền vững cho ứng viên thì khi công ty gặp phải rủi ro, nhân viên sẽ không có được phương án đối phó kịp thời. Vì thế, khi nhận thấy công ty đang đi xuống với các biểu hiện như: báo cáo doanh thu giảm mạnh qua các tháng, nợ lương nhân viên kéo dài, số lượng nhân sự bị sa thải quá nhiều, số lượng khách hàng suy giảm nghiêm trọng hoặc công ty đang trên bờ vực phá sản thì bạn nên cân nhắc đến nghỉ việc và tìm kiếm một “bến đỗ” mới phù hợp hơn.
Nếu công ty không thể đảm bảo lộ trình sự nghiệp bền vững cho ứng viên, khi công ty gặp phải rủi ro, nhân viên có thể thiếu phương án đối phó kịp thời. Nên xem xét các cơ hội việc làm khác như việc làm An Giang, việc làm Kon Tum, tuyển dụng VNPAY, hoặc ngân hàng Shinhan.
8. Bạn không muốn bạn bè mình làm ở đó
Khi có một người bạn muốn vào làm việc tại công ty mà bạn đang làm nhưng bản thân bạn lại khăng khăng phản đối, bạn hãy cân nhắc suy nghĩ thật kỹ lý do đằng sau là gì? Nếu vì môi trường làm việc không hề lý tưởng đến mức bạn nên ngăn cản không để bạn bè cùng vào làm ở công ty thì bạn nên đánh giá lại xem liệu bản thân có nên tiếp tục cống hiến hay không.
9. Bạn không còn học thêm kiến thức mới từ công việc của mình
Quá trình làm việc là quá trình tiếp nhận kiến thức mới, nâng cấp kỹ năng chuyên môn và rèn luyện các kỹ năng mềm khác. Vì thế, nếu công việc hiện tại đang lặp đi lặp lại những nhiệm vụ, những thao tác mà bạn đã thành thạo thì có thể đây chính là lúc bạn đã nhận đủ những trải nghiệm ở công việc này.
Lúc này, “say yes” cho câu hỏi “có nên nghỉ việc không?” là đúng đắn. Hãy bắt đầu tìm đến các cơ hội việc làm khác với nhiều thử thách trên website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam – VietnamWorks. Khi mạnh dạn đổi việc, bạn sẽ phải bất ngờ về những điều mình nhận được như: tăng thu nhập, cơ hội thăng tiến rõ ràng và hơn hết là được thỏa mãn niềm đam mê học hỏi của mình.
10. Bạn không còn cảm thấy hạnh phúc với công việc
Hạnh phúc với công việc mình đang làm là yếu tố quan trọng tạo động lực hoàn thành các mục tiêu của bạn. Nếu mỗi sớm mai thức dậy, đến công ty là nỗi mệt mỏi hay chỉ một việc nhỏ nhặt như cập nhật báo cáo cũng làm bạn stress thì có thể đã đến lúc bạn nên xin nghỉ việc.
Chắc rằng trong chúng ta không ai muốn nhảy việc. Nhưng nếu bạn có một trong những dấu hiệu trên cùng với suy nghĩ “ có nên nghỉ việc không?” thì hãy mạnh dạn tìm một công việc khác phù hợp hơn với sự phát triển của bản thân nhé!
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Đồng hồ Hải Triều tuyển dụng, Nguyễn Kim tuyển dụng, tuyển dụng cửa hàng tiện lợi, King Food tuyển dụng, Farmer Market tuyển dụng, Minigood tuyển dụng, Nitori tuyển dụng, và tuyển dụng siêu thị GO.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.