adsads
làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý
Lượt Xem 4 K

Nắm giữ quyền lực trong tay là một điều hấp dẫn nhưng đi kèm với nó là trách nhiệm to lớn với cả đội ngũ bên dưới. Có đôi khi, bạn không thể tránh khỏi việc làm phật ý hoặc mất lòng tin của cấp dưới. Nếu bạn đang trong tình trạng nhân viên không tôn trọng sếp và không nể phục mình, có thể đó là vì bạn đang lâm vào các trường hợp dưới đây. Và lúc này, bạn cần làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý? HRI sẽ mách bạn cách xử lý vô cùng tinh tế. Hãy cùng khám phá ngay nhé!

1. Các lý do phổ biến khiến nhân viên không tôn trọng sếp

Bạn không để nhân viên phát huy thế mạnh của họ

Bí quyết để trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ đó là hãy tuyển những người nhanh nhạy và thông minh hơn cả bạn. Điều đó có nghĩa rằng bạn nên tuyển những ứng viên tiềm năng vào đội ngũ của mình một cách có chọn lọc và cho họ không gian để thể hiện tất cả những gì họ có.

Việc giao nhiệm vụ cho những nhân viên có tiềm lực vô cùng quan trọng. Bạn sẽ trở thành một lãnh đạo hiệu quả hơn nếu bạn giao đúng việc cho đúng người, thay vì ôm đồm lấy mọi nhiệm vụ một mình. Nói cách khác, hãy ngừng làm việc, thay vào đó, hãy lãnh đạo đúng cách. Bạn có thể thuê những nhân viên hội tụ đủ tố chất cho vị trí bạn cần, và để họ bước vào “sân chơi” của chính mình thay vì bó buộc trong những khuôn khổ nhàm chán.

Bạn luôn tránh né những mâu thuẫn bằng mọi giá

Lãnh đạo giỏi sẽ không ngần ngại đặt ra những vấn đề mang tính tranh luận trước tập thể nhân viên của mình. Nếu bạn cho rằng chiến thuật “sếp dễ tính” sẽ khiến nhân viên gần gũi với bạn hơn, bạn đã lầm to khi kết quả có thể đi ngược lại với những gì bạn mong muốn.

Khi tránh né mọi mâu thuẫn có thể xảy ra, bạn đang cố thể hiện ra bên ngoài rằng bạn là một lãnh đạo thiếu tự tin về bản thân và trong các quyết định của mình. Một lãnh đạo mạnh mẽ khiến nhân viên tin phục không né tránh vấn đề mà nhìn thẳng vào chúng để giải quyết bằng cách khách quan và hiệu quả nhất.

Bạn không trân trọng nhân viên của mình (hoặc không thể hiện ra điều đó)

Khi nhân viên cảm thấy được trân trọng, họ sẽ nỗ lực để làm nhiều hơn và cống hiến tốt hơn cho tập thể. Nhân viên là những người đang cùng bạn xây dựng và phát triển công ty. Hãy thể hiện rõ ràng rằng bạn luôn trân trọng mỗi cố gắng và đóng góp của từng cá nhân trong công ty, bằng những phần thưởng xứng đáng hoặc lời khen khích lệ, để chứng tỏ cho nhân viên thấy họ là một phần quan trọng không thể thiếu trong chiến lược của công ty.

Bạn không đáng tin cậy

Bạn luôn yêu cầu cấp dưới của mình phải đi làm đúng giờ, hoàn thành các nhiệm vụ đúng deadline và cam kết thực hiện mọi việc họ hứa hẹn. Thế nhưng, liệu bạn có chắc rằng bạn đang là tấm gương hoàn hảo để nhân viên noi theo?

Tương tự như bạn, các nhân viên cũng đang theo dõi liệu bạn có làm những gì bạn đã nói. Khi bạn trót lỡ một deadline, đừng cố viện cớ hoặc chối bỏ sai lầm này. Hãy thành thật nhận lỗi với nhân viên và cố gắng làm tốt hơn ở lần sau, như chính bạn đang yêu cầu nhân viên của mình. 

Bạn không tôn trọng nhân viên

Tôn trọng là hành vi hai chiều. Khi bạn thể hiện sự tôn trọng với nhân viên của mình, họ cũng sẽ đối xử như thế với bạn và ngược lại. Quát nạt nhân viên trước tập thể đông người, bác bỏ những thành tựu họ đạt được hay không lắng nghe những đóng góp, ý kiến của nhân viên chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang không thật sự tôn trọng cấp dưới của mình. Nếu bạn không tôn trọng họ, lí do nào làm bạn muốn tuyển dụng họ? Đối xử với nhân viên ở mức tôn trọng tối thiểu chính là lối giao tiếp cơ bản nhưng vô cùng quan trọng giúp bạn gây dựng lòng tin ở nhân viên.

Bạn hay đổ lỗi cho cấp dưới

Một lãnh đạo tốt thường sẽ nhận phần lỗi nhiều hơn về phía mình và nhận phần thưởng ít hơn khi được ghi danh. Việc đổ lỗi hoặc chỉ trích nhân viên khi chưa thật sự xem xét lại hướng chỉ dẫn, cách làm việc của bạn sẽ khiến nhân viên hoài nghi lối lãnh đạo bạn thể hiện.

Hãy bày tỏ sự công bằng trong việc chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Điều đó đồng nghĩa với việc đừng cố tỏ ra là người ngoài cuộc khi gặp phải một thất bại nào đó, hãy thừa nhận bạn là một phần nguyên nhân của sự sai lầm.

Bạn không quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên

Không nhất thiết bạn phải tìm hiểu tường tận từng đường tơ kẽ tóc cuộc đời cá nhân của mỗi nhân viên để là một lãnh đạo giỏi. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc biết mọi thứ và quan tâm tất cả những điều bạn biết. Hãy thể hiện sự thông cảm hoặc lo lắng khi cấp dưới than thở với bạn về chuyện gia đình, áp lực công việc. Bày tỏ mối quan tâm và một số lời khuyên nhủ hoặc chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong trường hợp đó, điều này sẽ giúp bạn củng cố lòng tin vững chắc trong nhân viên của mình.

Bạn không nhận thức được bản thân

Là một lãnh đạo, bạn không thể mơ hồ về những điểm mạnh và năng lực mình đang có. Thay vì cho rằng mình biết mọi thứ, hãy thực tế và chắc chắn về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Tuyển dụng những cá nhân có thể lấp vào chỗ trống khiếm khuyết của bạn, và tin tưởng giao cho họ trọng trách này.

Chiến lược này không chỉ giúp bạn tạo dựng lòng tin trong nhân viên tốt hơn mà còn đem lại hiệu quả về mặt kinh doanh và tài chính. Những nhà lãnh đạo nắm được điểm yếu của mình thường có cách để vận hành công ty theo cách của họ tốt hơn và sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng tuyệt vời từ nhân viên mà họ cho rằng có thể hiệu quả hơn của chính họ.

Bạn không phải là người giỏi giao tiếp

Bạn mong muốn nhân viên luôn phải giao tiếp và báo cáo lại với bạn những công việc họ đang làm. Nhưng liệu bạn có đang giao tiếp và trò chuyện với nhân viên theo cách lịch sự nhất? Giao tiếp hiệu quả là một kỹ năng quan trọng cần có của người lãnh đạo. Nếu bạn không dành thời gian và phương pháp để trò chuyện với các nhân viên của mình, bạn sẽ dần mất đi những kết nối với cấp dưới và khoảng cách giao tiếp ngày càng xa sẽ kéo theo sự tôn trọng của các cấp dưới dành cho chính bạn. 

Bạn luôn không hài lòng về mọi thứ

Hãy luôn nhớ rằng không có bất kỳ ai hay điều gì là hoàn hảo. Bạn không thể yêu cầu nhân viên của mình hoàn thành mọi việc trơn tru và hoàn mỹ như kỳ vọng bạn đặt ra. Khi bạn liên tục “vạch lá tìm sâu” trong những gì cấp dưới đang làm, họ sẽ dần nản lòng và mất đi lòng tin ở bạn. Dần dần, họ sẽ bắt đầu muốn từ bỏ và chấm dứt làm việc ở công ty.

2. Hậu quả khi nhân viên không tôn trọng sếp

Nếu nhân viên không tôn trọng quản lý thì sẽ có nguy cơ khó thăng tiến trong công việc nào. Không chỉ vậy, người quản lý cũng mất đi sự uy tín trong tập thể. Khi nhân viên không thể hoà hợp với quản lý, mối quan hệ sẽ luôn ở trong tình trạng căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của hai bên, giảm đi sự hiệu quả làm việc chung.

Bên cạnh đó, môi trường làm việc sẽ không còn văn minh, thu hút, giữ chân nhân viên ở lại gắn bó lâu dài. Đó chính là lý do vì sao người quản lý cần biết làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý.

3. Cách xử lý để nhân viên tôn trọng sếp hiệu quả

Trên cương vị là quản lý, là đầu tàu của một dự án và cả tập thể, nếu bạn chưa biết làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý thì hãy áp dụng một số cách sau để khắc phục tình trạng này.

Giữ bình tĩnh, lắng nghe ý kiến của nhân viên 

Giữ bình tĩnh trong trường hợp có người hành xử vô lý hay không tôn trọng mình là chuyện không dễ dàng bởi không phải ai cũng có thể kìm được cơn nóng giận của bản thân. Tuy vậy, nếu bạn đang trong tình huống đó, hãy cố gắng hít thở sâu và giữ cách nói chuyện, thái độ bình tĩnh để nắm quyền kiểm soát cho đến sau cùng. Vấn đề sẽ được giải quyết nếu bạn quản lý tốt cảm xúc và dần giải quyết vấn đề êm đẹp.

Và khi nhân viên có thái độ không tôn trọng sếp, bạn đừng vội vàng đánh giá họ. Hãy trò chuyện riêng với họ để tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. Có thể nhân viên đó cư xử như thế là do một thói quen từ trước hay nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để họ đạt được điều mong muốn tại công ty. Lắng nghe có nghĩa là bạn đang cho phép nhân viên nói lên suy nghĩ cá nhân, làm rõ tình huống cũng như thay đổi hành vi của nhân viên đó theo hướng tích cực hơn.

Đặt ra giới hạn 

Trách nhiệm của bạn là tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp và tích cực cho nhân viên. Hãy cố gắng gần gũi với nhân viên thay vì “chỉ tay năm ngón”. Tuy nhiên, không vì thế mà nhân viên được phép cư xử lố, quên đi mối quan hệ cấp trên và nhân viên. Ở vị trí quản lý, để nhân viên luôn tôn trọng sếp, bạn cần biết khi nào nên nhu và cương. Hãy chỉ ra vấn đề trong cách cư xử của nhân viên nếu nhân viên có hành động hay lời nói không tôn trọng mình.

Chấp nhận việc bạn có phần trách nhiệm

Trong một số trường hợp, người quản lý có tự ý thức được hay không thì cũng có phần trách nhiệm trong việc tạo nên thái độ tiêu cực từ nhân viên. Nhân viên có thể thấy thiếu sự hướng dẫn, quan tâm, đối xử không công bằng từ vị trí quản lý. Do đó, khi nhận ra điều này, bạn phải tự đánh giá lại để sửa đổi thay vì không nhận trách nhiệm về mình.

Tránh việc soi mói, để ý tiểu tiết 

Trên thực tế, có không ít người quản lý chú ý quá nhiều chi tiết nhỏ. Chính điều này dẫn tới sự thiếu tôn trọng của nhân viên dành cho sếp. Thay vì cách này, bạn hãy nên cân nhắc tổ chức các cuộc họp theo đợt để cập nhật tình hình, tiến độ công việc của nhân viên. Cách cập nhật công việc không quá dày giúp cho nhân viên cảm thấy dễ thở hơn, tăng khả năng trao quyền của bạn trong công việc.

Góp ý thẳng thắn

Tiếp theo, bạn phải làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý? Khi nhận thấy nhân viên có thái độ không tôn trọng, bạn hãy nói rõ cho họ biết thay vì kêu ca hay trách móc. Cách tốt nhất là bạn hãy gọi nhân viên để nói chuyện riêng và hỏi han, phân tích rõ về những điều gì phải sửa đổi.

Đưa ra quy định rõ ràng

Có được sự tôn trọng từ nhân viên là cả một quá trình dành cho người quản lý. Bạn cần làm rõ những điều mà nhân viên cần thay đổi trong thái độ và hành vi của họ bằng cách đưa ra quy định rõ ràng. Hãy cho họ thời gian sửa đổi, trao đổi về chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ tiến bộ và thay đổi. Cũng với cách này, bạn sẽ giúp nhân viên nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân và khuôn khổ về mối quan hệ tại nơi làm việc.

Có cái nhìn toàn diện và khách quan 

Cái nhìn khách quan và toàn diện giúp giải quyết vấn đề thấu đáo. Đảm nhận vị trí quản lý, bạn cần phải biết tách biệt cảm xúc cá nhân để đưa ra hướng giải quyết thấu tình đạt lý nhất. Trong nhiều trường hợp, cách cư xử thiếu tôn trọng kia bắt nguồn từ việc nhân viên bất đồng với cách quản lý của bạn. Khi đó, điều bạn cần làm là tự đánh giá bản thân trước rồi mới suy xét thái độ của nhân viên cấp dưới. Sau khi suy xét vấn đề một cách toàn diện và khách quan nhất, bạn mới đưa ra được cách giải quyết hợp lý cho cả hai bên.

Ghi lại các chi tiết 

Nếu vẫn tiếp tục có tình trạng nhân viên không tôn trọng thì bạn phải theo dõi và ghi lại hành động đó. Chứng cứ rõ ràng sẽ rất cần thiết trong trường hợp bạn chưa biết  làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý và nhân viên không còn đủ điều kiện để tiếp tục ở lại làm việc tại công ty. Bạn cần loại bỏ để tránh gây ảnh hưởng tới môi trường làm việc chung của cả tổ chức.

Quan tâm đến những nhân viên khác 

Hành động thiếu tôn trọng quản lý chỉ xuất phát từ một nhân viên cũng có thể tác động tiêu cực đến môi trường công sở. Vì thế, nếu nhân viên bất kính với bạn, hãy xem xét việc tương tự có xảy ra với nhân viên khác hay không. Bạn hãy đảm bảo những nhân viên khác không như thế bằng cách trao đổi, lắng nghe, hành động. Có như vậy, bạn mới tạo dựng được niềm tin, giúp quá trình làm việc trở nên lành mạnh, hiệu quả.

Hy vọng thông tin trên đây của HRI đã giúp bạn biết làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý. Trở thành một lãnh đạo tốt khiến nhiều nhân viên tôn trọng và nể phục là tạo ra một niềm tin vững chắc từ nhân viên dành cho bạn, tạo cơ hội để nhân viên có thể phát huy tốt năng lực của họ và luôn sát cánh với các nhân viên của bạn như một phần trong tập thể. Đó là chiến lược giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo thành công!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: VitaDairy tuyển dụng, Kido tuyển dụng, Công ty Orion Mỹ Phước 2 tuyển dụng, Hoàng An Nhiên tuyển dụng, Kinh Đô tuyển dụng, Công ty Bao Bì tuyển dụngCông ty Bao Bì Giấy tuyển dụng.

Xem thêm: 7 kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, hiệu quả nhất

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ngạo nghễ Excel: Top những bí quyết làm việc với Excel cực hay nhưng ít người biết

Có bao giờ bạn cảm thấy như mình đang lạc lõng giữa biển số liệu trong Excel, cố gắng tìm ra cách để đơn giản hóa công việc mà không biết bắt đầu từ đâu? Hãy tưởng tượng một thế giới nơi các công việc tẻ nhạt và lặp đi lặp lại trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. 

Lờ đờ buổi sáng và những bí quyết giúp bạn tăng tỉnh táo làm việc

Buổi sáng sau giấc ngủ dài thường là khoảng thời gian vàng để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người lại gặp phải tình trạng lờ đờ, uể oải, khó tập trung, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất công việc. 

thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp chi tiết cho người lao động

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp là một quá trình quan trọng để bạn có thể nhận được hỗ trợ khi mất việc làm. Sau khi hồ sơ được xử lý và chấp nhận, bạn sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Qua các điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết trong quá trình tìm kiếm việc làm mới và giảm bớt gánh nặng tài chính trong giai đoạn chuyển đổi nghề nghiệp.

Quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp năm 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp không chỉ đảm bảo tính công bằng mà còn nhằm mục tiêu cải thiện hệ thống bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi của người lao động hiện nay

Bài Viết Liên Quan

Ngạo nghễ Excel: Top những bí quyết làm việc với Excel cực hay nhưng ít người biết

Có bao giờ bạn cảm thấy như mình đang lạc lõng giữa biển số liệu trong Excel, cố gắng tìm ra cách để đơn giản hóa công việc mà không biết bắt đầu từ đâu? Hãy tưởng tượng một thế giới nơi các công việc tẻ nhạt và lặp đi lặp lại trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. 

Lờ đờ buổi sáng và những bí quyết giúp bạn tăng tỉnh táo làm việc

Buổi sáng sau giấc ngủ dài thường là khoảng thời gian vàng để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người lại gặp phải tình trạng lờ đờ, uể oải, khó tập trung, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất công việc. 

thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp chi tiết cho người lao động

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp là một quá trình quan trọng để bạn có thể nhận được hỗ trợ khi mất việc làm. Sau khi hồ sơ được xử lý và chấp nhận, bạn sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Qua các điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết trong quá trình tìm kiếm việc làm mới và giảm bớt gánh nặng tài chính trong giai đoạn chuyển đổi nghề nghiệp.

Quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp năm 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp không chỉ đảm bảo tính công bằng mà còn nhằm mục tiêu cải thiện hệ thống bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi của người lao động hiện nay

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers