adsads
Lượt Xem 0

Bạn đang ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc”?

Theo Tạp chí Motivation and Emotion, có 5 cấp độ chán nản với tính chất khác nhau trong “thang đo chán việc”. Cùng check xem bạn đang chán việc ở cấp độ nào nhé!

Chán hững hờ (Indifferent boredom)

Chán hững hờ thường do tác động bên ngoài như môi trường làm việc hoặc tính chất công việc… Chẳng hạn như bạn cảm thấy khó chịu với đồng nghiệp, chán chường với những buổi họp hay quá nản với thái độ của khách hàng… Đây là cấp độ chán việc có thể kiểm soát và phục hồi được, chỉ cần bạn gạt bỏ được những yếu tố kể trên.

Chán lưng chừng (Calibrating boredom)

Chán lưng chừng xuất hiện khi bạn thường mất tập trung trong công việc, dễ bị phân tán và tâm trí “lạc trôi”. Ví dụ như đang họp nhưng đầu óc bạn lại nghĩ vẩn vơ xem cuối tuần đi chơi ở đâu, hoặc đang đọc dở tài liệu nhưng lại mở điện thoại lướt mạng xã hội… Nếu đang ở cấp độ chán việc này, bạn nên nâng cao khả năng tập trung để tránh bước sang cấp độ cao hơn.

Chán kích thích (Searching boredom)

Khác với chán lưng chừng, chán kích thích là bạn biết mình cần làm gì và chủ động tìm kiếm sự mới mẻ trong công việc. Bạn nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo và bạn muốn thử sức với nhiều dự án mới… Nếu môi trường làm việc không đáp ứng được sự kích thích này, bạn chẳng còn hứng thú gì với công việc hiện tại nữa.

Chán giải tỏa (Reactive boredom)

Chán giải tỏa giống như bạn bị mắc kẹt và dồn nén nhiều bất mãn bên trong một “quả bom nổ chậm”, chỉ chực “xả” bộc phát. Khi bạn làm một công việc chán phèo lặp đi lặp lại một cách rập khuôn thì bạn chỉ muốn được giải tỏa thôi. Có thể nói đây là cấp độ chán việc tiêu cực nhất.

Chán buông xuôi (Apathetic boredom)

Chán buông xuôi là cấp độ chán việc chạm đáy khi bạn không còn thiết tha gì công việc này nữa. Bạn vẫn ngày ngày đi làm nhưng lại “nghỉ việc trong tư tưởng” Work Zombie, đầy trống rỗng. Nếu đã đạt đến cấp độ này rồi thì bạn cần cải thiện tình hình ngay kẻo ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc lẫn sức khỏe tinh thần nhé.

Liệu đổi việc có phải chọn lựa tốt?

Trong bối cảnh thị trường lao động đầy biến động như hiện nay, đổi việc là một quyết định tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. 

– Nguy cơ thất nghiệp kéo dài.

– Mất thời gian nghiên cứu, làm quen và “học việc” với lĩnh vực mới.

– Nếu chẳng may môi trường làm việc mới toxic thì sao?

– Thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, liệu bạn có bắt kịp “giới trẻ” ngày nay?

Có thể thấy, nếu đổi việc chỉ vì cảm thấy chán việc thì bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và thách thức. Vì vậy, dù đang chán việc ở cấp độ nào thì cũng nên tìm giải pháp khắc phục trước khi nghĩ đến chuyện đổi việc bạn nhé. 

Giải pháp hiệu quả thoát khỏi cảm giác chán việc

Tự thưởng cho bản thân một chuyến du lịch

Tạm xa công việc, dành thời gian nghỉ ngơi và thay đổi không gian sống là một ý tưởng thú vị. Bạn có thể đi dã ngoại thiên nhiên ở ngoại ô, xách vali đi du lịch ngắn ngày hoặc phóng xe máy đi phượt đường dài… Đến một vùng đất mới và hòa mình với thiên nhiên giúp bạn thư giãn tâm trí, tâm trạng hứng khởi hơn và có khoảng lặng để lắng nghe “tiếng lòng” của mình.

Xác định nguyên nhân gốc rễ vì sao bạn chán việc

Muốn giải quyết triệt để vấn đề, trước tiên bạn cần xác định rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Có rất nhiều lý do gây nên cảm giác chán việc. 

Bạn hãy tự hỏi bản thân những câu sau: Bạn có thích công việc mình đang làm không? Bạn có thấy khó chịu với Sếp, đồng nghiệp hay khách hàng? Bạn cảm thấy lương thưởng có xứng đáng với công sức bỏ ra? Bạn có đang hứng thú với một lĩnh vực khác?…

Nhìn lại động lực làm việc “thuở ban đầu”

Thử nhớ lại những ngày đầu đi làm, bạn đã nhiệt huyết với công việc này thế nào nhé. Bạn đã hứng khởi ra sao khi nhận việc? Bạn đã mong muốn những gì khi bước vào đây làm việc? Bạn đã học hỏi được gì và nâng cấp bản thân thế nào từ công việc này?… 

Nếu cảm thấy tinh thần dần “sôi sục” lại, hãy vạch ra mục tiêu mới cho chặng đường sắp đến để “vực dậy” cảm xúc làm việc bạn nhé.

Học thêm kiến thức, kỹ năng mới

Tự tạo sự mới mẻ trong công việc bằng cách trau dồi thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng mới. Chẳng hạn như đăng ký khóa đào tạo chuyên môn mới, tham gia workshop thú vị, mày mò ứng dụng trí tuệ nhân tạo tân tiến nhất vào công việc…

Trao đổi với cấp trên

Bạn nên chủ động đề xuất nhận thêm dự án mới để vừa bớt chán việc cũ, vừa “ghi điểm” trong mắt Sếp. Bên cạnh đó, đừng ngần ngại trao đổi với cấp trên những vấn đề bạn đang gặp phải trong công việc. Biết đâu được cấp trên của bạn có thể đưa ra những lời khuyên đắt giá, dẫn dắt bạn theo hướng đi mới hoặc bổ nhiệm bạn ở vị trí công việc mới… thì sao.

Đặt mục tiêu phát triển hành trình sự nghiệp

Đặt ra mục tiêu cụ thể cho hành trình phát triển sự nghiệp tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy bạn phấn đấu làm việc hơn. Bạn có thể áp dụng mô hình SMART để vạch ra mục tiêu nghề nghiệp cho mình. 

S – Cụ thể (Specific): Mục tiêu cần được xác định rõ ràng, tránh mơ hồ.

– M – Đo lường được (Measurable): Cần có các chỉ số đo lường cụ thể về hiệu suất công việc. 

A – Khả thi (Attainable): Mục tiêu phải phù hợp với năng lực bản thân, không quá “ảo tưởng”.

R – Liên quan (Relevant): Liên quan chặt chẽ đến định hướng nghề nghiệp và lĩnh vực bạn muốn phát triển sự nghiệp.

T – Trong khoảng thời gian nhất định (Time-bound): Có khung thời gian cụ thể thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu đúng tiến độ. 

Tìm công việc mới phù hợp hơn

Cuối cùng, sau khi đã áp dụng mọi giải pháp để thoát khỏi cảm giác chán việc mà vẫn không hiệu quả thì đã đến lúc bạn nên đổi việc thôi. Nhớ tiết kiệm sẵn khoản ngân sách dự phòng đủ chi tiêu tối thiểu 6 tháng trong thời gian tìm việc bạn nhé. Đặc biệt, nên chọn công việc mới không chỉ phù hợp với năng lực mà còn phù hợp với sở thích để có thể gắn bó lâu dài.

Hy vọng bài viết này hữu ích với những ai đang chán việc và đang phân vân không biết có nên đổi việc hay không. Chúc bạn luôn cảm thấy hứng thú và yêu thích công việc mình làm nhé!

Xem thêm: Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi...

Không thích công ty cũ, cái giá khi tìm việc 9 tháng mãi chưa xong

Chỉ vì chán việc hoặc không thích công ty cũ mà nhiều người sẵn sàng nhảy việc trong bối cảnh thị trường lao động đầy...

Nửa năm thất nghiệp, tôi ước gì mình biết điều này sớm hơn

Con người ta thường cầu mong sự an nhàn ổn định nhưng lại quên mất đi yếu tố cốt lõi, rằng chỉ có năng lực...

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà...

Bài Viết Liên Quan

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp...

Không thích công ty cũ, cái giá khi tìm việc 9 tháng mãi chưa xong

Chỉ vì chán việc hoặc không thích công ty cũ mà nhiều người sẵn sàng...

Nửa năm thất nghiệp, tôi ước gì mình biết điều này sớm hơn

Con người ta thường cầu mong sự an nhàn ổn định nhưng lại quên mất...

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers