• .
adsads
31 1200x900
Lượt Xem 7 K

Buổi phỏng vấn là một quy trình quan trọng để nhà tuyển dụng và người lao động trao đổi những thông tin cần thiết, là buổi kiểm tra ứng viên có phù hợp với vị trí mà công ty tìm kiếm hay không. Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên mới ra trường hay những bạn mới đi làm, mọi người không biết cách xưng hô ra sao với nhà tuyển dụng để trông chuyên nghiệp hơn, dẫn đến trường hợp các bạn bối rối giữa buổi phỏng vấn và để lại ấn tượng không tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng. 

Mặc dù, bạn đã chuẩn bị kỹ càng các câu hỏi phỏng vấn, nội dung mà nhà tuyển dụng có thể phỏng vấn bạn, nhưng rồi bạn chợt nhận ra bạn không biết nên xưng hô ra sao với nhà tuyển dụng. Cách xưng hô trong buổi phỏng vấn là một trong những yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá về tính cách của bạn. Muốn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng hãy để VietnamWorks gợi ý một số cách bạn xưng hô phù hợp khi đi phỏng vấn nhé! 

Cách xưng hô thông dụng nhất

Nếu như trong tiếng anh, chỉ hai ngôi là “I” và “You” để dùng khi giao tiếp, hệ thống đại từ nhân xưng của Việt Nam có chút rắc rối hơn, chúng ta có những đại từ nhân xưng khác nhau để áp dụng xưng hô cho từng trường hợp tương ứng, để cả hai bên thể hiện sự lịch sự và tôn trọng.

Trong buổi phỏng vấn hay trong thư ứng tuyển, bạn có thể lựa chọn xưng “Em” hoặc “Tôi”, bởi đây là hai ngôi nhân xưng thông dụng được ứng viên sử dụng nhiều nhất. Cách xưng hô này thể hiện sự thân thiện giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, vẫn đảm bảo sự tôn trọng và đồng thời thể hiện được tính chuyên nghiệp trong giao tiếp.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều ứng viên còn lóng ngóng trong việc giao tiếp, đôi khi vì sự lo âu dẫn tới không biết xưng hô ra sao cho phù hợp, dù họ mới đi làm hay đã có trình độ chuyên môn. Kỹ năng giao tiếp kém cũng là một nguyên nhân khiến ứng viên gần như mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Để trở nên chuyên nghiệp, bạn cần phải biết cách xưng hô sao cho phù hợp, khi nào xưng hô “Tôi”, khi nào xưng “Em” trong buổi phỏng vấn xin việc nhằm gây ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Nắm vững 6 bước tìm việc sau để "nộp đâu trúng đó"

Áp dụng cách xưng hô “Em” – “Tôi” như thế nào?

Bạn xưng “Em” trong trường hợp…

Trong Tiếng Việt có rất nhiều đại từ nhân xưng, đòi hỏi người giao tiếp phải linh hoạt trong việc lựa chọn ngôn từ xưng hô phù hợp để mang lại hiệu quả trong giao tiếp. Đối với các bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm về vị trí công việc bạn ứng tuyển, các bạn nên lựa chọn cách xưng hô “Em” với các nhà tuyển dụng để tạo ấn tượng bằng thái độ tôn trọng, sẵn sàng học hỏi.

Mặt khác, cách dùng đại từ nhân xưng “Em” cũng có thể áp dụng với các bạn đã có kinh nghiệm chuyên môn khi đi phỏng vấn ở cơ quan nhà nước hay đối với các công ty trong nước, công ty gia đình. Đặc biệt hơn, trong buổi phỏng vấn, bạn thấy người phỏng vấn chuyên môn hay nhà tuyển dụng lớn tuổi hơn rất nhiều với bạn, bạn có thể linh động trong việc sử dụng đại từ nhân xưng như “Cháu” và có kèm thêm các kính ngữ thưa gửi như “Dạ,…” “Thưa….,” “Vâng ạ…” để tránh trường hợp gây mất thiện cảm bởi cảm giác cộc lốc, thiếu tôn trọng trong giao tiếp.

Bạn dùng ngôi “ Tôi” trong trường hợp…

Bạn có thể dùng ngôi xưng “Tôi” khi đi phỏng vấn trong môi trường công việc là các công ty nước ngoài, công ty liên doanh và có người phỏng vấn trực tiếp là người nước ngoài. Ngôi xưng “Tôi” giúp bạn thể hiện sự tự tin, không nên e dè, bạn cần thể hiện sự quyết đoán của một người đi làm có kinh nghiệm, là người có thể giải quyết được vấn đề ở vị trí mà họ cần tuyển. Tất nhiên, bạn cũng cần chú ý tông giọng của mình khi dùng ngôi xưng này, không nên quá cao giọng để tránh dẫn đến cảm giác thiếu tôn trọng hay thể hiện tự tin thái quá.

Do đó, nếu bạn dùng cách xưng hô này, bạn cần có kỹ năng giao tiếp lưu loát và thông minh để tránh gây nên sự căng thẳng trong buổi phỏng vấn. Hãy nhớ rằng bạn là người đến để giúp đỡ công ty giải quyết vấn đề của họ. Đó là những người cộng sự, đồng nghiệp của bạn, cùng nhau phát triển, nâng tầm doanh nghiệp.

Trong mail xin việc, nên dùng “Em” hay “Tôi”

Không chỉ trong buổi phỏng vấn, bạn cần chú ý tới vấn đề ngôi xưng, vấn đề lựa chọn đại từ nhân xưng hợp lý trong những giao tiếp công sở thường nhật. Đối với các địa chỉ email nhận thư xin việc là email đại diện của công ty hay của bộ phận tuyển dụng thì bạn nên xưng hô “Tôi” và “Quý công ty” hay “Bộ phận tuyển dụng”. Cách dùng ngôi xưng “Tôi” trong trường hợp này thể hiện sự tôn trọng, chuyên nghiệp và là cách xưng hô phổ biến trong việc viết thư. 

Đối với người nhận có địa chỉ email cá nhân, bạn có thể xưng hô là “Em” với người mới đi làm, còn “Anh” hoặc “Chị”với những bạn nhiều tuổi, để thể hiện sự thân thiện và tôn trọng đối với người nhận mail. Cũng có trường hợp dùng ngôi xưng “Tôi” để thể hiện sự tôn trọng khi bạn chưa biết rõ tuổi của người gửi.

Trong trường hợp, bạn đọc được các tin tuyển dụng trên mạng xã hội, bạn có thể sử dụng ngôi xưng “Mình” để thể hiện thái độ lịch sự và thân thiện để tạo ra sự gần gũi. Hiện nay, các công cụ mạng xã hội ngày càng tiện lợi hơn, bạn có thể nhắn hay trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng, bạn có thể xưng “Em” và “Anh/Chị” nếu muốn tạo độ thân thiện và gần gũi. Còn để thể hiện sự chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng ngôi “Tôi”.

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm tại Bà Rịa Vũng Tàu hoặc tìm kiếm việc làm Bình Dương, hay tìm việc tại Đà Nẵng, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ kỹ năng lãnh đạo. Các cơ hội tuyển dụng Đồng Nai, tuyển việc làm Hà Nộitìm việc Hồ Chí Minh cũng yêu cầu sự linh hoạt trong quản lý nhóm đa dạng.

Xem thêm: Telesales có phải chỉ là gọi điện cho khách hàng?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách nhanh chóng ngày càng trở thành điều kiện tiên quyết....

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ...

Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách...

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers