adsads
co nen xin nghi viec trong thoi gian thu viec
Lượt Xem 24 K

Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc một cách chuyên nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi đôi bên và duy trì hòa khí tốt đẹp. Tìm hiểu ngay!

1. Thời gian thử việc theo quy định của pháp luật như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về thời gian thử việc theo quy định của pháp luật hiện nay.

Theo điều 25 của Bộ luật Lao động, thời gian thử việc của các vị trí công việc được quy định cụ thể như sau:

“Thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận, căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • 1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • 2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn và kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • 3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ;
  • 4. Không quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác.”

Dựa trên điều b khoản 2 Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 2 – 5 triệu đồng ứng với mỗi trường hợp cho thử việc vượt quá thời gian quy định.

2. Quy định của pháp luật về cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Trong quy định của pháp luật cũng sẽ có quy định về cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc. Theo như điều 27 của Bộ luật lao động 2019 thì nếu nhân viên không đáp ứng được các yêu cầu hay tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đề ra trong thời gian thử việc/ hợp đồng thử việc/ hợp động lao động có điều khoản thử việc, sẽ bị chấm dứt sau khi kết thúc thời gian thử việc.

Quy định pháp luật về cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Quy định của pháp luật về cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Trên thực tế, không phải lúc nào cũng diễn ra theo chiều hướng này. Trong quá trình thử việc, nhiều nhân viên có thể phát hiện mình thực sự không phù hợp với công việc hay văn hóa công ty, hoặc không thể hòa hợp với đồng nghiệp và muốn xin nghỉ việc.

Với các trường hợp này, theo khoản 2 điều 27 của Bộ luật Lao động như sau:

  • “2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên sẽ có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

Như vậy, theo quy định của luật Lao động, bạn sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan nếu như xin nghỉ việc trong thời gian thử việc. Đồng thời, bạn cũng sẽ không phải bồi thường hay vướng vào các thủ tục pháp lý nếu như việc xin nghỉ việc của bạn không gây ảnh hưởng tiêu cực cho công ty.

3. Những điều cần làm khi xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Khi bạn đã chắc chắn về quyết định xin nghỉ việc khi đang thử việc thì cần xác định kế hoạch nghỉ việc và cần thực hiện những điều cần làm sau đây:

3.1 Thông báo nghỉ việc trước 1 khoảng thời gian nhất định

Bạn có quyền nghỉ việc trong lúc thử việc khi thực sự cảm thấy môi trường làm việc không phù hợp hay không thể hòa hợp với đồng nghiệp,… Tuy nhiên, bạn cần thông báo nghỉ việc trước một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, doanh nghiệp sẽ thấy được bạn thực sự là một người chuyên nghiệp, đáng tin cậy và đồng thời giúp doanh nghiệp có thể xác định được vấn đề và tìm người thay thế.

Việc thông báo nghỉ việc lúc thử việc nên được tiến hành trước thời điểm mà bạn mong muốn nghỉ là từ 4 – 5 ngày.

3.2 Đề nghị hỗ trợ công việc nếu cần

Khi đã có thông báo chính thức xin nghỉ đến doanh nghiệp, bạn nên hỏi xem tình hình và có cần bạn ở lại hỗ trợ công việc thêm không. Trường hợp nếu công ty có thể tự sắp xếp thì bạn có thể đề nghị nghỉ sớm hơn.

Trong trường hợp công ty thật sự cần sự hỗ trợ bàn giao công việc thì bạn cần có sự hợp tác và hỗ trợ. Như vậy bạn cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình bất cứ ở đâu với vị trí nào.

3.3 Tổng hợp các tài liệu, văn bản cần bàn giao

Trong thời gian thử việc, bạn có thể đã tiếp nhận các tài liệu, văn bản liên quan đến công việc. Vì thế, khi xin nghỉ, bạn nên lên danh sách cụ thể trước khi nghỉ và bàn giao lại cho doanh nghiệp hoặc tổ chức có thẩm quyền. Như vậy việc bàn giao sẽ không bị cập rập hay thiếu sót để bạn phải quay lại công ty để hoàn tất nữa.

4. Một số lưu ý khi xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Bên cạnh các quy định về việc xin nghỉ, những việc cần làm khi nghỉ việc thì bạn cũng cần lưu ý đến các vấn đề như tiền lương hay thủ túc liên quan khi kết thúc thời gian thử việc.

Theo quy định tại Điều 26 của Bộ luật Lao động như sau:

“Điều 26. Tiền lương thử việc:

  • Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc:

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động cần phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

  • Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động như đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
  • Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

5. Những vấn đề cần tránh khi viết mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Rất có thể, bạn và nhà tuyển dụng sau này sẽ không hoặc không hợp tác trong công việc nữa. Tuy nhiên, sẽ không chắc là bạn sẽ không gặp lại những người đã từng phỏng vấn hay làm cùng trong quá trình thử việc,… Để không gặp phải các tình huống éo le hay trớ trêu thì bạn nên tránh các việc làm sau:

5.1 Lý do xin nghỉ khi thử việc

Có thể sếp hay quản lý của bạn có thể biết được lý do thực sự mà bạn muốn xin nghỉ việc là gì khi chưa kết thúc kì thử việc. Vì vậy, bạn không cần quá nổi nóng, mất bình tĩnh hay than thở những mệt mỏi của mình về công việc hay đồng nghiệp vì như vậy thực sự không hay. Vì điều đó sẽ không làm thay đổi cả một nề nếp hay lay chuyển được những đồng nghiệp theo đóng góp của bạn. Vì thế, bạn cứ nhẹ nhàng và vui vẻ.

Lý do xin nghỉ việc khi thử việc

Lý do xin nghỉ khi thử việc

Bạn cứ thành thật với lý do mà mình thực sự muốn nghỉ việc như: Không phù hợp với công việc, không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp,… Như vậy bạn vừa thể hiện được sự chân thật của mình mà vẫn tôn trọng doanh nghiệp nơi đã từng trao cho bạn cơ hội.

5.2 Xin lỗi chân thành, không hạ thấp bản thân

Người lao động và người sử dụng lao động gắn kết với nhau dựa trên những quyền lợi trong công việc. Khi bạn đến doanh nghiệp, bạn cũng đã nỗ lực hết mình để hòa nhập với công việc. Vì thế, bạn không cần thấy mình quá có lỗi và hạ thấp bản thân để phải xin lỗi liên tục.

Việc của bạn là viết email thông báo xin nghỉ thử việc với lý do rõ ràng. Bạn chỉ cần xin lỗi 1 lần và đề nghị hỗ trợ nếu công ty thật sự cần.

6. Cách viết mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Trong cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết email xin nghỉ việc sao cho phù hợp và chuyên nghiệp. Một email chuyên nghiệp thể hiện sự tôn trọng người đọc, giữ lại sự ấn tượng tốt về bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Thứ tự trình bày mail xin nghỉ việc trong lúc thử việc sẽ được trình bày theo trình tự dưới đây:

  • Tiêu đề mail: Đơn xin nghỉ việc trong giai đoạn thử việc. Để người đọc không bỏ sót mail của bạn, nên kèm theo họ tên hoặc vị trí công việc.
  • Lời chào: Lời chào gửi đến người, cấp quản lý trực tiếp mà bạn gửi mail (trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng chuyên môn,…)
  • Thông tin người xin nghỉ: Họ tên, vị trí làm việc, bộ phận,…để người phụ trách nhanh chóng tra cứu hồ sơ.
  • Mục đích gửi mail: Đây chính là mong muốn xin nghỉ việc trong lúc đang thử việc
  • Lý do xin nghỉ: Bạn viết rõ lý do mà mình xin nghỉ việc. Bạn có thể viết: không phù hợp với môi trường làm việc, không thích nghi tốt được.
  • Cảm ơn công ty: Đề nghị sẽ hỗ trợ công ty thật nhiệt tình trong khoảng thời gian trước khi nghỉ việc.
  • Kết mai: Bạn sẽ ký tên và ghi rõ họ tên. Bạn có thể thêm số điện thoại để liên hệ khi cần.

Xem các vị trí đang tuyển dụng khác tại Vietnamworks như: Vui học tuyển dụng hoặc intern marketing. Bạn có thể apply công việc part-time cho sinh viên hoặc vị trí tại PNJ tuyển dụng nhân viên bán hàng. Các cơ hội khác như tuyển sale admin, tìm việc tài xế, hoặc nhân viên tiếng anh cũng rất đáng cân nhắc. Đừng quên xem xét các vị trí trong trade marketingtruyền thông nội bộ, cùng với các cơ hội tìm việc làm ở Tây Ninh không cần bằng cấp.

7. Mẫu mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Dưới đây là mẫu mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc mà bạn có thể tham khảo trong cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc chuyên nghiệp hơn.

Tiêu đề: Đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc – Nguyễn Văn A

Kính gửi chị Trịnh Ái Vy – trưởng phòng nhân sự công ty ABC

Tôi tên là : Nguyễn Thị Vân Anh

Vị trí: Nhân viên thử việc

Bộ phận: Xuất nhập khẩu

Hôm nay, tôi gửi email này muốn thông báo về việc tôi xin phép nghỉ việc tại vị trí kế toán trước khi kết thúc thời gian thử việc. Trong 01 tháng thử việc vừa qua, tôi nhận thấy mình không phù hợp với vị trí ở đây. Ngày thử việc cuối cùng của tôi sẽ là ngày 05/04/2023

Tôi cảm thấy rằng văn hóa công ty không như những gì tôi mong đợi, việc hòa nhập cùng môi trường làm việc là một điều khó khăn đối với tôi. Tôi rất xin lỗi vì sự bất tiện này. Chị và các đồng nghiệp trong phòng kế toán đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian qua, nhưng thật tiếc, tôi nghĩ việc tôi xin nghỉ ngay thời điểm này sẽ tốt hơn cho phía công ty và bản thân tôi.

Trước khi kết thúc thời gian thử việc của mình, nếu tôi có thể làm được gì để giảm bớt sự bất tiện cho công ty vì quyết định bất ngờ của mình, xin vui lòng cho tôi biết. Tôi rất sẵn sàng hỗ trợ.

Xin chúc chị và công ty ABC những điều tốt đẹp nhất và gặt hái được nhiều thành công.

Trân trọng,

(Ký tên)

Nguyễn Thị Vân Anh

 

Chúng tôi hiểu rằng việc xin nghỉ việc trong thời gian thử việc là điều không ai mong muốn. Nhưng nếu sự lựa chọn đó thực sự tốt cho bạn và cả doanh nghiệp thì đó là điều nên làm. Với cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc dưới đây, chúng tôi hy vọng bạn sẽ không phải bối rối và biết cách thực hiện như thế nào để giữ được sự lịch sự và chuyên nghiệp cho mình. Đây sẽ là điều bạn thể hiện được sự tôn trọng dành cho nhà tuyển dụng và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sunlife tuyển dụng, tuyển dụng Chubb, FWD tuyển dụng, Bảo hiểm Bảo Việt tuyển dụng, Hanwha Life tuyển dụng, MIC tuyển dụng, PTI tuyển dụng, và VBI tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp có được 1000 Connections trên LinkedIn

Với những bạn Newbie đang tập tành sử dụng mạng xã hội việc làm LinkedIn, việc đạt đến con số hơn 1000 Connections chất lượng...

Những lỗi giao tiếp của người trẻ trong con mắt của người đi làm lâu năm

Với những người trẻ mới đi làm, một kỹ năng mềm rất quan trọng nhưng lại không được đầu tư trau dồi nhiều chắc hẳn...

Begin Again: Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song...

Có phải cần đủ kinh nghiệm mới được apply công việc mình yêu thích?

Bạn thích làm công việc này, ước làm công việc kia… nhưng mới ra trường thì làm sao đủ kinh nghiệm mà đòi apply?

Đi làm sau 6 tháng công ty mới đóng BHXH có đúng không?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội quan trọng, đặc biệt giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động khi...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp có được 1000 Connections trên LinkedIn

Với những bạn Newbie đang tập tành sử dụng mạng xã hội việc làm LinkedIn,...

Những lỗi giao tiếp của người trẻ trong con mắt của người đi làm lâu năm

Với những người trẻ mới đi làm, một kỹ năng mềm rất quan trọng nhưng...

Begin Again: Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết...

Có phải cần đủ kinh nghiệm mới được apply công việc mình yêu thích?

Bạn thích làm công việc này, ước làm công việc kia… nhưng mới ra trường...

Đi làm sau 6 tháng công ty mới đóng BHXH có đúng không?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội quan trọng, đặc biệt...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers