adsads
Untitled design
Lượt Xem 3 K

Có một cấp trên nghiện công việc cũng đồng nghĩa rằng bạn cũng phải hy sinh ít nhiều thời gian riêng tư của bản thân cho công việc. Đừng bao giờ than vãn với họ khối lượng công việc bạn đang chiếm gần hết thời gian trong tuần của bạn, vì đối với họ, công việc chính là tất cả cuộc sống. Tuy bạn không thể thay đổi được tư tưởng của sếp nhưng bạn cũng cần nắm một số cách để “lách luật” khéo léo, dành thời gian cho những dự định cá nhân, người thân và bạn bè.

Dưới đây là những tuyệt chiêu bạn có thể áp dụng để đối phó với kiểu lãnh đạo này mà vẫn đảm bảo cân bằng cuộc sống:

1. Nếu được lựa chọn, hãy cố gắng tránh ngay từ đầu

Nếu công ty cho phép bạn quyền được lựa chọn team làm việc thay vì sắp xếp, bố trí bạn vào một nhóm nào đó, hãy chủ động tìm hiểu và tránh xa các lãnh đạo nghiện việc ngay từ lúc ban đầu. Một số công ty hoặc lãnh đạo vốn đã nổi tiếng từ lâu với quy định làm việc nghiêm ngặt và không ngơi nghỉ suốt cả tuần liền. Hãy chắc rằng bạn đã nắm điều đó trước khi nộp đơn ứng tuyển. Bạn không thể thay đổi cấu trúc hay tư duy của họ. Vì thế, cách tốt nhất là tìm hiểu thật kĩ lưỡng trước khi nhảy vào chiếc “hố sâu không đáy” này.

2. Đặt ra các giới hạn cho bản thân

Cân bằng cuộc sống với 5 cách khi làm chung với sếp “nghiện công việc”

Đừng ngại đưa ra các giới hạn của cá nhân bạn và trình bày trước lãnh đạo. Bạn càng e dè và chấp nhận khối lượng công việc lớn, các lãnh đạo cũng sẽ ngộ nhận rằng bạn có khả năng đảm đương và không ngại hy sinh vì công ty. Tuy nhiên, hãy thể hiện khéo léo với họ bạn luôn nỗ lực cống hiến nhưng điều này phải nằm trong một số giới hạn về thời gian và sức lực. Nếu vừa bắt đầu công việc hay đang cảm thấy quá sức với vị trí hiện tại, đừng ngần ngại nói ngay với sếp của bạn. Một lãnh đạo cuồng công việc dường như sẽ rất khó nhận ra rằng họ đang giao quá nhiều việc hoặc phong cách của họ đang tác động lên nhân viên bên dưới. Họ thường chỉ chú tâm vào hiệu suất và kết quả công việc mà thôi. Do đó, nếu cảm thấy quá tải, bạn có thể gợi ý với lãnh đạo về thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ bạn cần làm.

3. Không thỏa hiệp với mọi yêu cầu

Sau khi đặt ra các giới hạn, hãy chắc rằng bạn luôn bám sát theo các tiêu chí này. Đôi khi, tính chất công việc có thể khiến bạn phải làm việc quá giờ hoặc làm cả vào cuối tuần. Tuy nhiên, bạn phải linh hoạt nắm bắt trước những vấn đề này để có sự sắp xếp phù hợp. Hãy chứng tỏ với sếp sự sẵn sàng của bạn khi được yêu cầu làm việc cuối tuần, nhưng bạn cần nhấn mạnh đây chỉ là một ngoại lệ vì tính quan trọng của công việc. Bạn sẽ tuyệt đối không thỏa hiệp nếu như tuần nào hoặc ngày nào bạn cũng phải làm việc trong khoảng thời gian nghỉ ngơi như thế này.

4. Khéo léo trong cách thương lượng

Đôi khi, công việc không đến mức quan trọng khiến bạn phải vùi đầu vào máy tính suốt cả cuối tuần. Chẳng qua, sếp của bạn đã quên mất rằng không phải ai cũng chăm chăm làm việc vào cả thứ bảy và chủ nhật như họ. Chính vì vậy, khi được giao việc vào chiều tối thứ Sáu muộn và yêu cầu gửi lại vào sáng sớm thứ Hai, bạn hãy xác nhận lại với sếp rằng liệu công việc có gấp gáp hay các đối tác yêu cầu nhìn thấy chúng ngay sáng đầu tuần. Nếu không, bạn có thể thương lượng để dời deadline sáng chiều tối thứ Hai cho cuối tuần “dễ thở” hơn một chút. Hoặc nếu công việc không thể dời được hạn chót, hãy cố gắng dàn xếp với sếp bạn cần thêm một số cộng sự để đẩy nhanh tiến độ công việc. Nhiều người hỗ trợ sẽ giúp công việc giải quyết nhanh gọn hơn. Sau đó, bạn có thể mời cả nhóm một bữa ăn để thay lời cảm ơn chẳng hạn. Đừng “ngậm bồ hòn” ôm hết việc vào người, chỉ thiệt cho bạn mà thôi.

5. Tìm ra những điểm cân bằng cuộc sống

Nếu không còn cách nào khác và buộc lòng bạn phải làm việc vào cuối tuần, hãy cố gắng tìm ra những điểm giúp bạn có thể cân bằng cuộc sống mà không ảnh hưởng quá nhiều đến cả công việc lẫn đời sống cá nhân. Chẳng hạn, nếu phải trả lời email hoặc làm báo cáo vào Chủ Nhật, thay vì “nướng” trên giường như thường lệ, bạn có thể dậy sớm hơn để làm việc và dành thời gian rảnh rỗi còn lại cho gia đình hoặc các cuộc hẹn thư giãn bên ngoài. Hãy thoát khỏi góc làm việc quen thuộc khiến bạn căng thẳng, lựa chọn một địa điểm mới hoặc quán cafe yêu thích có thể giúp bạn xua tan cảm giác đang phải làm việc. Bạn chỉ thư giãn cafe cuối tuần và nhân tiện đánh máy một chút ấy mà.

Chính bởi vì bạn còn nhiều ưu tiên khác trong cuộc sống, bạn không thể hoạt động 24/7 cống hiến cho công ty như người sếp “cuồng việc” của bạn đang làm. Hãy áp dụng các biện pháp trên để lấy lại cân bằng và luôn bình tĩnh, thư thái trước mọi giông tố “deadline”.

Xem thêm: Google sa thải hơn 1.000 nhân sự

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers